Góp phần đẩy lùi tín dụng đen

Đa dạng gói sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng thuận tiện, không để người dân thiếu vốn đầu tư phát triển sản xuất... Agribank Sơn La tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, để khách hàng được thụ hưởng lợi ích từ các chương trình tín dụng chính sách, góp phần đẩy lùi tình trạng tín dụng đen.

Khách hàng giao dịch thông qua ứng dụng Agribank E-Mobile Banking.

Ông Phạm Văn Bằng, Giám đốc Agribank Sơn La, cho biết: Hiện nay, hình thức tín dụng đen vẫn còn tồn tại và ngày càng đa dạng, tinh vi với các thủ tục vay vốn đơn giản, nhiều giao dịch ngầm. Bên cạnh đó, nhiều đường dây tín dụng đen núp dưới vỏ bọc công ty tài chính, các ứng dụng trên điện thoại, sử dụng mạng xã hội Zalo, Facebook đăng tin quảng cáo cho vay tiền để thu hút những người cần vốn. Hoạt động này làm nảy sinh nhiều hệ lụy, khiến tội phạm hình sự gia tăng, gây nguy hiểm, mất trật tự, an toàn xã hội...

Trước tình hình đó, Agribank Sơn La tích cực triển khai nhiều chính sách tín dụng, triển khai có hiệu quả chính sách tín dụng theo Nghị định 55/2015/CP của Chính phủ; các chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất, gồm: Cho vay nhà ở xã hội theo Nghị quyết 33/NQ-CP của Chính phủ, cho vay ưu đãi đối với cán bộ hưởng lương từ ngân sách nhà nước; cho vay tiêu dùng ưu đãi đối với cán bộ, công nhân viên ngành y tế; tín dụng ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp đầu tư dự án 5 ngành trọng điểm; chương trình hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP ngày 20/05/2022 của Chính phủ... Đến nay, tổng nguồn vốn đạt trên 10.560 tỷ đồng, tổng dư nợ trên 16.400 tỷ đồng; trên 43.000 khách hàng được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để đầu tư sản xuất kinh doanh, giúp nông dân có vốn để sản xuất.

Bên cạnh đó, để nhân dân vùng sâu, vùng xa dễ dàng tiếp cận vốn vay, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, mạng lưới Agribank Sơn La phủ khắp các địa bàn toàn tỉnh, với 1 hội sở, 10 chi nhánh loại II, 11 phòng giao dịch trực thuộc; thành lập gần 1.000 tổ vay vốn; duy trì hoạt động định kỳ 45 điểm giao dịch, 3 xe ô tô chuyên dùng giao dịch lưu động tại trung tâm các xã, cụm xã, 29 máy ATM/CDM, 1 ngân hàng số, 105 POS, trên 5.670 điểm chấp nhận thanh toán bằng mã VietQR trên địa bàn toàn tỉnh. Các dịch vụ ngân hàng điện tử của Agribank đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong các giao dịch chuyển và nhận tiền trực tuyến, thanh toán hóa đơn, mua sắm...

Khuyến khích khách hàng thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, Agribank Sơn La đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng số và sử dụng thẻ thấu chi hỗ trợ người dân tiếp cận vốn vay, góp phần quan trọng đẩy lùi tín dụng đen vùng nông thôn.

Anh Quàng Văn Thành, xã Hua La, thành phố Sơn La, chia sẻ: Trải nghiệm những tính năng mới và hiện đại của Agribank Digital, mọi giao dịch đều được tự động hóa, với tốc độ xử lý nhanh, tôi có thể thực hiện một số dịch vụ ngân hàng, đặc biệt có thể đăng ký nhu cầu vay vốn tại bất kỳ thời điểm nào thay vì phải đến ngân hàng xếp hàng chờ đợi như trước kia, giúp tôi dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. 

Từ tháng 1/2019, Agribank Sơn La đã triển khai chương trình tín dụng tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Đây là sản phẩm dịch vụ giúp khách hàng được vay vốn đến 30 triệu đồng, sử dụng cho mục đích tiêu dùng hợp pháp, cấp thiết trong thời gian ngắn như mua đồ dùng, chi phí học tập, khám chữa bệnh. Mọi thủ tục và giải ngân vốn vay được thực hiện ngay trong ngày, giúp người dân có vốn để trang trải những nhu cầu cấp thiết của cuộc sống mà không phải tìm đến tín dụng đen.

Ông Phạm Văn Bằng, khẳng định: Nguồn vốn của Agribank đã được truyền tải đến tất cả các khách hàng có nhu cầu. Đơn vị ưu tiên cải tiến quy trình, phương pháp cho vay, tiết giảm chi phí và mở rộng đầu tư tín dụng cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đơn giản hóa thủ tục; phối hợp với chính quyền địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về hạn mức vay vốn, kỳ hạn trả nợ, tài sản thế chấp... để các khách hàng có thể tiếp cận và sử dụng nguồn vốn và dịch vụ ngân hàng trong giao dịch, thanh toán.

Có thể thấy, vốn tín dụng Agribank Sơn La giúp người dân, doanh nghiệp mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, đơn vị phối hợp với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức hội, đoàn thể giúp người vay vốn sử dụng đúng mục đích, hiệu quả.

Bài, ảnh: Huy Thành
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Kiểm tra an toàn thực phẩm tại huyện Phù Yên

    Kiểm tra an toàn thực phẩm tại huyện Phù Yên

    Huyện Phù Yên -
    Ngày 8/5, tại huyện Phù Yên, Đoàn kiểm tra liên ngành số 01 của Ban Chỉ đạo về an toàn thực phẩm tỉnh đã kiểm tra công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm của UBND huyện Phù Yên trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024.
  • 'BĐBP Sơn La khởi công xây dựng "Nhà đồng đội"

    BĐBP Sơn La khởi công xây dựng "Nhà đồng đội"

    Xã hội -
    Ngày 8/5, tại xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu, Bộ đội Biên phòng Sơn La đã phối hợp với Chi nhánh Viettel Sơn La và xã Lóng Phiêng, tổ chức khởi công xây dựng “Nhà đồng đội” cho quân nhân thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La.
  • 'Đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa lũ

    Đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa lũ

    An toàn giao thông -
    Hằng năm, mưa lũ gây thiệt hại, hư hỏng nhiều công trình giao thông trên địa bàn tỉnh. Chủ động ứng phó với thiên tai, Sở Giao thông vận tải đã xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; phối hợp chặt chẽ với các địa phương và các cơ quan, lực lượng chức năng bảo đảm giao thông luôn thông suốt trong mùa mưa lũ.
  • 'Chăm lo đời sống cho phụ nữ và trẻ em

    Chăm lo đời sống cho phụ nữ và trẻ em

    Xã hội -
    Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gồm 10 dự án thành phần. Trong đó, Hội LHPN Việt Nam chủ trì Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”. Tại tỉnh Sơn La, các hoạt động của dự án đã và đang được Hội LHPN tỉnh chỉ đạo triển khai, góp phần hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ và trẻ em.
  • 'Diện mạo nông thôn mới Mường Chiên

    Diện mạo nông thôn mới Mường Chiên

    Nông thôn mới -
    Nằm cách trung tâm huyện Quỳnh Nhai 40 km, xã Mường Chiên có 3 bản với hơn 400 hộ, hơn 1.700 nhân khẩu. Bà con nơi đây luôn đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, đặc biệt là phát huy nội lực chung sức xây dựng nông thôn mới.
  • 'Tập trung khắc phục hạn chế trong chuyển đổi số ở Mường La

    Tập trung khắc phục hạn chế trong chuyển đổi số ở Mường La

    Chuyển đổi số -
    Năm 2023, huyện Mường La đã tập trung đẩy mạnh các giải pháp triển khai thực hiện chuyển đổi số; trong đó, tỷ lệ giải quyết hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến của huyện Mường La đạt 70,2%, tỷ lệ văn bản phát hành trên hệ thống đạt 98,3%. Tuy nhiên, theo kết quả đánh giá xếp loại của tỉnh về chuyển đổi số, huyện Mường La đạt mức trung bình, với 503,9 điểm và xếp cuối cùng trong các huyện, thành phố của tỉnh.
  • 'Sản xuất nông nghiệp theo lợi thế vùng

    Sản xuất nông nghiệp theo lợi thế vùng

    Nông nghiệp -
    Là huyện có nguồn đất đai phì nhiêu, khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng, huyện Mai Sơn đã quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, chuỗi liên kết, tăng giá trị sản phẩm, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở xã Chiềng Đen

    Phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở xã Chiềng Đen

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2021-2025, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La đã xây dựng nhiều mô hình sáng tạo, phù hợp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an trật tự và xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh.
  • 'Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người lính quân hàm xanh

    Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người lính quân hàm xanh

    Đồn Biên phòng Chiềng Tương có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ hơn 26 km đường biên giới, 11 mốc quốc giới, thuộc địa bàn các xã Chiềng Tương, Lóng Phiêng, huyện Yên Châu. Những năm qua, cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị luôn đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trọng tâm là xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
  • 'Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã gương mẫu

    Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã gương mẫu

    Gương sáng bản làng -
    Hơn 13 năm qua, anh Tòng Văn Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, luôn năng động, tận tụy với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện hiệu quả công tác quân sự, quốc phòng địa phương.
  • 'Người hâm mộ mong đợi gì ở Huấn luyện viên Kim Sang-sik?

    Người hâm mộ mong đợi gì ở Huấn luyện viên Kim Sang-sik?

    Thể thao -
    Chiều 6/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã ký hợp đồng và công bố huấn luyện viên (HLV) trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia và đội tuyển U23 Việt Nam là ông Kim Sang-sik (Hàn Quốc). Sau thời kỳ thành công của bóng đá Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang-seo, chất lượng cầu thủ không còn được như trước là nguyên nhân chính dẫn tới thất bại của HLV người Pháp Philippe Troussier. Sự góp mặt của tân HLV Kim Sang-sik được kỳ vọng sẽ lấy lại niềm tin của người hâm mộ bóng đá Việt Nam.