Mường La phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững

Những năm gần đây, huyện Mường La đã tập trung thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ các công trình thủy điện; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm thủy sản chế biến. Nhờ vậy, nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn từng bước phát triển ổn định, hướng tới là ngành kinh tế chủ lực của địa phương.

 

Mô hình nuôi cá lồng của HTX Thủy sản Nậm Giôn (xã Nậm Giôn).

Hằng năm, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các xã tuyên truyền, vận động người dân phát triển nuôi cá ao, hồ và nuôi cá lồng, kết hợp khai thác, đánh bắt thủy sản. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn cá nuôi; phổ biến các quy định của pháp luật về phát triển nguồn lợi thủy sản, gắn với bảo vệ môi trường tại các xã thuộc khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La, thủy điện Nậm Chiến... 

Từ năm 2018 đến nay, huyện đã phối hợp với Chi cục Chăn nuôi thú y – thủy sản, Trường Cao đẳng Sơn La tổ chức 7 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho hơn 200 thành viên các HTX, các hộ nuôi trồng, khai thác thủy sản ở các xã ven lòng hồ. Toàn huyện hiện có 143 ha ao nuôi thủy sản và 907 lồng cá. Năm 2020, sản lượng cá ao đạt hơn 300 tấn, cá lồng đạt 544 tấn và sản lượng khai thác thủy sản đạt 200 tấn. Trong đó, Công ty TNHH MTV cá tầm Việt Nam với quy mô 250 lồng cá, sản lượng từ 150-180 tấn/năm. 

Cùng với đó, huyện Mường La đã hỗ trợ 600 triệu đồng cho một số HTX làm mới 120 lồng cá. Đồng thời, triển khai các dự án đầu tư, phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng tập trung. Trong đó, giai đoạn 2018-2020, đã hoàn thành dự án xây dựng cơ sở sản xuất giống cá tập trung tại xã Hua Trai, với tổng kinh phí 62,1 tỷ đồng; đưa vào sử dụng chợ cá tại xã Mường Trai, tổng kinh phí hơn 900 triệu đồng; dự án tuyên truyền, đào tạo cán bộ thủy sản, khuyến ngư, với tổng kinh phí 176 triệu đồng...

Mô hình nuôi cá lồng của HTX Bình Minh, xã Chiềng Lao (Mường La).

Các hoạt động xúc tiến thương mại được chú trọng, thông qua hình thức tham gia các gian hàng, hội chợ tại các huyện Mộc Châu, Quỳnh Nhai... để quảng bá, giới thiệu sản phẩm và thu hút các doanh nghiệp được đẩy mạnh. Đến thời điểm hiện tại, huyện có HTX thủy sản Nậm Giôn và HTX Bình Minh được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cá sông Đà; có 4 đại lý cấp 1 trong và ngoài tỉnh tiêu thụ sản phẩm cá tầm của địa phương; ngoài ra sản phẩm cá được tiêu thụ thông qua chuỗi siêu thị Vinmart, nhà hàng ở Hà Nội, Thái Bình, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên...

Thành lập tháng 7/2017, HTX thủy sản Nậm Giôn (xã Nậm Giôn) có 10 thành viên, quy mô 100 lồng cá nuôi. Anh Quàng Văn Hùng, Giám đốc HTX cho biết: HTX được Nhà nước hỗ trợ làm 98 lồng cá, với tổng kinh phí gần 500 triệu đồng, sản lượng đạt hơn 30 tấn cá/năm, doanh thu bình quân hơn 1 tỷ đồng/năm. Sản phẩm cá của HTX đã được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cá Sông Đà, đây là điều kiện thuận lợi để HTX liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm ổn định. Cũng từ năm 2018 đến nay, huyện đã thả 5.300 kg cá giống xuống các khu vực lòng hồ. Để kiểm soát, bảo vệ các hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản hiệu quả, huyện đã thành lập 9 tổ bảo vệ bãi cá đẻ và bãi thủy sinh vật còn non thuộc hồ chứa thủy điện Sơn La tại các xã: Chiềng Lao, Nậm Giôn, Hua Trai, Mường Trai. Các tổ có nhiệm vụ tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm người dân khu vực lòng hồ không sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc và các ngư cụ mang tính hủy diệt để khai thác thủy sản. 

Điển hình trong hoạt động này là xã Chiềng Lao, với các khu vực cần được bảo vệ, gồm: Bãi cá đẻ của bản Huổi Tóng – bản Mạ; bản Huổi La – Tà Sài; bãi sinh vật thủy sản còn non tại bản Huổi Tóng – Nà Cường... Xã đã thành lập 3 tổ bảo vệ, thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở người dân không khai thác tại các khu vực cấm từ ngày 1/2 đến 15/8 hằng năm. Nhờ vậy, giảm tình trạng khai thác thủy sản tận diệt, bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng lòng hồ. 

Thời gian tới, huyện Mường La tiếp tục khuyến khích các HTX, doanh nghiệp, hộ dân đầu tư nuôi trồng thủy sản, từng bước trở thành địa phương cung cấp các sản phẩm cá chất lượng trên thị trường.

Huyền Trăng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Động đất có độ lớn 3.3 độ richter tại huyện Mộc Châu

    Động đất có độ lớn 3.3 độ richter tại huyện Mộc Châu

    Huyện Mộc Châu -
    Theo thông tin từ Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu, vào hồi 7 giờ 36 phút, ngày 23/9, tại huyện Mộc Châu đã xảy ra trận động đất có độ lớn 3.3 độ richter tại vị trí có tọa độ (20.926 độ vĩ Bắc, 104.765 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.
  • 'Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri -
    Đề nghị có hướng dẫn kinh phí quản lý, nghiệm thu rừng; Ban hành thông tư thay thế Thông tư số 01/2021/TT-BKHCN; Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng Dự án Cục dự trữ Quốc gia; Ban hành nghị quyết thay thế Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND
  • 'Vai trò của tổ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

    Vai trò của tổ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

    An ninh trật tự -
    Mặc dù mới đi vào hoạt động, nhưng lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở trên địa bàn huyện Mường La đã tích cực tham gia hỗ trợ công an các xã, thị trấn trên địa bàn thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự, giữ bình yên cho cuộc sống của nhân dân.
  • 'Trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi

    Trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi

    Pháp luật -
    Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người cao tuổi, những năm qua, các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt công tác chăm sóc người cao tuổi và triển khai hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi.
  • 'Trường Cao đẳng Y tế Sơn La nâng cao chất lượng giảng dạy

    Trường Cao đẳng Y tế Sơn La nâng cao chất lượng giảng dạy

    Khoa Giáo -
    Trường Cao đẳng Y tế Sơn La có nhiệm vụ đào tạo cán bộ y tế từ sơ cấp đến cao đẳng đã trở thành địa chỉ tin cậy trong việc đào tạo nhân lực y tế chất lượng cao cho các tỉnh khu vực Tây Bắc và 9 tỉnh Bắc Lào. Nhà trường không ngừng đổi mới chương trình đào tạo, đồng thời hợp tác chặt chẽ với các cơ sở y tế để sinh viên có thể phát triển toàn diện về kiến thức và kỹ năng chuyên môn.
  • 'Quy hoạch, đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số

    Quy hoạch, đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số

    Xã hội -
    Với trên 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, tỉnh ta luôn quan tâm xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.