Tạo lập thói quen tiêu dùng văn minh

Thời gian qua, ngành Thuế Sơn La đã tích cực triển khai chương trình “Hóa đơn may mắn” nhằm khuyến khích người tiêu dùng lấy hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ, tạo lập thói quen tiêu dùng văn minh, tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu, giao dịch của toàn xã hội.

Chương trình quay thưởng “Hóa đơn may mắn” quý IV/2023.

“Hóa đơn may mắn” áp dụng đối với toàn bộ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế với người bán là tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn tỉnh Sơn La; có mã của cơ quan thuế (bao gồm cả hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền), có người mua là cá nhân, hộ kinh doanh. Chương trình được tổ chức nhằm đem lại lợi ích cho người mua hàng. Việc lấy và lưu giữ hóa đơn điện tử, có ghi đầy đủ thông tin định danh của người mua trên hóa đơn; người mua hàng sẽ có cơ hội trúng những giải thưởng giá trị của cơ quan thuế. Quyền lợi của người mua hàng là được pháp luật bảo vệ trong giao dịch thương mại như bảo hành sản phẩm, tránh việc tranh chấp, khiếu kiện về chất lượng hàng hóa...

Đối với người bán hàng, khi người mua hàng may mắn nhận được giải thưởng của chương trình thì doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh lập hóa đơn đó cũng có cơ hội được giới thiệu, quảng bá hình ảnh, từ đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn, góp phần làm tăng doanh thu bán hàng. Đối với xã hội, khuyến khích người tiêu dùng lấy hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ để tránh thất thu ngân sách nhà nước và góp phần nâng cao công tác hiện đại hóa, số hóa quản lý thuế của ngành thuế.

Ngày 22/2/2024, Cục Thuế tỉnh tổ chức chương trình quay thưởng “Hóa đơn may mắn” quý IV/2023, áp dụng đối với hóa đơn điện tử từ ngày 1/10/2023 đến ngày 31/12/2023. Cơ cấu giải thưởng mỗi quý 30 triệu đồng, gồm: 1 giải nhất trị giá 5 triệu đồng; 3 giải nhì, mỗi giải 3 triệu đồng; 5 giải ba, mỗi giải 2 triệu đồng; 6 giải khuyến khích, mỗi giải 1 triệu đồng. Theo đó, giải nhất đã thuộc về khách hàng Nguyễn Thị Sơn, mua hàng và được Công ty cổ phần MTG Việt Nam lập hóa đơn vào ngày 3/10/2023. Đây là kỳ quay thưởng “Hóa đơn may mắn” thứ 7 kể từ khi triển khai chương trình “Hóa đơn may mắn” theo chỉ đạo của Tổng Cục thuế. So sánh với kỳ quay thưởng đầu tiên vào quý II năm 2022, số hóa đơn hợp lệ để quay thưởng ngẫu nhiên mới chỉ có 9.874 hóa đơn, thì đến kỳ quay thưởng quý IV năm 2023, số hóa đơn hợp lệ đã tăng lên 17.589 hóa đơn. Điều này cho thấy chương trình “Hóa đơn may mắn” của cơ quan thuế đã thu hút người tiêu dùng sử dụng hóa đơn điện tử khi mua bán hàng hóa, dịch vụ.

Ông Trần Mạnh Cường, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, cho biết: Có thể khẳng định 100% các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La đã sử dụng hóa đơn điện tử trong các giao dịch, mua bán, sản xuất kinh doanh, và đặc biệt các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cũng đã bắt đầu sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền. Từ đó chúng tôi có thể đánh giá việc sử dụng hóa đơn đã được nâng lên, giúp cơ quan thuế trong công tác quản lý và giúp cho người dân kiểm soát được nguồn gốc hàng hóa.

Để lan tỏa ý nghĩa của chương trình “Hóa đơn may mắn”, khuyến khích người mua hàng lấy hóa đơn, minh bạch hóa các giao dịch và chống thất thu cho ngân sách nhà nước, Cục Thuế tỉnh đã chủ động xây dựng phương án, kịch bản về công tác tổ chức chương trình, phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và có sự giám sát chặt chẽ của hội đồng giám sát. Chi tiết, thể lệ chương trình, danh sách trúng giải cũng được Cục Thuế tỉnh Sơn La công bố công khai trên cổng thông tin điện tử và trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Ông Trịnh Văn Thu, tổ 1 phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La, cho biết: Tôi đã may mắn trúng thưởng 2 lần “Hóa đơn may mắn” và nhận được khoản tiền thưởng động viên rất kịp thời. Tôi mong tất cả mọi người khi đi mua hàng cũng đều lấy hóa đơn để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Theo kế hoạch, định kỳ hàng quý, Cục Thuế tỉnh tiếp tục tiến hành quay thưởng đối với các số hóa đơn điện tử đủ điều kiện tham dự và trao thưởng cho các chủ nhân có hóa đơn trúng thưởng theo quy định. Để bảo vệ lợi ích của mình, người tiêu dùng khi thực hiện các giao dịch thương mại cần lấy và lưu giữ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế để có cơ hội nhận được giải thưởng từ chương trình “Hóa đơn may mắn” đem lại; đây cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân trong tuân thủ pháp luật thuế.

Phong Lưu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Quốc phòng -
    Những năm qua, tuổi trẻ lực lượng Bộ đội Biên phòng Sơn La đã phát huy vai trò xung kích trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới; tham gia xây dựng “Thế trận biên phòng toàn dân” vững chắc, góp phần phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới của tỉnh, xây dựng được hình ảnh đẹp người lính quân hàm xanh.
  • 'Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Xã hội -
    Những năm qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã phối hợp với các đơn vị triển khai chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ bị khuyết tật khe hở môi, khe hở vòm miệng trên địa bàn tỉnh, mang lại nụ cười và cho các em một tương lai tốt đẹp hơn.
  • 'Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Gương sáng bản làng -
    Là thế hệ thứ 3 trong gia đình có nghề rèn truyền thống, lò rèn của gia đình ông Vì Văn Xiên, bản Pặt Pháy, xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp, vẫn sớm tối “đỏ lửa” trong gần 40 năm qua. Với những bí quyết gia truyền, sản phẩm rèn có độ tinh xảo, sắc và bền, được nhiều khách hàng ưa chuộng.
  • 'Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải cách hành chính -
    PAPI là Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam nhằm đo lường và so sánh trải nghiệm, cảm nhận của người dân về hiệu quả, chất lượng thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công của chính quyền địa phương. Thời gian qua, chính quyền các cấp trong tỉnh đã đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, góp phần nâng chỉ số PAPI tỉnh Sơn La năm 2023 vươn lên đứng thứ 30/63 tỉnh, thành phố, tăng 17 bậc so với năm 2022.
  • 'Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Kinh tế -
    Quỳnh Nhai hiện có hơn 10.000 ha mặt nước lòng hồ, đây là lợi thế để huyện phát triển nuôi cá lồng và đánh bắt thủy sản. Với sản lượng thủy sản nuôi và đánh bắt lớn, các HTX, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện đã từng bước phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương, xây dựng thương hiệu cá sông Đà của Quỳnh Nhai.
  • 'Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Mai Sơn đã huy động hiệu quả các nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, giúp hộ nghèo từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
  • 'Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp đang được nông dân trong tỉnh tích cực triển khai, áp dụng từ quy trình sản xuất đến quảng bá, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới hình thành nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.
  • 'HTX tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp

    HTX tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ nhau tiêu thụ sản phẩm, liên kết phát triển bền vững, HTX nông nghiệp An Phú, tổ 2, phường Chiềng An, Thành phố, là HTX tiêu biểu của tỉnh, đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho các thành viên và nhiều lao động.
  • 'Ổn định sản xuất, chăm lo đời sống người lao động

    Ổn định sản xuất, chăm lo đời sống người lao động

    Xã hội -
    Những ngày tháng 5 lịch sử, cán bộ, công nhân, người lao động tại các nhà máy trên địa bàn huyện Mai Sơn đang nỗ lực thi đua, sản xuất, phấn đấu lập nhiều thành tích chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và kỷ niệm 134 năm Ngày Quốc tế lao động 1/5.
  • 'Đẩy mạnh phong trào thi đua trong cán bộ, công chức, viên chức

    Đẩy mạnh phong trào thi đua trong cán bộ, công chức, viên chức

    Xã hội -
    Công đoàn Viên chức tỉnh có 69 công đoàn cơ sở, 3.508 đoàn viên. Những năm qua, phong trào thi đua tại các công đoàn cơ sở được triển khai sâu rộng, góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, khơi dậy ý thức trách nhiệm, sức sáng tạo trong quá trình công tác, học tập của cán bộ, đoàn viên công đoàn.
  • 'Thanh niên xung phong trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh niên xung phong trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    70  năm đã trôi qua, nhưng ký ức của những thanh niên xung phong trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn in đậm về những ngày tháng hào hùng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ tuyến giao thông huyết mạch lên chiến trường Điện Biên Phủ. Không để một giờ “mạch máu giao thông ngừng chảy”, những thanh niên xung phong đã hiến dâng tuổi thanh xuân, xương máu, góp sức làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
  • 'Lực lượng vũ trang Sơn La trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Lực lượng vũ trang Sơn La trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, mốc son chói lọi trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, là cuộc chiến không cân sức của một dân tộc nhỏ, yếu, mới thoát khỏi ách nô lệ đã đánh thắng đế quốc, thực dân sừng sỏ, hùng mạnh bậc nhất thế giới trong thế kỷ XX. Buộc thực dân Pháp phải ký vào hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 11/7/1954, công nhận nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương.