Ứng dụng công nghệ sinh học phát triển nông nghiệp bền vững

Cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc thù của Trung ương và của tỉnh đã khuyến khích huy động nguồn lực xã hội đầu tư thúc đẩy phát triển ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH), tạo ra các giống cây trồng mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, góp phần nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tạo dựng thương hiệu đặc trưng, uy tín trên thị trường.

Những năm qua, tỉnh Sơn La đã triển khai các chính sách hỗ trợ mở rộng các mô hình sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng cao, chống chịu dịch bệnh; hỗ trợ đưa vào sản xuất công nghệ tưới tiết kiệm nước, tiết kiệm phân bón; hỗ trợ, khuyến khích các HTX triển khai các mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và hình thành các chuỗi nông sản an toàn bền vững, sản xuất theo hướng hữu cơ. Thu hút đầu tư các dự án bảo quản, chế biến nông sản gắn với vùng nguyên liệu. Giải ngân cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và phát triển nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao. Giai đoạn 2013-2020, toàn tỉnh đã triển khai 72 đề tài, dự án khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp liên quan đến ứng dụng khoa học và công nghệ cao trong sản xuất giống, chế biến thủy sản, áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt. Các chương trình khuyến công, khuyến nông đã hỗ trợ trên 10 tỷ đồng, hỗ trợ các mô hình trình diễn nông nghiệp an toàn, hỗ trợ máy móc chế biến, bảo quản nông sản.

           

Mô hình ghép cải tạo na hoàng hậu của HTX xây dựng và nông nghiệp Bảo Khánh, xã Cò Nòi (Mai Sơn).

           

Sau quá trình khảo nghiệm, đã đưa vào sản xuất 4 giống mía, 19 giống ngô, 5 giống lúa, 2 giống chè và 20 giống cây ăn quả các loại. Hiện, toàn tỉnh đã ghép cải tạo hơn 13.000 ha cây ăn quả các loại; trên 1.200 ha ứng dụng mô hình tưới tiết kiệm nước; 53 ha sản xuất trong nhà kính, nhà lưới; hơn 17.500 ha cây trồng áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt và các tiêu chuẩn tương đương. Hỗ trợ triển khai mô hình thí điểm sản xuất 11 sản phẩm nông nghiệp theo hướng hữu cơ, gồm: Bưởi, cam, nhãn, xoài, thanh long, chanh leo, na, rau, chè, thịt lợn và ủ phân hữu cơ tổng hợp. Đến nay, toàn tỉnh đã duy trì, xây dựng gần 150 chuỗi cung ứng nông sản an toàn; xây dựng được 83 sản phẩm OCOP cấp tỉnh; 24 sản phẩm mang địa danh của tỉnh được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ.

           

Công ty cổ phần năng lượng sạch Sơn La là đơn vị sản xuất phân bón hữu cơ, với công suất dự kiến 6.000 tấn/năm và chăn nuôi trùn quế cho phụ phẩm sản xuất phân bón hữu cơ, sản lượng ước tính 600 tấn/năm. Ông Nguyễn Hoàng Hà, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty, cho biết: Thành lập năm 2017, mục tiêu ban đầu là sản xuất than sinh học từ phế phẩm nông nghiệp và chăn nuôi trùng quế, Công ty nghiên cứu phát triển sản xuất phân bón hữu cơ trên cơ sở vận dụng các ứng dụng của than sinh học và hệ vi sinh vật có ích (vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm sợi). Sử dụng các loại nguyên liệu sẵn có ở địa phương, ủ lên men, ủ chín và chế biến tinh tạo thành sản phẩm phân bón hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao. Công ty đã sản xuất, cung cấp trên 1.000 tấn phân bón hữu cơ cung cấp trong tỉnh và một số tỉnh lân cận, góp phần đẩy mạnh sản xuất an toàn theo hướng hữu cơ, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và bảo vệ môi trường sống, tạo môi trường sản xuất nông nghiệp bền vững cho nông dân và doanh nghiệp.

           

Trong lĩnh vực chăn nuôi, trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng công nghệ cấy chuyển phôi giống bò sữa thuần chủng tại Mộc Châu, phối giống nhân tạo cho hơn 7.000 lượt bò cái có kết quả bằng tinh của giống bò chất lượng cao Brahman; chăn nuôi công nghệ khép kín, tự động hóa toàn bộ hoặc một số khâu trong chăn nuôi trang trại tập trung, công nghiệp như chăn nuôi lợn giống, lợn siêu nạc thương phẩm tại Công ty cổ phần chăn nuôi Lộc Phát (Thành phố); Công ty cổ phần chăn nuôi Minh Thúy (Mai Sơn)... Đồng thời, ứng dụng công nghệ khí sinh học, chế phẩm sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi, giảm ô nhiễm môi trường.

           

Trong lĩnh vực thủy sản, công nghệ sinh học được ứng dụng trong chọn lọc đàn cá bố mẹ, sản xuất cá giống bằng phương pháp đẻ vuốt và ấp trứng bằng bình vây, ứng dụng phương pháp lai xa hoặc sử dụng hóa chất để tạo giống đơn tính trong sản xuất cá giống, nhằm tạo ra con giống năng suất, chất lượng cao. Ứng dụng và mở rộng diện tích nuôi cá thâm canh, nuôi lồng, bè đối với một số đối tượng nuôi chính, như: Cá chép, trắm cỏ, rô phi đơn tính, lăng, tầm. Thành công trong lĩnh vực này  là Công ty TNHH MTV cá tầm Việt Nam - Sơn La.

           

Không chỉ các doanh nghiệp mà các hộ nông dân đầu tư áp dụng CNSH vào mô hình sản xuất cũng đã đem lại năng suất, chất lượng nông sản cao hơn hẳn so với trước đây. CNSH cũng từng bước thay đổi tập quán canh tác của người nông dân từ lạc hậu, thủ công sang hiện đại, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn, miền núi.

           

Ứng dụng công nghệ sinh học là chìa khóa cho sự phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Thời gian tới, tỉnh cần mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; quy hoạch và đầu tư phát triển công nghiệp sinh học, có cơ chế chính sách, tăng cường quản lý nhà nước; có chính sách thu hút đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho các sản phẩm công nghệ sinh học thiết yếu; tăng cường đầu tư và hoàn thiện phòng thí nghiệm; làm chủ các công nghệ tiên tiến; khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động phổ biến, chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ CNSH. Đẩy mạnh liên kết 4 nhà “Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp” trong quản lý, sản xuất, nghiên cứu khoa học và tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp.

Phan Trang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 23/9/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 23/9/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Bắc Trung Bộ kết hợp với lưỡi áp cao lục địa tăng cường; nhiễu động gió đông trên cao duy trì. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ổn định. Thời tiết: Nhiều mây, đêm nay và sáng mai có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to; sau có mưa rào và dông vài nơi. Trời mát, vùng núi cao có nơi trời lạnh. Trong mưa dông đề phòng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • 'Phát huy tinh hoa võ cổ truyền

    Phát huy tinh hoa võ cổ truyền

    Thể thao -
    Với mong muốn giữ gìn và phát huy võ cổ truyền của dân tộc, năm 2016, Trung tâm đào tạo Võ thuật tài năng trẻ Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Sơn La được thành lập, ngày càng thu hút nhiều người đến luyện tập; tuyển chọn, đào tạo nhiều vận động viên thi đấu thành tích cao.
  • 'Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương nỗ lực của tỉnh Bắc Ninh trong xây dựng “Tỉnh an toàn giao thông”

    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương nỗ lực của tỉnh Bắc Ninh trong xây dựng “Tỉnh an toàn giao thông”

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 22-9, tại Trung tâm Thông tin chỉ huy-Công an tỉnh, Tỉnh ủy phối hợp với Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức sơ kết 1 năm xây dựng “Tỉnh an toàn giao thông” (ATGT). Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự, chỉ đạo hội nghị. Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia; Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia; lãnh đạo một số Bộ, ngành, Ủy ban ATGT Quốc gia; Giám đốc Công an 12 tỉnh, thành phố…
  • 'Đảng bộ huyện Thuận Châu chú trọng phát triển đảng viên

    Đảng bộ huyện Thuận Châu chú trọng phát triển đảng viên

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025 về kết nạp đảng viên mới. Đảng bộ huyện Thuận Châu đã triển khai nhiều giải pháp về phát triển đảng viên, đến nay đã kết nạp được 1.410 đảng viên, đạt 94% chỉ tiêu, góp phần tăng thêm nguồn nhân lực cho Đảng và nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng ở cơ sở.
  • 'Mộc Châu: 2 người mất tích khi đi qua cầu tràn

    Mộc Châu: 2 người mất tích khi đi qua cầu tràn

    Huyện Mộc Châu -
    Theo thông tin từ UBND xã Đông Sang, vào lúc 11h30 phút ngày 21/9, có 2 người là Hạng A Hờ, bản Pa Khen 1, thị trấn Nông Trường Mộc Châu và Tráng Thị Sớ, bản Pha Nhên, xã Lóng Sập đi xe máy qua cầu tràn khu vực bản Áng, xã Đông Sang đã bị dòng nước chảy siết cuốn trôi cả người và xe.