Ứng dụng VNPT EMR đem tới hệ sinh thái toàn diện cho ngành Y tế

Ứng dụng bệnh án điện tử là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Y tế trong giai đoạn 2019-2030, trong đó, bệnh án điện tử không chỉ là chuyển hồ sơ giấy sang hồ sơ số mà còn tích hợp nhiều tiện ích, từng bước loại bỏ bệnh án giấy, liên thông dữ liệu giữa các bệnh viện, phòng khám, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở các tuyến.

Ông Lê Minh Thắng, Phó Giám đốc VNPT Sơn La, cho biết: Ứng dụng bệnh án điện tử (VNPT ERM) là phiên bản số của hồ sơ bệnh án (Bệnh án điện tử), được ghi chép, hiển thị và lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Bệnh án điện tử có cơ sở pháp lý và chức năng tương đương bệnh án giấy quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh giúp số hóa bệnh án giấy, hỗ trợ cơ sở khám chữa bệnh sử dụng bệnh án điện tử thay thế bệnh án giấy, cung cấp dữ liệu cho công tác nghiên cứu. Bệnh án điện tử cũng góp phần công khai, minh bạch trong khám chữa bệnh, như: Kết quả xét nghiệm, tiền thuốc lưu trong đơn, theo dõi được diễn biến bệnh nếu người bệnh tốt hơn.

Bác sĩ Bệnh viện đa khoa Mộc Châu truy cập ứng dụng VNPT EMR theo dõi sức khỏe bệnh nhân.

Bệnh án điện tử giúp người bệnh không phải lưu trữ tất cả loại giấy tờ khi đi khám bệnh, chữa bệnh, như: Kết quả chẩn đoán, kết quả xét nghiệm, danh mục thuốc... Đồng thời, giúp người bệnh tự quản lý thông tin sức khỏe liên tục, suốt đời của mình, lưu trữ tiền sử gia đình, tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng thuốc đầy đủ hơn. Từ đó, chủ động phòng bệnh, chủ động chăm sóc sức khỏe của mình. Với mô hình triển khai liên thông bệnh án với hồ sơ sức khỏe cá nhân, người bệnh sẽ được chia sẻ các thông tin liên quan đến sức khỏe cá nhân.

Ông Trịnh Anh Tuấn, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện đa khoa Mộc Châu, cho biết: Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu đã ứng dụng Bệnh án điện tử - EMR đã giúp bệnh viện số hóa 80% hồ sơ bệnh án, giúp truyền tải dữ liệu người bệnh giữa các khoa phòng nhanh chóng. Sự thông suốt trong trao đổi thông tin sức khỏe người bệnh sẽ giúp việc chẩn đoán và phối hợp điều trị tốt hơn, bên cạnh đó, còn hỗ trợ cải thiện quy trình thực hiện thủ tục hành chính của người bệnh, từ tiếp nhận thông tin đến chẩn đoán, kê đơn thuốc của bác sỹ đều được số hóa, cập nhật theo quy trình chuẩn. Các bác sĩ có thể truy cập hồ sơ bệnh án điện tử từ bất kỳ nơi nào trên thế giới chỉ cần có đường truyền Internet (chia sẻ thông tin bệnh án trong phạm vi chính sách pháp luật cho phép)... góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tiết kiệm chi phí cho cả người bệnh và cho cả bệnh viện.

Theo quy định, hồ sơ bệnh án bằng giấy phải được lưu trữ ít nhất 10 năm, thậm chí 15 - 20 năm, dẫn đến tốn kém cho việc thuê kho lưu trữ hay bảo vệ canh giữ. Khi có vấn đề cần kiểm tra lại bệnh án, việc tìm kiếm trong kho vô cùng vất vả và tốn thời gian. Với bệnh án điện tử, bệnh viện tiết kiệm chi phí xây kho lưu trữ, tiết kiệm giấy, phim mà vẫn dễ dàng tìm thông tin người bệnh.

Bà Bùi Phương Hoa, tiểu khu Vườn đào, thị trấn Nông trường Mộc Châu, cho biết: Trước đây, khi đi khám bệnh phải mang rất nhiều giấy tờ, nhưng giờ khi đến khám và điều trị bệnh thì bệnh nhân được lập 1 mã số định danh y tế,  các kết quả siêu âm, xét nghiệm, chẩn đoán bệnh, diễn biến tình trạng bệnh, phương pháp điều trị, đơn thuốc, lịch tái khám đều được xác nhận trên hệ thống máy tính và lưu trữ tại kho dữ liệu của bệnh viện. Đặc biệt, khi thực hiện bệnh án điện tử thì nội dung được chính xác, tránh tình trạng chữ viết không rõ ràng, khó đọc; tiết kiệm thời gian không phải xếp hàng chờ đợi.

Ưu điểm của VNPT EMR dễ dàng được tích hợp với các sản phẩm khác như Cổng dữ liệu Y tế; Cổng bảo hiểm y tế; Cổng thông tin điện tử bệnh viện; Giải pháp VNPT CA... góp phần tạo nên một hệ sinh thái y tế hoàn chỉnh. Với những khả năng tùy biến như trên, thay vì phải thao tác trên phần mềm, bác sĩ sẽ có nhiều thời gian hơn để khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Việc khám chữa bệnh có cơ hội cao được mở rộng cho tất cả người bệnh chứ không phải chỉ là bệnh nhân có điều kiện.

VNPT EMR được coi là ứng dụng về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyển đổi số bệnh viện của lãnh đạo ngành Y tế, góp phần đẩy mạnh việc cung cấp và tiếp cận dịch vụ y tế nhanh chóng, kịp thời, mọi lúc, mọi nơi, chuyển đổi phương thức làm việc từ môi trường truyền thống sang môi trường số, hình thành “người thầy thuốc số”.

Lam Giang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bản tin Podcast ngày 2/5/2024

    Bản tin Podcast ngày 2/5/2024

    Audio -
    Tin tức đáng chú ý có trong Bản tin thời sự, thứ 5, ngày 2/5/2024: • Trao thưởng thành tích xuất sắc trong đấu tranh với tội phạm ma túy • Mường La mưa to, gió lốc gây thiệt hại trên 330 triệu đồng • Vòng sơ khảo Hội thi tìm kiếm tài năng nhí • Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ • Chính phủ Nhật Bản trao tặng huân chương cao quý cho nguyên Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương
  • 'Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026, phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Vương Đình Huệ.
  • '“Tượng đài mừng công” – khẳng định chiến thắng của quân và dân ta

    “Tượng đài mừng công” – khẳng định chiến thắng của quân và dân ta

    Cùng với di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, cụm Tượng đài tại di tích Bãi họp các quân binh chủng tuyên bố chiến thắng, mô tả Ðại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp với bộ đội các binh chủng, dân công hỏa tuyến và đồng bào các dân tộc trong buổi lễ mừng công Chiến dịch Ðiện Biên Phủ toàn thắng, cũng là một điểm dừng chân không thể bỏ qua khi đến với xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ.
  • 'Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Quốc phòng -
    Những năm qua, tuổi trẻ lực lượng Bộ đội Biên phòng Sơn La đã phát huy vai trò xung kích trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới; tham gia xây dựng “Thế trận biên phòng toàn dân” vững chắc, góp phần phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới của tỉnh, xây dựng được hình ảnh đẹp người lính quân hàm xanh.
  • 'Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Xã hội -
    Những năm qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã phối hợp với các đơn vị triển khai chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ bị khuyết tật khe hở môi, khe hở vòm miệng trên địa bàn tỉnh, mang lại nụ cười và cho các em một tương lai tốt đẹp hơn.
  • 'Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Gương sáng bản làng -
    Là thế hệ thứ 3 trong gia đình có nghề rèn truyền thống, lò rèn của gia đình ông Vì Văn Xiên, bản Pặt Pháy, xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp, vẫn sớm tối “đỏ lửa” trong gần 40 năm qua. Với những bí quyết gia truyền, sản phẩm rèn có độ tinh xảo, sắc và bền, được nhiều khách hàng ưa chuộng.
  • 'Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải cách hành chính -
    PAPI là Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam nhằm đo lường và so sánh trải nghiệm, cảm nhận của người dân về hiệu quả, chất lượng thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công của chính quyền địa phương. Thời gian qua, chính quyền các cấp trong tỉnh đã đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, góp phần nâng chỉ số PAPI tỉnh Sơn La năm 2023 vươn lên đứng thứ 30/63 tỉnh, thành phố, tăng 17 bậc so với năm 2022.
  • 'Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Kinh tế -
    Quỳnh Nhai hiện có hơn 10.000 ha mặt nước lòng hồ, đây là lợi thế để huyện phát triển nuôi cá lồng và đánh bắt thủy sản. Với sản lượng thủy sản nuôi và đánh bắt lớn, các HTX, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện đã từng bước phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương, xây dựng thương hiệu cá sông Đà của Quỳnh Nhai.
  • 'Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Mai Sơn đã huy động hiệu quả các nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, giúp hộ nghèo từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
  • 'Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp đang được nông dân trong tỉnh tích cực triển khai, áp dụng từ quy trình sản xuất đến quảng bá, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới hình thành nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.