Mùa măng ngọt trên đất Tân Lang

Khi những cơn mưa đầu xuân xuất hiện cũng là lúc báo hiệu vào mùa măng vầu, măng đắng ở xã Tân Lang (Phù Yên). Vài năm trở lại đây, các loại măng này được nhiều người ưa chuộng, thương lái đến tận nơi thu mua, mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân nơi đây.

Người dân bản Đu Lau, xã Tân Lang (Phù Yên) thu hoạch măng.

Tìm hiểu được biết, giống tre vầu và măng đắng được trồng từ những năm 1990 trên đất nương, đất đồi bạc màu không còn khả năng canh tác, người dân trồng để giữ đất, chống xói mòn, có thêm nguồn thực phẩm phục vụ bữa ăn hằng ngày. Diện tích mở rộng theo từng năm, nhà trồng ít có vài nghìn mét, nhà trồng nhiều thì 3 - 4 ha, 100% diện tích trồng đến nay đều đã cho thu hoạch măng. Theo thống kê, xã Tân Lang hiện có gần 300 ha đất trồng tre lấy măng, tập trung ở các bản: Đu Lau, Suối Lèo, Yên Thịnh, bản Cà... sản lượng đạt trên 1.800 tấn/năm, vụ măng bắt đầu từ cuối tháng 2 đến hết tháng 5 hằng năm.

Trải nghiệm công việc thu hoạch măng cùng người dân nơi đây, đúng 6 giờ sáng, chúng tôi theo anh Triệu Văn Dồm, bản Đu Lau lên khu rừng vầu. Khu rừng trồng tre vầu lấy măng của gia đình anh rộng hơn 3 ha và 1 ha trồng măng đắng. Những cây vầu già, non đan xen lẫn nhau, nhiều cây vầu có cả rêu phủ kín gốc, chỉ có một vài lối mòn cho người đi thu hoạch và vận chuyển măng.

Vừa phát quang gốc vầu, tìm và đào măng, anh Triệu Văn Dồm, chia sẻ: Để thu hoạch được nhiều măng, phải quan sát kỹ những chỗ đất xốp, nứt nhẹ, ngọn măng phát triển từ gốc sẽ đội đất nổi lên, lấy thuổng đào nhẹ xung quanh cây măng khi đến gốc cây măng thì dùng dao sắc hoặc lưỡi thuổng chặt ngang gốc dứt khoát để tránh măng bị dập. Người biết đào măng, sức khỏe tốt có thể đào được 1 tạ măng/ngày. Măng đầu mùa thường trắng, mềm, ngọt, giòn, khi có những cơn mưa rào kèm tiếng sấm, sét thì những cây măng bắt đầu mọc nhanh và có vị đắng tăng dần lên. Măng đắng cho thu hoạch sau măng vầu khoảng 1 tháng. Mỗi năm, gia đình tôi thu hoạch từ 20-22 tấn măng tươi, bán cho các điểm thu mua măng gần nhà giá trung bình từ 9-13 nghìn đồng/kg, thu nhập từ 180-220 triệu đồng/vụ măng.

Cũng trồng măng như gia đình anh Dồm, gia đình anh Lý Văn Dần, bản Suối Lèo, phấn khởi nói: Nhà tôi trồng được hơn 2 ha giống tre vầu lấy măng. 3 vụ trước, mỗi vụ đều thu được trên 10 tấn măng tươi, thu nhập trên 130 triệu đồng/vụ. Từ đầu vụ măng đến nay, gia đình tôi đã thu hoạch được hơn 1 tấn măng tươi, đầu mùa sản lượng ít nhưng được giá, trung bình từ 18-20 nghìn đồng/kg, ước cả vụ năm nay sẽ thu được 12-13 tấn măng tươi, hy vọng sẽ thu khoảng 200 triệu đồng.

Cũng theo anh Dần, tre vầu lấy măng dễ trồng, khi cây lên rồi nó sẽ tự phát triển lan rộng ra thành bụi khác, mỗi năm chỉ cần tỉa thưa cây già và dọn cây bụi, dây leo nên mất ít công chăm sóc mà thu nhập lại ổn định. Thời gian tới, gia đình sẽ tiếp tục trồng thêm khoảng 1 ha giống tre vầu lấy măng.

Thời điểm này, tuy mới đầu vụ thu hoạch măng, nhưng dọc quốc lộ 32B đoạn qua xã Tân Lang có hàng chục điểm bán lẻ măng và 5 - 6 điểm thu mua măng tươi cho bà con trong xã, măng được đóng vào bao tải dứa để xe tải chuyển về các chợ đầu mối ở thành phố Sơn La, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ... tiêu thụ. Đầu mùa, trung bình mỗi điểm thu mua từ 1 - 2 tấn măng/ngày, vào giữa vụ có những điểm thu mua từ 10 - 20 tấn măng tươi/ngày. Ngoài ra, những cây vầu từ 3 - 4 năm tuổi được người dân khai thác tỉa thưa để bán cho các công trình xây dựng làm cốp pha hoặc người dân trong huyện, các huyện lân cận làm kho bãi, chuồng trại chăn nuôi, với giá từ 20 - 30 nghìn đồng/cây.

Chia tay Tân Lang trong mùa măng ngọt. Tôi vẫn nhớ như in lời anh Dồm chia sẻ: muốn có mùa măng phải biết yêu rừng, yêu mảnh đất nơi mình đang sống. Cũng từ ý niệm ấy, xã Tân Lang đang tuyên truyền, khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng giống tre vầu, giống măng đắng, góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, chống xói mòn rửa trôi, sạt lở đất, góp phần nâng cao độ che phủ rừng và giúp người dân trên địa bàn xã có thêm thu nhập.

Trường Sơn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Động đất có độ lớn 3.3 độ richter tại huyện Mộc Châu

    Động đất có độ lớn 3.3 độ richter tại huyện Mộc Châu

    Huyện Mộc Châu -
    Theo thông tin từ Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu, vào hồi 7 giờ 36 phút, ngày 23/9, tại huyện Mộc Châu đã xảy ra trận động đất có độ lớn 3.3 độ richter tại vị trí có tọa độ (20.926 độ vĩ Bắc, 104.765 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.
  • 'Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri -
    Đề nghị có hướng dẫn kinh phí quản lý, nghiệm thu rừng; Ban hành thông tư thay thế Thông tư số 01/2021/TT-BKHCN; Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng Dự án Cục dự trữ Quốc gia; Ban hành nghị quyết thay thế Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND
  • 'Vai trò của tổ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

    Vai trò của tổ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

    An ninh trật tự -
    Mặc dù mới đi vào hoạt động, nhưng lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở trên địa bàn huyện Mường La đã tích cực tham gia hỗ trợ công an các xã, thị trấn trên địa bàn thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự, giữ bình yên cho cuộc sống của nhân dân.
  • 'Trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi

    Trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi

    Pháp luật -
    Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người cao tuổi, những năm qua, các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt công tác chăm sóc người cao tuổi và triển khai hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi.
  • 'Trường Cao đẳng Y tế Sơn La nâng cao chất lượng giảng dạy

    Trường Cao đẳng Y tế Sơn La nâng cao chất lượng giảng dạy

    Khoa Giáo -
    Trường Cao đẳng Y tế Sơn La có nhiệm vụ đào tạo cán bộ y tế từ sơ cấp đến cao đẳng đã trở thành địa chỉ tin cậy trong việc đào tạo nhân lực y tế chất lượng cao cho các tỉnh khu vực Tây Bắc và 9 tỉnh Bắc Lào. Nhà trường không ngừng đổi mới chương trình đào tạo, đồng thời hợp tác chặt chẽ với các cơ sở y tế để sinh viên có thể phát triển toàn diện về kiến thức và kỹ năng chuyên môn.
  • 'Quy hoạch, đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số

    Quy hoạch, đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số

    Xã hội -
    Với trên 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, tỉnh ta luôn quan tâm xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
  • 'Tập trung phòng, chống bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò

    Tập trung phòng, chống bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò

    Kinh tế -
    Gần đây, bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò đã xuất hiện ở 4 xã của huyện Vân Hồ, gồm: Liên Hòa, Song Khủa, Xuân Nha và Lóng Luông. Huyện Vân Hồ đã chỉ đạo tập trung triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, khống chế, ngăn chặn không để lây lan ra diện rộng.
  • 'Hiệu quả giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng

    Hiệu quả giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng

    Agribank Sơn La -
    Hoạt động từ năm 2019, đến nay, mô hình giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng của Agribank Chi nhánh Thành phố, đã giúp nhân dân tiếp cận đầy đủ các dịch vụ, tiện ích của ngân hàng và thụ hưởng các nguồn vốn ưu đãi về nông nghiệp, nông thôn để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.