Nông dân Chiềng Khương nuôi gia súc nhốt chuồng

Nhiều năm trở lại đây, cùng với phát triển các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, nhân dân xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, đã đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi gia súc nhốt chuồng, nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã.

Nông dân bản Huổi Mo, xã Chiềng Khương nuôi gia súc nhốt chuồng.

Hiện nay, nhân dân trong xã duy trì chăn nuôi 4.898 con bò, 815 con trâu, 2.200 con dê. Ông Cà Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã, cho biết: UBND xã chỉ đạo xây dựng các mô hình nuôi gia súc nhốt chuồng tại bản Bó, bản Mo để nhân rộng; giao chỉ tiêu chăn nuôi hằng năm cho các bản. Đến nay, có trên 80% số hộ trong xã xây dựng chuồng trại nuôi nhốt gia súc.

Bên cạnh đó, xã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi cho bà con. Chỉ đạo Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên nhận ủy thác với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện cho 1.655 hộ vay vốn phát triển kinh tế, đầu tư nuôi gia súc nhốt chuồng, với tổng dư nợ hơn 177 tỷ đồng.

Hằng năm, xã chỉ đạo cán bộ thú y bám cơ sở hướng dẫn nhân dân vệ sinh chuồng trại, tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi; vận động các chủ hộ giãn mật độ nuôi, tăng khẩu phần thức ăn dinh dưỡng; tiêm vắc xin phòng bệnh định kỳ cho đàn gia súc; thường xuyên theo dõi, nếu có triệu chứng mắc bệnh báo ngay cho chính quyền địa phương để kịp thời xử lý, tránh lây lan diện rộng. Từ đầu năm đến nay, đã tiêm 3.700 liều vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi, phun 100 lít hóa chất tiêu độc khử trùng chuồng trại.

Trước đây, bà con chủ yếu nuôi chăn thả, chưa phát triển chăn nuôi làm hàng hóa. Nhờ được xã tuyên truyền, vận động đến nay, 90% số hộ đã nuôi nhốt gia súc, chăn nuôi từng bước trở thành nguồn thu nhập chính của bà con. Ông Lò Văn Lao, Trưởng bản Phụ, cho biết: Bản có hơn 80 hộ; hiện nay, bà con đang nuôi 202 con bò, 246 con dê, trồng 2 ha cỏ voi, trung bình mỗi hộ nuôi nhốt từ 2-10 con. Những năm gần đây, nhờ bán bò, dê, một số hộ gia đình đã thoát nghèo.

Gia đình anh Lò Văn Thương, bản Huổi Mo, đầu tư hơn 10 triệu đồng xây dựng chuồng trại, có hệ thống máng ăn, nước uống và trồng 0,5 ha cỏ voi lấy thức ăn cho gia súc. Anh Thương cho biết: Tháng 5 vừa qua, gia đình tôi bán 4 con bò và 4 con bê, thu hơn 35 triệu đồng. Hiện nay, gia đình đang nuôi 7 con trâu, bò và 12 con dê. Gia đình tôi thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêm vắc xin phòng bệnh 2 lần/năm, rắc vôi bột trên lối ra, vào chuồng để phòng tránh dịch bệnh. Từ khi chuyển sang nuôi nhốt, chủ động được việc chăm sóc, nên đàn gia súc khỏe mạnh, phát triển nhanh. Nguồn chất thải chăn nuôi được tận dụng bón cho cây ăn quả.

Phát triển chăn nuôi gia súc nhốt chuồng đã mang lại hiệu quả, hạn chế dịch bệnh, tiết kiệm chi phí đầu tư và thời gian chăn nuôi, giảm ô nhiễm môi trường. Xã đang tập trung lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án, tạo điều kiện cho nhân dân đầu tư phát triển chăn nuôi, phấn đấu đến hết năm nay, 90% số hộ dân trong xã thực hiện nuôi nhốt gia súc. Đồng thời, hướng dẫn bà con thành lập tổ hợp tác liên kết trong chăn nuôi, ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Bài, ảnh: Huyền Trăng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 21/9/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 21/9/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Bắc và Trung Trung Bộ kết hợp với nhiễu động gió đông trên cao; từ chiều ngày 21/9 chịu ảnh hưởng lưỡi áp cao lục địa tăng cường. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ổn định. Thời tiết: Mây thay đổi đến nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to (mưa tập trung vào chiều tối, đêm và sáng sớm). Ngày giảm mây trời nắng. Trong mưa dông đề phòng xảy ra lốc, sét, gió giật mạnh.
  • 'Cảnh giác với bệnh whitmore

    Cảnh giác với bệnh whitmore

    Sức khỏe -
    Bệnh whitmore do vi khuẩn tồn tại trong môi trường, xảy ra ở những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường bùn, đất, nước như: nông dân, công nhân xây dựng, người làm vườn, người nạo vét cống rãnh… Sau bão, lũ lụt, người dân có nguy cơ mắc bệnh này nhiều hơn do có thời gian dài tiếp xúc với bùn, đất.
  • ' Thanh niên Sơn La “Sống đẹp, sống có ích”

    Thanh niên Sơn La “Sống đẹp, sống có ích”

    Xã hội -
    Thực hiện Cuộc vận động “Thanh niên sống đẹp, sống có ích” do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh triển khai, đã có nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa, nhiều tấm gương người tốt, việc tốt, mô hình hay, lối sống đẹp được chia sẻ, ghi nhận; góp phần giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh cho thanh niên.