Chợ phiên Chiềng Hoa

Chúng tôi háo hức khi lần đầu tiên được tham gia phiên chợ ven sông Đà ở xã Chiềng Hoa, huyện Mường La. Chợ họp đều đặn một tháng ba phiên vào các ngày mùng 1, 11, 21 hằng tháng và dần trở thành nếp sinh hoạt, nét văn hóa đặc trưng của nhân dân vùng lòng hồ Sông Đà.

Giọng nữ

Sạp hàng bày bán nông sản địa phương.
Bà con mua sắm hàng thiết yếu phục vụ gia đình.

Chợ phiên ở đây được bố trí trên bãi đất sát bến sông thuộc địa phận bản Tả, không gian không quá rộng và các gian hàng cũng mộc mạc và gần gũi. Từ sáng sớm, nhân dân trong xã và tiểu thương từ trung tâm huyện lên đã sắp xếp, bày biện những sản vật địa phương, như: Gạo nếp nương, thịt lợn bản, các loại rau, măng, mật ong rừng, quần áo, đồ dùng gia đình, vật dụng sinh hoạt và dụng cụ lao động sản xuất…

Thuyền chở hàng của các chủ thuyền kinh doanh đến từ tỉnh Hòa Bình và thành phố Hà Nội.

Dưới sông, các thuyền chở hàng của các chủ thuyền kinh doanh đến từ các tỉnh Hòa Bình, thành phố Hà Nội đang neo đậu. Mỗi thuyền chở hàng có trọng tải trên 200 tấn, gồm ba tầng, tầng trên là khoang lái, tầng giữa giống như một “siêu thị mini” bày bán nhiều loại hàng hóa, nhu yếu phẩm, thiết bị điện tử, vật liệu xây dựng và tầng hầm được thiết kế phục vụ nhu cầu sinh hoạt, ăn uống của các thành viên trên thuyền. Các chủ thuyền kinh doanh đã bắc một chiếc cầu nhỏ để mọi người lên thuyền xem, mua hàng.

Nhân dân chọn mua đồ dùng thiết yếu trên thuyền.
Công an xã Chiềng Hoa, huyện Mường La, tuyên truyền cho chủ thuyền đảm bảo an toàn PCCC.

Buôn bán tại các chợ phiên dọc sông Đà đã 30 năm, mỗi chuyến, thuyền của bà Nguyễn Thị Hà xuất phát từ cảng Bích Hạ, thành phố Hòa Bình đi qua 8 bến dọc bờ sông Đà từ Phù Yên, Bắc Yên đến Mường La. Hết phiên, thuyền quay về Hòa Bình đóng hàng, rồi tiếp tục hành trình ngược lên thượng nguồn để buôn bán. Bà Hà, cho biết: Trước đây, chỉ có một thuyền mà cũng nên chợ. Bây giờ nhiều thuyền hơn, mặt hàng cũng đa dạng nên bà con trên này cũng đỡ vất vả. Bao năm gắn bó với các phiên chợ, tôi đã có thể nói được một số câu giao tiếp cơ bản bằng tiếng Thái, Mông, Mường.

Người dân chọn mua dao về phục vụ sinh hoạt gia đình.

Nhà ở bản Nặm Hồng, xã Chiềng Công, cách trung tâm chợ phiên gần 15 km, tháng nào anh Sồng A Vai cũng có mặt ở chợ phiên ba lần. Mỗi buổi chợ, lúc đi, trên gùi của anh chỉ có một vài củ măng rừng, mấy nải chuối chín, nhưng khi về anh mang đầy gùi nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ sinh hoạt gia đình. Anh Vai bảo: Hàng hóa ở chợ phiên đa dạng, giá lại rẻ, nên cứ 10 ngày tôi lại đi chợ phiên để mua sắm đồ dùng, thức ăn cho gia đình.

Nhân dân chọn mua các loại váy thổ cẩm.

Càng về trưa, chợ phiên càng đông vui hơn, nhân dân từ các bản xúng xính trong trang phục của dân tộc tấp nập đổ về phiên chợ. Ngoài giao lưu, gặp gỡ, bà con xem nhiều hơn cả là hàng thổ cẩm, váy hoa, kim tuyến, những hạt cườm đính phục vụ thêu thùa. Tại các hàng ăn uống cũng có khá đông thực khách. Họ thưởng thức những bát phở, bát bún nóng hổi, cùng nhau nâng những chén rượu men lá trong vắt, thơm nồng. Bà Cà Thị Yêu, chủ quán phấn khởi nói: Mỗi phiên chợ, quán tiếp đón từ 150 - 200 lượt khách, doanh thu cả ngày khoảng 5 triệu đồng.

Trao đổi với chúng tôi, bà Lù Thị Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Hoa, cho biết: Chợ phiên của xã duy trì 10 ngày một phiên. Mỗi phiên chợ, chúng tôi phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra các mặt hàng bán tại chợ, tránh tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hết hạn sử dụng; tuyên truyền cho các chủ thuyền đảm bảo an toàn PCCC trên thuyền... Có chợ phiên, các mặt hàng nông sản của nhân dân làm ra có nơi tiêu thụ thuận lợi, bà con cũng mua sắm hàng thiết yếu phục vụ gia đình, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy giao thương hàng hóa giữa các vùng, miền, cũng như đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.

Mọi người trở về nhà mang theo hàng mua từ phiên chợ.

Nắng ngả về chiều, chợ phiên dần vãn khách; trên các ngả đường mọi người hối hả trở về nhà, mang theo hàng hoá mua từ phiên chợ. Những con thuyền chở hàng lại nhổ neo tiếp tục cuộc hành trình đến những bến sông khác, mang hàng hóa phục vụ nhân dân dọc bờ sông Đà.

Lò Thái
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bản tin Podcast ngày 2/5/2024

    Bản tin Podcast ngày 2/5/2024

    Audio -
    Tin tức đáng chú ý có trong Bản tin thời sự, thứ 5, ngày 2/5/2024: • Trao thưởng thành tích xuất sắc trong đấu tranh với tội phạm ma túy • Mường La mưa to, gió lốc gây thiệt hại trên 330 triệu đồng • Vòng sơ khảo Hội thi tìm kiếm tài năng nhí • Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ • Chính phủ Nhật Bản trao tặng huân chương cao quý cho nguyên Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương
  • 'Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026, phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Vương Đình Huệ.
  • '“Tượng đài mừng công” – khẳng định chiến thắng của quân và dân ta

    “Tượng đài mừng công” – khẳng định chiến thắng của quân và dân ta

    Cùng với di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, cụm Tượng đài tại di tích Bãi họp các quân binh chủng tuyên bố chiến thắng, mô tả Ðại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp với bộ đội các binh chủng, dân công hỏa tuyến và đồng bào các dân tộc trong buổi lễ mừng công Chiến dịch Ðiện Biên Phủ toàn thắng, cũng là một điểm dừng chân không thể bỏ qua khi đến với xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ.
  • 'Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Quốc phòng -
    Những năm qua, tuổi trẻ lực lượng Bộ đội Biên phòng Sơn La đã phát huy vai trò xung kích trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới; tham gia xây dựng “Thế trận biên phòng toàn dân” vững chắc, góp phần phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới của tỉnh, xây dựng được hình ảnh đẹp người lính quân hàm xanh.
  • 'Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Xã hội -
    Những năm qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã phối hợp với các đơn vị triển khai chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ bị khuyết tật khe hở môi, khe hở vòm miệng trên địa bàn tỉnh, mang lại nụ cười và cho các em một tương lai tốt đẹp hơn.
  • 'Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Gương sáng bản làng -
    Là thế hệ thứ 3 trong gia đình có nghề rèn truyền thống, lò rèn của gia đình ông Vì Văn Xiên, bản Pặt Pháy, xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp, vẫn sớm tối “đỏ lửa” trong gần 40 năm qua. Với những bí quyết gia truyền, sản phẩm rèn có độ tinh xảo, sắc và bền, được nhiều khách hàng ưa chuộng.
  • 'Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải cách hành chính -
    PAPI là Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam nhằm đo lường và so sánh trải nghiệm, cảm nhận của người dân về hiệu quả, chất lượng thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công của chính quyền địa phương. Thời gian qua, chính quyền các cấp trong tỉnh đã đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, góp phần nâng chỉ số PAPI tỉnh Sơn La năm 2023 vươn lên đứng thứ 30/63 tỉnh, thành phố, tăng 17 bậc so với năm 2022.
  • 'Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Kinh tế -
    Quỳnh Nhai hiện có hơn 10.000 ha mặt nước lòng hồ, đây là lợi thế để huyện phát triển nuôi cá lồng và đánh bắt thủy sản. Với sản lượng thủy sản nuôi và đánh bắt lớn, các HTX, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện đã từng bước phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương, xây dựng thương hiệu cá sông Đà của Quỳnh Nhai.
  • 'Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Mai Sơn đã huy động hiệu quả các nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, giúp hộ nghèo từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
  • 'Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp đang được nông dân trong tỉnh tích cực triển khai, áp dụng từ quy trình sản xuất đến quảng bá, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới hình thành nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.