Thành phố Sơn La với chặng đường trở thành Đô thị loại II

Trải qua bao thăng trầm, lấy lịch sử của miền đất trở thành điểm tựa; lấy truyền thống của quê hương nuôi dưỡng niềm tin; Thành phố dần vươn lên từ trong gian khó, hy sinh và cả từ niềm lạc quan, hy vọng về một ngày mai sẽ trở thành “hòn ngọc miền Tây Bắc của Tổ quốc”.

Phát huy truyền thông của Thị xã Anh hùng, bước vào kỷ nguyên mới XXI, hướng đến mục tiêu xây dựng Thị xã sớm trở thành Thành phố trực thuộc tỉnh. Với sự quan tâm đặc biệt của tỉnh và nỗ lực đầu tư đồng bộ, bộ mặt thị xã Sơn La đã có nhiều khởi sắc, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch khá, cơ sở hạ tầng đô thị, nông thôn có chuyển biến mạnh mẽ, đời sống nhân dân  ngày càng được cải thiện. Đúng dịp kỷ niệm 110 năm ngày thành lập tỉnh, ngày 06/10/2005, Bộ Xây dựng đã quyết định công nhận thị xã Sơn La là đô thị loại III. Đây là tiền đề quan trọng để tỉnh Sơn La và thị xã Sơn La đã tập trung đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, nhất là đối với những tiêu chí đô thị loại III còn thiếu và yếu để hướng đến trở thành Thành phố trực thuộc tỉnh.

           

Lãnh đạo Thị xã đón nhận Quyết định của Bộ Xây dựng công nhận Thị xã Sơn La là đô thị loại III, năm 2005.

           

Tiếp tục chặng đường xây dựng thành phố, thị xã Sơn La đã chú trọng phát triển kinh tế; đầu tư chỉnh trang, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu thiết yếu của đô thị; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị để xây dựng đô thị ngày càng khang trang, sáng - xanh - sạch - đẹp, tạo niềm tin trong mọi tầng lớp nhân dân, tham gia tích cực thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương giàu đẹp. Năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định thành lập 02 phường Chiềng An và phường Chiềng Sinh, đơn vị hành chính lúc này là 6 xã, 6 phường.

           

Bằng nỗ lực vượt bậc, tập trung phát triển kinh tế gắn với đầu tư chỉnh trang, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu thiết yếu của đô thị; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị để xây dựng đô thị ngày càng khang trang, sáng - xanh - sạch - đẹp. Chỉ sau 3 năm, ngày 26/10/2008 Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Sơn La long trọng tổ chức Lễ công bố Nghị định của Chính phủ về thành lập thành phố Sơn La thuộc tỉnh Sơn La. Đây là mốc son lịch sử quan trọng trong suốt chặng đường 47 năm xây dựng và phát triển của thị xã Sơn La. 

           

Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng trao Huân Chương độc lập hạng Ba cho Thành phố năm 2008.

           

Chủ tịch UBND tỉnh trao Nghị định của Chính phủ về thành lập thành phố Sơn La thuộc tỉnh Sơn La, năm 2008.

           

Năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết thành lập phường Chiềng Cơi, đến nay thành phố có 7 phường, 5 xã. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Đảng bộ và nhân dân thành phố đã huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ; nông, lâm nghiệp. GDP năm 2010 đã tăng 16,79%, gấp 2,2 lần so với 2005; thu nhập bình quân đầu người đạt 20,55 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 13,74% xuống còn 10%; công nghiệp - xây dựng tăng từ 28,98% lên 33,5%; dịch vụ ổn định ở mức 56,5%. Bộ mặt nông thôn đã có những tiến bộ rõ nét, hệ thống giao thông, điện, nước sinh hoạt, thông tin liên lạc được đầu tư nâng cấp; giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, truyền thanh truyền hình có bước phát triển mạnh; công tác an sinh xã hội được quan tâm; hoạt động văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ.

           

Đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc Hội trao Huân Chương độc lập hạng Nhì cho Thành phố, năm 2013. 

         

Đặc biệt là 5 năm qua (2015-2020), kinh tế của Thành phố phát triển tương đối toàn diện, tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo định hướng phát triển của thành phố. Tổng giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2010) của giai đoạn là 45.348 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân 5 năm là 12,2%/năm. Tổng thu ngân sách trên địa bàn của giai đoạn đạt 2.270 tỷ đồng, dần nâng cao khả năng tự cân đối của ngân sách thành phố. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 48,5 triệu đồng/năm. Chuyển đổi cây trồng hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến (GAP, VietGAP, UTZ…) vào sản xuất; giá trị sản xuất bình quân ước đạt 60-100 triệu đồng/ha/năm.

Trên địa bàn thành phố có trên 1.200 doanh nghiệp, trên 40 HTX, trên 10.000 hộ kinh doanh cá thể được cấp phép; đã thành lập và phát triển Chi hội doanh nghiệp thành phố với trên 300 thành viên tham gia. Tập trung chỉ đạo cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo sức hấp dẫn về thu hút đầu tư vào địa bàn thành phố. Tăng cường công tác phối hợp với các ngành của tỉnh thu hút hơn 70 dự án đầu tư với tổng mức vốn đăng ký gần 3.800 tỷ đồng… Hạ tầng nông thôn, tổ chức sản xuất kinh tế ở 5 xã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao. 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

           

Đô thị thành phố có nhiều khởi sắc và tạo dấu ấn phát triển mạnh mẽ, từng bước hoàn thành các tiêu chí đô thị loại II. Công tác chỉnh trang đô thị được triển khai tích cực, tỷ lệ tuyến phố văn minh đô thị đạt 70,6%. Các dự án giải phóng mặt bằng của tỉnh và thành phố được triển khai quyết liệt với tổng diện tích trên 535 ha (ước đạt 85%) cơ bản đảm bảo tiến độ bàn giao mặt bằng thi công xây dựng các công trình. Phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh tham mưu, triển khai thu hút đầu tư vào địa bàn thành phố: Trung tâm thương mại và nhà phố thương mại Vincom, Khách sạn Mường Thanh, các khu dân cư và triển khai thực hiện các dự án trọng điểm: Quảng trường Tây Bắc, Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc, Trung tâm thể dục - thể thao tỉnh, Kè suối Nậm La...

           

Văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch được triển khai thực hiện có hiệu quả theo hướng phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vùng Tây bắc. Tổ chức các Lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc các dân tộc Thành phố (như Lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tông, Lễ hội Mùa Hoa Ban, Hội Xuân dâng Bác...). Duy trì và phát triển các hoạt động thể thao thành tích cao, thể thao dân tộc, quần chúng. Quan tâm phát triển du lịch cộng đồng (Homestay) và du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hóa - lịch sử. Tập trung thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; chú trọng phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. Thành phố có 43 trường học (đã sáp nhập 18 đơn vị trường học thành 09 đơn vị trường học); năm 2020 tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 81,3%. Công tác y tế, dân số và chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm chăm lo: 12/12 xã, phường đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 1,72% năm 2015 xuống còn 0,92 % năm 2020 (theo chuẩn nghèo đa chiều); tỷ lệ hộ cận nghèo xuống dưới 1%/tổng số hộ trên địa bàn.

           

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng được đảm bảo. Duy trì và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế kết nghĩa với các tỉnh Bắc Lào, thực hiện tốt mối quan hệ với các đô thị trong cụm đô thị miền núi phía Bắc và các đô thị trong Hiệp hội đô thị Việt Nam. Chú trọng đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Hoàn thành và hiện đại hóa Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thành phố; liên thông hiện đại tại cấp xã trên địa bàn.

           

Công tác xây dựng Đảng đạt nhiều kết quả tích cực. Kịp thời quán triệt, triển khai và thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của tỉnh và thành phố đến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TW, số 19-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, đã giảm được 58 đầu mối; tinh giản 40 công chức, viên chức. Hoàn thành việc sáp nhập đối với 55 bản, tiểu khu, tổ dân phố để thành lập 28 tổ, bản, tiểu khu (giảm từ 173 đơn vị xuống còn 145 đơn vị). Thực hiện rà soát, sắp xếp lại các tổ chức Đảng, giảm từ 57 tổ chức cơ sở đảng (đầu nhiệm kỳ), 72 Chi, Đảng bộ cơ sở với 302 Chi bộ trực thuộc (tiếp nhận 42 tổ chức đảng từ Đảng ủy khối doanh nghiệp tỉnh về thành phố năm 2018) xuống còn 41 tổ chức cơ sở Đảng với 280 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở.

           

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Sơn La là đô thị loại II năm 2019.

           

Đồng chí Nguyễn Hữu Đông, Bí thư Tỉnh ủy chuyển trao Quyết định và Bằng công nhận của Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Sơn La hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2019.

           

Hơn 10 năm từ ngày được công bố trở thành thành phố thực thuộc tỉnh - Bằng sự quan tâm của tỉnh, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền nhà nhân dân các dân tộc, Thành phố Sơn La đã đạt được thành quả hết sức tự hào: Ngày 19/5/2019, tỉnh Sơn La tổ chức Lễ công bố Quyết định 466/QĐ-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Sơn La. Ngày 08/12/2019, tỉnh Sơn La tổ chức công bố Quyết định 1660/QĐ-TTg ngày 19/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Sơn La hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

Huy Ngoan
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Quốc phòng -
    Những năm qua, tuổi trẻ lực lượng Bộ đội Biên phòng Sơn La đã phát huy vai trò xung kích trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới; tham gia xây dựng “Thế trận biên phòng toàn dân” vững chắc, góp phần phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới của tỉnh, xây dựng được hình ảnh đẹp người lính quân hàm xanh.
  • 'Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Xã hội -
    Những năm qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã phối hợp với các đơn vị triển khai chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ bị khuyết tật khe hở môi, khe hở vòm miệng trên địa bàn tỉnh, mang lại nụ cười và cho các em một tương lai tốt đẹp hơn.
  • 'Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Gương sáng bản làng -
    Là thế hệ thứ 3 trong gia đình có nghề rèn truyền thống, lò rèn của gia đình ông Vì Văn Xiên, bản Pặt Pháy, xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp, vẫn sớm tối “đỏ lửa” trong gần 40 năm qua. Với những bí quyết gia truyền, sản phẩm rèn có độ tinh xảo, sắc và bền, được nhiều khách hàng ưa chuộng.
  • 'Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải cách hành chính -
    PAPI là Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam nhằm đo lường và so sánh trải nghiệm, cảm nhận của người dân về hiệu quả, chất lượng thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công của chính quyền địa phương. Thời gian qua, chính quyền các cấp trong tỉnh đã đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, góp phần nâng chỉ số PAPI tỉnh Sơn La năm 2023 vươn lên đứng thứ 30/63 tỉnh, thành phố, tăng 17 bậc so với năm 2022.
  • 'Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Kinh tế -
    Quỳnh Nhai hiện có hơn 10.000 ha mặt nước lòng hồ, đây là lợi thế để huyện phát triển nuôi cá lồng và đánh bắt thủy sản. Với sản lượng thủy sản nuôi và đánh bắt lớn, các HTX, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện đã từng bước phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương, xây dựng thương hiệu cá sông Đà của Quỳnh Nhai.
  • 'Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Mai Sơn đã huy động hiệu quả các nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, giúp hộ nghèo từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
  • 'Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp đang được nông dân trong tỉnh tích cực triển khai, áp dụng từ quy trình sản xuất đến quảng bá, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới hình thành nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.
  • 'HTX tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp

    HTX tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ nhau tiêu thụ sản phẩm, liên kết phát triển bền vững, HTX nông nghiệp An Phú, tổ 2, phường Chiềng An, Thành phố, là HTX tiêu biểu của tỉnh, đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho các thành viên và nhiều lao động.
  • 'Ổn định sản xuất, chăm lo đời sống người lao động

    Ổn định sản xuất, chăm lo đời sống người lao động

    Xã hội -
    Những ngày tháng 5 lịch sử, cán bộ, công nhân, người lao động tại các nhà máy trên địa bàn huyện Mai Sơn đang nỗ lực thi đua, sản xuất, phấn đấu lập nhiều thành tích chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và kỷ niệm 134 năm Ngày Quốc tế lao động 1/5.
  • 'Đẩy mạnh phong trào thi đua trong cán bộ, công chức, viên chức

    Đẩy mạnh phong trào thi đua trong cán bộ, công chức, viên chức

    Xã hội -
    Công đoàn Viên chức tỉnh có 69 công đoàn cơ sở, 3.508 đoàn viên. Những năm qua, phong trào thi đua tại các công đoàn cơ sở được triển khai sâu rộng, góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, khơi dậy ý thức trách nhiệm, sức sáng tạo trong quá trình công tác, học tập của cán bộ, đoàn viên công đoàn.
  • 'Thanh niên xung phong trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh niên xung phong trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    70  năm đã trôi qua, nhưng ký ức của những thanh niên xung phong trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn in đậm về những ngày tháng hào hùng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ tuyến giao thông huyết mạch lên chiến trường Điện Biên Phủ. Không để một giờ “mạch máu giao thông ngừng chảy”, những thanh niên xung phong đã hiến dâng tuổi thanh xuân, xương máu, góp sức làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
  • 'Lực lượng vũ trang Sơn La trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Lực lượng vũ trang Sơn La trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, mốc son chói lọi trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, là cuộc chiến không cân sức của một dân tộc nhỏ, yếu, mới thoát khỏi ách nô lệ đã đánh thắng đế quốc, thực dân sừng sỏ, hùng mạnh bậc nhất thế giới trong thế kỷ XX. Buộc thực dân Pháp phải ký vào hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 11/7/1954, công nhận nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương.