Nghề dệt thổ cẩm Lào ở Mường Và

Nhiều năm qua, phụ nữ dân tộc Lào ở xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, duy trì, truyền dạy nghề dệt thổ cẩm, thêu, may trang phục truyền thống, góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc.

Truyền dạy nghề dệt vải truyền thống của đồng bào dân tộc Lào, bản Mường Và, xã Mường Và.

Ðến những bản có đồng bào dân tộc Lào sinh sống ở xã Mường Và, được chứng kiến các bà, các chị miệt mài bên khung cửi, dệt những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc, hoa văn độc đáo riêng có. Những tấm vải thổ cẩm đa dạng, phong phú về màu sắc, hoa văn, họa tiết đối xứng, phản ánh quan niệm về sự hòa hợp của cuộc sống, thiên nhiên, triết lý âm dương, ngũ hành, đời sống tâm linh… 

Bà Lường Thị Chiêng, bản Mường Và, cho biết: Nghề dệt thổ cẩm gắn bó với tôi hơn 40 năm nay. Từ nhỏ tôi được các bà, các mẹ chỉ cho cách dệt các mẫu đơn giản, từng bước thành thạo nghề. Theo truyền thống, trang phục của bà con dân tộc Lào được may bằng vải làm từ sợi bông, tơ tằm, sợi được nhuộm màu tự nhiên từ cây chàm, củ nâu, cây dương xỉ, củ nghệ vàng... với nhiều hoa văn, họa tiết. Để tạo được một tấm thổ cẩm đẹp, phải kỳ công, tỉ mỉ và sáng tạo của người thợ dệt.

Có được những tấm vải thổ cẩm Lào phải trải qua nhiều công đoạn, từ lên ý tưởng, họa tiết, hoa văn đến chọn sợi, nhuộm màu... tất cả được thực hiện chỉ bằng những công cụ kéo sợi, khung cửi dệt vải thô sơ bằng gỗ, tre. Đồng bào dân tộc Lào thường dệt hoặc thêu nhiều loại hoa văn lên vải thổ cẩm, dùng làm áo, váy, khăn cài chéo. Mỗi nét hoa văn thổ cẩm Lào là nét tinh hoa văn hóa dân gian được chọn lọc, gìn giữ và truyền lại qua nhiều đời, phổ biến nhất là hoa văn, họa tiết cách điệu hình con rồng hai đầu, con chim công hai đầu, con hổ, đôi rắn quấn vào nhau, cây cối, hình chùa tháp nhiều tầng, hình người cưỡi voi… Ngày nay, thế hệ trẻ trong bản đã phát triển thêm nhiều loại hoa văn, họa tiết thêu trên vải thổ cẩm, hoặc dệt tay, gồm các loại hoa lá, cây cỏ, muông thú trong tự nhiên, làm phong phú, đặc sắc hơn hình tượng trên nền vải dệt.

Bà  Lò Thị Bun Chăn (ngoài cùng bên phải), bản Mường Và, xã Mường Và, hướng dẫn con, cháu se sợi dệt vải truyền thống.

Là một trong những người trẻ được truyền nghề và thạo nghề dệt thổ cẩm ở bản Mường Và, chị Lò Thị Vân chia sẻ: Lúc nhỏ tôi đã được mẹ dạy cho nghề dệt thổ cẩm. Khi về nhà chồng, tôi được mẹ chồng truyền dạy thêm cách dệt các hoa văn mới, đẹp và khó hơn. Tôi luôn cố gắng học hỏi, xem đây là nghề truyền thống của gia đình. Thổ cẩm Lào dệt thủ công được nhiều người ưa chuộng, sản phẩm thổ cẩm của gia đình tôi được trưng bày và bán tại các cửa hàng lưu niệm ở các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc nước CHDCND Lào.

Thực hiện dự án hỗ trợ khôi phục nghề truyền thống dân tộc thuộc Đề án “Phát triển mô hình du lịch nông thôn tại bản Mường Và, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030”, xã Mường Và đã chỉ đạo các tổ chức hội, đoàn thể tuyên truyền nhân dân, nhất là các thế hệ trẻ giữ nghề, nhân rộng để nghề dệt thổ cẩm phát triển. Đồng thời, vận động thành lập HTX phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

Ông Lò Văn Hương, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Và, cho biết: Ngoài giữ nghề dệt thổ cẩm và may áo, váy, khăn, thời gian tới, xã vận động những người có kinh nghiệm làm các sản phẩm thổ cẩm Lào tổ chức truyền dạy nghề dệt thổ cẩm, thêu khăn của dân tộc Lào theo hình thức cầm tay chỉ việc. Đồng thời, xây dựng, nghiên cứu làm các mẫu đồ lưu niệm đặc sắc từ thổ cẩm Lào, như quần áo, khăn, túi, ví đựng đồ của phụ nữ..., giúp các sản phẩm trở thành hàng hóa, có giá trị về kinh tế, mang lại thu nhập ổn định cho bà con và phục vụ du lịch nông thôn.

Vải dệt truyền thống của đồng bào dân tộc Lào xã Mường Và được nhiều người ưa chuộng.

Với sự quyết tâm của cấp uỷ, chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân, tin rằng nghề dệt vải thổ cẩm, may trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Lào nơi đây sẽ ngày càng khởi sắc, sản phẩm thổ cẩm được nhiều người biết đến, góp phần giữ gìn nghề dệt truyền thống.

Trang phục của phụ nữ dân tộc Lào xã Mường Và được dệt thủ công với nhiều họa tiết, hoa văn đặc trưng.
Bài, ảnh: Trường Sơn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phổ biến, triển khai Luật Đất đai năm 2024

    Phổ biến, triển khai Luật Đất đai năm 2024

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 9/5, đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến phổ biến, triển khai Luật Đất đai năm 2024. Dự Hội nghị có đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.
  • 'Giám sát thực hiện chế độ học sinh bán trú

    Giám sát thực hiện chế độ học sinh bán trú

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 9/5, Đoàn giám sát theo Nghị quyết số 70/NQ-TTHĐND của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Chá A Của, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã thực hiện giám sát việc hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và hỗ trợ gạo cho học sinh ở xã, thôn đặc biệt khó khăn tại huyện Mai Sơn. Dự cuộc giám sát có lãnh đạo các sở, ngành liên quan; đại diện một số trường học trên địa bàn huyện.
  • 'Khánh thành nhà văn hoá Tiểu khu 2, thị trấn huyện Phù Yên

    Khánh thành nhà văn hoá Tiểu khu 2, thị trấn huyện Phù Yên

    Huyện Phù Yên -
    Ngày 8/5, đồng chí Vi Đức Thọ, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã dự Lễ khánh thành nhà văn hoá tiểu khu 2, thị trấn Phù Yên, huyện Phù Yên. Đây là công trình chào mừng Đại hội điểm Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện khoá XX, nhiệm kỳ 2024-2029.
  • 'Đảm bảo dân chủ, đồng thuận để thành lập thị xã Mộc Châu

    Đảm bảo dân chủ, đồng thuận để thành lập thị xã Mộc Châu

    Xã hội -
    Huyện Mộc Châu hiện nay có 15 đơn vị hành chính cấp xã, theo lộ trình của Đề án thành lập thị xã Mộc Châu sẽ sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã để thành lập các xã, phường thuộc thị xã. Đến nay, các cấp, ngành và huyện phối hợp triển khai thực hiện, chuẩn bị tốt nhất các điều kiện để tổ chức bỏ phiếu xin ý kiến cử tri, bảo đảm dân chủ và đồng thuận cao.
  • 'Đảm bảo các điều kiện tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

    Đảm bảo các điều kiện tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 9/5, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đã chủ trì cuộc Họp chuẩn bị tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch và công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu.
  • 'Ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông

    Ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông

    Kinh tế -
    Sơn La được chọn là 1 trong 13 tỉnh trên cả nước thực hiện Đề án thí điểm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng. Sau gần 2 năm triển khai, các tổ khuyến nông cộng đồng đã thực sự trở thành “cánh tay nối dài” trong hoạt động khuyến nông, truyền tải thông tin kỹ thuật đến người dân nhanh, hiệu quả.
  • 'Đa dạng các mô hình giúp nông dân làm giàu

    Đa dạng các mô hình giúp nông dân làm giàu

    Kinh tế -
    Từ năm 1994 đến nay, bằng nguồn ngân sách tỉnh, Trung ương, Khuyến nông Sơn La đã triển khai thực hiện thành công 108 loại mô hình khuyến nông đa dạng trên mọi lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và khuyến công, thu hút hơn 80.400 hộ nông dân tham gia.
  • 'Nâng cao vai trò của khuyến nông trong phát triển kinh tế nông nghiệp xanh, bền vững

    Nâng cao vai trò của khuyến nông trong phát triển kinh tế nông nghiệp xanh, bền vững

    Kinh tế -
    Ngày 2/3/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/CP về công tác khuyến nông, đánh dấu sự ra đời của hệ thống khuyến nông Việt Nam. Sau đó 1 năm, ngày 11/5/1994, Khuyến nông Sơn La được thành lập theo Quyết định số 248/QĐ-TC của UBND tỉnh. 30 năm xây dựng và phát triển, hệ thống khuyến nông Sơn La luôn thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng, sản lượng nông sản hàng hóa, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân.
  • 'Thực hiện hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do

    Thực hiện hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do

    Kinh tế -
    Việc thực thi Hiệp định thương mại tự do (FTA), có ý nghĩa quan trọng, mở ra nhiều cơ hội để tăng trưởng và đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Thời gian qua, các cấp, các ngành và địa phương tỉnh Sơn La đã quán triệt nghiêm túc, tập trung thực hiện Hiệp định thương mại tự do với các cam kết toàn diện trên nhiều lĩnh vực, tạo điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và phát triển mở rộng thị trường; khai thác các ưu đãi để tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trong hoạt động xuất, nhập khẩu cho địa phương.
  • 'Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

    Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

    Khoa Giáo -
    Còn gần 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường tổ chức thi thử để phân hóa học sinh, các trường đang tập trung ôn tập kiến thức, luyện thi cho học sinh, bảo đảm đạt kết quả cao nhất.
  • 'Kết nối xây dựng thương hiệu du lịch Sơn La

    Kết nối xây dựng thương hiệu du lịch Sơn La

    Du lịch -
    Phát huy tiềm năng, thế mạnh về du lịch, Hiệp hội Du lịch tỉnh Sơn La luôn thể hiện vai trò "cầu nối" tạo điều kiện các hội viên tham gia các hoạt động xúc tiến, hợp tác, liên kết tour, tuyến, quảng bá du lịch với Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Hiệp hội Du lịch các tỉnh, thành phố, hình thành chuỗi các sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn, góp phần xây dựng thương hiệu du lịch Sơn La.
  • 'Đảng bộ BĐBP tỉnh triển khai đồng bộ công tác xây dựng Đảng

    Đảng bộ BĐBP tỉnh triển khai đồng bộ công tác xây dựng Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Xây dựng lề lối làm việc khoa học, dân chủ; thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và kỷ luật đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, những năm qua, Đảng bộ Bộ đội Biên phòng Sơn La đã xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc lãnh thổ quốc gia, xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển.