Sửa đổi bổ sung bộ tiêu chí xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Chiều 11/3, tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương tổ chức họp báo thông tin về việc sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM), Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025; bổ sung tiêu chí huyện NTM đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021-2025.

Quang cảnh buổi họp báo thông báo một số sửa đổi bổ sung của Bộ tiêu chí xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Quang cảnh buổi họp báo thông báo một số sửa đổi bổ sung của Bộ tiêu chí xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Theo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, đến nay cả nước có khoảng 78% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); trong đó, có 1.737 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (tăng 114 xã so cuối năm 2023) và 301 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (tăng 38 xã so cuối năm 2023); bình quân cả nước đạt 17,1 tiêu chí/xã (tăng 0,2 tiêu chí so cuối năm 2023); có 280 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM, tăng 10 đơn vị so cuối năm 2023 (chiếm khoảng 43,6% tổng số đơn vị cấp huyện của cả nước), trong đó, đã có 2 huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao; có 22 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn NTM, tăng 2 tỉnh (Tiền Giang, Đồng Tháp) so cuối năm 2023.

Về huy động nguồn lực thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2023 (lũy kế đến hết năm 2023): Cả nước huy động được khoảng 2,55 triệu tỷ đồng đầu tư thực hiện Chương trình... Phấn đấu năm 2024, cả nước có khoảng 80% xã đạt chuẩn NTM; khoảng 11.500 sản phẩm được chuẩn hóa theo bộ tiêu chí sản phẩm OCOP.

Theo Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, Ngô Trường Sơn cho biết, năm 2024 là năm bản lề của giai đoạn 2021-2025, các địa phương cần cố gắng, nỗ lực đẩy nhanh hoàn thành Chương trình xây dựng NTM. Hiện nay, các cơ chế, chính sách đã hoàn thiện để các địa phương có căn cứ, cơ sở để triển khai một cách đồng bộ.

Trong thời gian qua, bộ tiêu chí NTM các cấp là cơ sở pháp lý để thực hiện công tác lập kế hoạch và giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, thẩm định, xét công nhận các địa phương đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; là cơ sở để xác định vai trò, nhiệm vụ thực hiện Chương trình của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể các cấp; giúp các địa phương xác định được các mục tiêu, giải pháp phấn đấu cụ thể và có sự quan tâm đầu tư hỗ trợ hài hòa trên các lĩnh vực phát triển nông thôn để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện xây dựng NTM ở địa phương vẫn còn gặp vướng mắc, khó khăn như: một số nội dung tiêu chí, chỉ tiêu chưa thực sự phù hợp đối với những địa phương có đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, hoặc chưa thống nhất với quy định tại văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành trong thời gian qua; chưa có quy định tiêu chí NTM đối với huyện đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã…

Như vậy, việc ban hành Quyết định số 211/QĐ-TTg ngày 1/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao và bổ sung tiêu chí huyện NTM đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021-2025 là cần thiết, nhằm hoàn thiện đầy đủ cơ sở pháp lý, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện xây dựng NTM/NTM nâng cao cấp xã, huyện thời gian qua và xây dựng NTM đối với huyện đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã.

Cụ thể, sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021-2025 như: sửa đổi chỉ tiêu “13.1. Xã có hợp tác xã hoạt động hiệu quả và theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã” thành “13.1. Xã có hợp tác xã hoạt động hiệu quả và theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã, hoặc xã có tổ hợp tác hoạt động hiệu quả, theo đúng của quy định pháp luật và có hợp đồng hợp tác, tiêu thụ sản phẩm chủ lực của địa phương”.

Sửa đổi chỉ tiêu “15.4. Tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử” và yêu cầu mức đạt chung là “≥60%” thành “15.4. Xã triển khai thực hiện sổ khám chữa bệnh điện tử” và yêu cầu mức đạt là “Đạt”. Sửa đổi chỉ tiêu 17.1 về Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung, yêu cầu mức đạt theo từng vùng từ “≥10%” đến “≥40%” thành “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung (nếu có)”. Sửa đổi chỉ tiêu “18.4. Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định” thành “18.4. Tiếp cận pháp luật”.

Đối với Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, sửa đổi 2 chỉ tiêu thuộc tiêu chí số 3 về Thủy lợi và phòng, chống thiên tai. Sửa đổi chỉ tiêu “8.4. Có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế-xã hội và tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới” thành “8.4. Có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế-xã hội”. Việc sửa đổi, bãi bỏ nội dung yêu cầu “tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới”.

Bãi bỏ chỉ tiêu “12.3. Tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế chủ lực trên địa bàn” và yêu cầu mức đạt là “UBND cấp tỉnh quy định cụ thể” thuộc tiêu chí số 12 về Lao động. Sửa đổi 2 chỉ tiêu thuộc tiêu chí số 13 về Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn. Sửa đổi 3 chỉ tiêu thuộc tiêu chí số 14 về Y tế để phù hợp hơn với điều kiện thực tế.

Sửa đổi chỉ tiêu “15.2. Có dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên” thành “15.2. Có dịch vụ công trực tuyến một phần”. Sửa đổi 2 chỉ tiêu thuộc tiêu chí số 16 về Tiếp cận pháp luật để rõ hơn nội hàm của nội dung quy định và để các cơ quan, địa phương có liên quan thống nhất cách hiểu trong triển khai thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện. Sửa đổi chỉ tiêu “17.10. Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng” và yêu cầu mức đạt chuẩn theo từng vùng từ “≥5%” đến “≥10%” thành “17.10. Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng” và phân cấp cho “UBND cấp tỉnh quy định cụ thể (nếu có) để phù hợp với quy hoạch, điều kiện thực tế, nhu cầu của cộng đồng và đặc điểm văn hóa từng dân tộc”. Sửa đổi 3 chỉ tiêu thuộc tiêu chí số 18 về Chất lượng môi trường sống.

Đối với Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM, sửa đổi chỉ tiêu “2.4. Bến xe khách tại trung tâm huyện (nếu có theo quy hoạch) đạt tiêu chuẩn loại IV trở lên” và yêu cầu mức đạt là “Đạt” thành “2.4. Bến xe khách tại huyện (nếu có theo quy hoạch) đạt tiêu chuẩn loại IV trở lên” và yêu cầu mức đạt là “≥01”.

Sửa đổi chỉ tiêu “5.4. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên đạt kiểm định chất lượng giáo dục” và yêu cầu mức đạt là “Cấp độ 1” thành “5.4. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 1, hoặc đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục thông qua các thiết chế giáo dục khác được giao chức năng, nhiệm vụ giáo dục thường xuyên trên địa bàn” và phân cấp cho “UBND cấp tỉnh quy định cụ thể”.

Sửa đổi 2 chỉ tiêu thuộc tiêu chí số 6 về Kinh tế. Sửa đổi chỉ tiêu “7.4. Có công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung áp dụng biện pháp phù hợp” thành “7.4. Có công trình xử lý nước thải sinh hoạt áp dụng biện pháp phù hợp”. Sửa đổi chỉ tiêu “9.5. Có dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên” thành “9.5. Có dịch vụ công trực tuyến một phần”.

Đối với Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao, sửa đổi chỉ tiêu “2.3. Bến xe khách tại trung tâm huyện (nếu có theo quy hoạch) đạt tiêu chuẩn loại III trở lên” và yêu cầu mức đạt là “Đạt” thành “2.3. Bến xe khách tại huyện (nếu có theo quy hoạch) đạt tiêu chuẩn loại III trở lên” và yêu cầu mức đạt là “≥01”.

Sửa đổi chỉ tiêu “3.1. Các công trình thủy lợi do huyện quản lý được bảo trì, nâng cấp, đảm bảo tích hợp hệ thống cơ sở dữ liệu theo chuyển đổi số” thành “3.1. Các công trình thủy lợi do huyện quản lý được bảo trì, nâng cấp”. Sửa đổi chỉ tiêu “5.5. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên đạt kiểm định chất lượng giáo dục” và yêu cầu mức đạt là “Cấp độ 2” thành “5.5. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2, hoặc đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục thông qua các thiết chế giáo dục khác được giao chức năng, nhiệm vụ giáo dục thường xuyên trên địa bàn” và phân cấp cho “UBND cấp tỉnh quy định cụ thể”.

Sửa đổi chỉ tiêu “6.3. Có chợ đạt tiêu chuẩn chợ hạng 2 hoặc trung tâm thương mại đạt chuẩn theo quy định” thành “6.3. Có chợ đạt tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm theo quy định”. Sửa đổi chỉ tiêu “9.2. Có dịch vụ công trực tuyến” (yêu cầu mức đạt chuẩn là “Mức độ 4”) thành “9.2. Có dịch vụ công trực tuyến toàn trình”.

Đối với việc bổ sung tiêu chí huyện NTM đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021-2025, giữ nguyên bố cục và số lượng 9 tiêu chí, bao gồm 38 chỉ tiêu (tăng 2 chỉ tiêu so với Bộ tiêu chí huyện NTM giai đoạn 2021-2025), trong đó: Điều chỉnh tên, nội hàm 18 tiêu chí, chỉ tiêu, lược bỏ 5 chỉ tiêu và bổ sung 7 chỉ tiêu cho phù hợp điều kiện thực tế xây dựng NTM đối với huyện đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã.

Theo Báo Nhân dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Giám sát thực hiện chế độ học sinh bán trú

    Giám sát thực hiện chế độ học sinh bán trú

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 9/5, Đoàn giám sát theo Nghị quyết số 70/NQ-TTHĐND của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Chá A Của, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã thực hiện giám sát việc hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và hỗ trợ gạo cho học sinh ở xã, thôn đặc biệt khó khăn tại huyện Mai Sơn. Dự cuộc giám sát có lãnh đạo các sở, ngành liên quan; đại diện một số trường học trên địa bàn huyện.
  • 'Khánh thành nhà văn hoá Tiểu khu 2, thị trấn huyện Phù Yên

    Khánh thành nhà văn hoá Tiểu khu 2, thị trấn huyện Phù Yên

    Huyện Phù Yên -
    Ngày 8/5, đồng chí Vi Đức Thọ, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã dự Lễ khánh thành nhà văn hoá tiểu khu 2, thị trấn Phù Yên, huyện Phù Yên. Đây là công trình chào mừng Đại hội điểm Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện khoá XX, nhiệm kỳ 2024-2029.
  • 'Đảm bảo dân chủ, đồng thuận để thành lập thị xã Mộc Châu

    Đảm bảo dân chủ, đồng thuận để thành lập thị xã Mộc Châu

    Xã hội -
    Huyện Mộc Châu hiện nay có 15 đơn vị hành chính cấp xã, theo lộ trình của Đề án thành lập thị xã Mộc Châu sẽ sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã để thành lập các xã, phường thuộc thị xã. Đến nay, các cấp, ngành và huyện phối hợp triển khai thực hiện, chuẩn bị tốt nhất các điều kiện để tổ chức bỏ phiếu xin ý kiến cử tri, bảo đảm dân chủ và đồng thuận cao.
  • 'Đảm bảo các điều kiện tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

    Đảm bảo các điều kiện tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 9/5, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đã chủ trì cuộc Họp chuẩn bị tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch và công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu.
  • 'Ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông

    Ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông

    Kinh tế -
    Sơn La được chọn là 1 trong 13 tỉnh trên cả nước thực hiện Đề án thí điểm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng. Sau gần 2 năm triển khai, các tổ khuyến nông cộng đồng đã thực sự trở thành “cánh tay nối dài” trong hoạt động khuyến nông, truyền tải thông tin kỹ thuật đến người dân nhanh, hiệu quả.
  • 'Đa dạng các mô hình giúp nông dân làm giàu

    Đa dạng các mô hình giúp nông dân làm giàu

    Kinh tế -
    Từ năm 1994 đến nay, bằng nguồn ngân sách tỉnh, Trung ương, Khuyến nông Sơn La đã triển khai thực hiện thành công 108 loại mô hình khuyến nông đa dạng trên mọi lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và khuyến công, thu hút hơn 80.400 hộ nông dân tham gia.
  • 'Nâng cao vai trò của khuyến nông trong phát triển kinh tế nông nghiệp xanh, bền vững

    Nâng cao vai trò của khuyến nông trong phát triển kinh tế nông nghiệp xanh, bền vững

    Kinh tế -
    Ngày 2/3/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/CP về công tác khuyến nông, đánh dấu sự ra đời của hệ thống khuyến nông Việt Nam. Sau đó 1 năm, ngày 11/5/1994, Khuyến nông Sơn La được thành lập theo Quyết định số 248/QĐ-TC của UBND tỉnh. 30 năm xây dựng và phát triển, hệ thống khuyến nông Sơn La luôn thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng, sản lượng nông sản hàng hóa, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân.
  • 'Thực hiện hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do

    Thực hiện hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do

    Kinh tế -
    Việc thực thi Hiệp định thương mại tự do (FTA), có ý nghĩa quan trọng, mở ra nhiều cơ hội để tăng trưởng và đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Thời gian qua, các cấp, các ngành và địa phương tỉnh Sơn La đã quán triệt nghiêm túc, tập trung thực hiện Hiệp định thương mại tự do với các cam kết toàn diện trên nhiều lĩnh vực, tạo điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và phát triển mở rộng thị trường; khai thác các ưu đãi để tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trong hoạt động xuất, nhập khẩu cho địa phương.
  • 'Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

    Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

    Khoa Giáo -
    Còn gần 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường tổ chức thi thử để phân hóa học sinh, các trường đang tập trung ôn tập kiến thức, luyện thi cho học sinh, bảo đảm đạt kết quả cao nhất.
  • 'Kết nối xây dựng thương hiệu du lịch Sơn La

    Kết nối xây dựng thương hiệu du lịch Sơn La

    Du lịch -
    Phát huy tiềm năng, thế mạnh về du lịch, Hiệp hội Du lịch tỉnh Sơn La luôn thể hiện vai trò "cầu nối" tạo điều kiện các hội viên tham gia các hoạt động xúc tiến, hợp tác, liên kết tour, tuyến, quảng bá du lịch với Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Hiệp hội Du lịch các tỉnh, thành phố, hình thành chuỗi các sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn, góp phần xây dựng thương hiệu du lịch Sơn La.
  • 'Đảng bộ BĐBP tỉnh triển khai đồng bộ công tác xây dựng Đảng

    Đảng bộ BĐBP tỉnh triển khai đồng bộ công tác xây dựng Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Xây dựng lề lối làm việc khoa học, dân chủ; thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và kỷ luật đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, những năm qua, Đảng bộ Bộ đội Biên phòng Sơn La đã xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc lãnh thổ quốc gia, xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển.
  • 'Mở rộng liên kết phát triển cây ăn quả ở tiểu khu Bản Ôn

    Mở rộng liên kết phát triển cây ăn quả ở tiểu khu Bản Ôn

    Kinh tế -
    Năng động trong sản xuất, mở rộng liên kết phát triển cây ăn quả chất lượng cao, Hợp tác xã Cây ăn quả an toàn Bản Ôn trở thành hợp tác xã sản xuất nông nghiệp tiêu biểu ở thị trấn Nông trường Mộc Châu, giúp các thành viên nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
  • 'Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

    Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

    Lợi dụng bối cảnh lịch sử mới và cuộc Cách mạng khoa học công nghệ 4.0 hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã “lỗi thời”, “không còn phù hợp”. Song, lý luận, thực tiễn đều đã chứng minh, bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin là vấn đề có tính khách quan và vẫn còn nguyên giá trị đối với phong trào cách mạng thế giới.
  • 'Kiến nghị xử lý triệt để các trang mạng xã hội hoạt động trái phép

    Kiến nghị xử lý triệt để các trang mạng xã hội hoạt động trái phép

    Pháp luật -
    Trên môi trường số thời quan qua, đã có không ít trang web review công ty (đánh giá công ty) hoạt động như các mạng xã hội trái phép và đăng tải nhiều thông tin sai lệch, thiếu kiểm chứng về các tập thể, cá nhân hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Tình trạng này kéo dài và gây nhức nhối khiến nhiều bên liên quan phải có động thái ngăn chặn. Các cơ quan chức năng đã triển khai biện pháp xử lý, song chưa thật sự hiệu quả.