Phù Yên phòng, chống ma túy trong học đường

Ma túy gây hậu quả nghiêm trọng đối với các cá nhân, gia đình và xã hội. Trước hiểm họa trên, Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường THPT trên địa bàn huyện Phù Yên triển khai quyết liệt các giải pháp, xây dựng trường học an toàn về an ninh trật tự, phòng, chống tệ nạn xã hội, ma túy trong trường học.

Giờ học môn Giáo dục công dân lồng ghép nội dung phòng, chống ma túy cho học sinh Trường THPT Tân Lang, huyện Phù Yên.

Năm học 2023-2024, huyện Phù Yên có 69 trường học từ tiểu học đến THPT, với tổng số trên 35.000 học sinh. UBND huyện đã chỉ đạo các trường học trực thuộc và các trường THPT trên địa bàn triển khai thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về phòng, chống và kiểm soát ma túy giai đoạn 2021-2025; Dự án “Tăng cường năng lực phòng, chống ma túy trong trường học đến năm 2025” và Đề án “Chuyển hóa, xây dựng xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Sơn La không có ma túy giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

Bà Lường Thị Thắm, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phù Yên, chia sẻ: Phòng đã tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các trường THPT thường xuyên tuyên truyền, giáo dục phòng chống ma túy với nhiều hình thức. Phối hợp với Công an huyện hướng dẫn, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về hậu quả, tác hại của việc sử dụng, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép các chất ma túy.

Đồng thời, 100% các trường học tổ chức cho học sinh, tập thể lớp và cán bộ, giáo viên ký cam kết không mắc tệ nạn ma túy; tích cực phát hiện, tố giác tội phạm, tệ nạn ma túy và tự giác khai báo về tình trạng sử dụng ma túy trái phép; duy trì “Hòm thư tố giác” các trường hợp vi phạm ma túy, tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học. Đến nay, không có giáo viên, nhân viên và học sinh nghiện ma túy hoặc liên quan đến ma túy.

Em Bùi Trâm Anh, học sinh lớp 12B, Trường THPT Tân Lang, chia sẻ: Được tham gia hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về tác hại của ma túy, em và các bạn có thêm những kiến thức để phòng, tránh, không thử hoặc sử dụng các loại thuốc lá điện tử, các chất gây nghiện.

Chị Cầm Thị Hồng, tiểu khu 6, thị trấn Phù Yên, có con đang học tại Trường THCS thị trấn Phù Yên, chia sẻ: Cháu đang trong độ tuổi hiếu động, tò mò, muốn khám phá những việc lạ. Gia đình tích cực phối hợp với nhà trường quản lý, giáo dục cho các cháu hiểu sâu sắc về tác hại của ma túy, cũng như hướng dẫn cháu cách phòng, tránh. Thời gian nghỉ hè, gia đình cho cháu tham gia các lớp học năng khiếu tại Trung tâm TT-VH huyện, để tránh xa những tệ nạn xã hội.

Tại Trường THPT Gia Phù, ngay từ đầu năm học, cùng với tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường chú trọng giáo dục ý thức tự giác của học sinh; lồng ghép tuyên truyền tác hại của ma túy trong một số môn học, tổ chức hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về tác hại của ma túy và cách phòng tránh. Nhiều năm nay, nhà trường không phát hiện học sinh mắc nghiện ma túy.

Với mục tiêu giữ vững 100% các trường học trong huyện đạt “Trường học không có ma túy”, huyện Phù Yên chỉ đạo các nhà trường tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng, các xã, thị trấn hướng dẫn các hoạt động phòng, chống tệ nạn ma túy và các tệ nạn xã hội, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn.

Bài, ảnh: Khải Hoàn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • '“Tượng đài mừng công” – khẳng định chiến thắng của quân và dân ta

    “Tượng đài mừng công” – khẳng định chiến thắng của quân và dân ta

    Cùng với di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, cụm Tượng đài tại di tích Bãi họp các quân binh chủng tuyên bố chiến thắng, mô tả Ðại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp với bộ đội các binh chủng, dân công hỏa tuyến và đồng bào các dân tộc trong buổi lễ mừng công Chiến dịch Ðiện Biên Phủ toàn thắng, cũng là một điểm dừng chân không thể bỏ qua khi đến với xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ.
  • 'Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Quốc phòng -
    Những năm qua, tuổi trẻ lực lượng Bộ đội Biên phòng Sơn La đã phát huy vai trò xung kích trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới; tham gia xây dựng “Thế trận biên phòng toàn dân” vững chắc, góp phần phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới của tỉnh, xây dựng được hình ảnh đẹp người lính quân hàm xanh.
  • 'Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Xã hội -
    Những năm qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã phối hợp với các đơn vị triển khai chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ bị khuyết tật khe hở môi, khe hở vòm miệng trên địa bàn tỉnh, mang lại nụ cười và cho các em một tương lai tốt đẹp hơn.
  • 'Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Gương sáng bản làng -
    Là thế hệ thứ 3 trong gia đình có nghề rèn truyền thống, lò rèn của gia đình ông Vì Văn Xiên, bản Pặt Pháy, xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp, vẫn sớm tối “đỏ lửa” trong gần 40 năm qua. Với những bí quyết gia truyền, sản phẩm rèn có độ tinh xảo, sắc và bền, được nhiều khách hàng ưa chuộng.
  • 'Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải cách hành chính -
    PAPI là Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam nhằm đo lường và so sánh trải nghiệm, cảm nhận của người dân về hiệu quả, chất lượng thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công của chính quyền địa phương. Thời gian qua, chính quyền các cấp trong tỉnh đã đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, góp phần nâng chỉ số PAPI tỉnh Sơn La năm 2023 vươn lên đứng thứ 30/63 tỉnh, thành phố, tăng 17 bậc so với năm 2022.
  • 'Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Kinh tế -
    Quỳnh Nhai hiện có hơn 10.000 ha mặt nước lòng hồ, đây là lợi thế để huyện phát triển nuôi cá lồng và đánh bắt thủy sản. Với sản lượng thủy sản nuôi và đánh bắt lớn, các HTX, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện đã từng bước phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương, xây dựng thương hiệu cá sông Đà của Quỳnh Nhai.
  • 'Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Mai Sơn đã huy động hiệu quả các nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, giúp hộ nghèo từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
  • 'Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp đang được nông dân trong tỉnh tích cực triển khai, áp dụng từ quy trình sản xuất đến quảng bá, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới hình thành nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.
  • 'HTX tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp

    HTX tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ nhau tiêu thụ sản phẩm, liên kết phát triển bền vững, HTX nông nghiệp An Phú, tổ 2, phường Chiềng An, Thành phố, là HTX tiêu biểu của tỉnh, đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho các thành viên và nhiều lao động.