Liên kết sản xuất rau an toàn ở xã Tân Lập

Những năm gần đây, các mô hình liên kết sản xuất rau an toàn ở xã Tân Lập (Mộc Châu) đã và đang được hình thành, giúp các hộ nông dân tiêu thụ sản phẩm ổn định và có thu nhập cao hơn so với các loại cây trồng trước đây.       

 

 

Nông dân xã Tân Lập trồng rau theo quy trình VietGAP.

 

Xã Tân Lập có nhiều diện tích đất bằng phẳng, màu mỡ, khí hậu mát mẻ quanh năm, rất thích hợp để trồng các loại rau, củ, quả trái vụ. Nhận thấy lợi thế đó, nhiều mô hình liên kết được hình thành để kết nối các hộ gia đình trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hiện, trên địa bàn xã có 3 hợp tác xã (HTX) và 4 tổ hợp tác rau an toàn đã được thành lập. Tiểu biểu như HTX nông nghiệp Hoàng Hải, tiểu khu 34 được thành lập đầu tiên ở xã vào năm 2016. Đến nay, HTX nông nghiệp Hoàng Hải có có 7 thành viên với tổng diện tích đất canh tác 40 ha trồng rau, củ an toàn. Anh Nguyễn Văn Hải, Giám đốc HTX nông nghiệp Hoàng Hải, cho biết: Các loại rau, củ trồng tại xã Tân Lập có chất lượng tốt nhờ điều kiện về đất đai, khí hậu thích hợp. Đặc biệt, có thể trồng được các loại rau trái vụ với năng suất ổn định. Sản lượng rau an toàn của HTX đạt trên 2.000 tấn/năm, chuyên cung cấp sản phẩm cho các siêu thị, trường học, cửa hàng tại Hà Nội. Năm 2019, doanh thu của HTX đạt trên 10 tỷ đồng.

 

Các thành viên khi tham gia HTX được tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc rau an toàn, cung ứng phân, giống và được bao tiêu sản phẩm. Trong đó, việc đảm bảo đầu ra ổn định là yếu tố quan trọng nhất để bà con nông dân tin tưởng và lựa chọn hình thức sản xuất này. Anh Hoàng Trọng Ngọc, HTX rau an toàn Mộc Vân, chia sẻ: HTX hiện sản xuất trên 15 ha đất với 11 hộ thành viên tại xã Tân Lập. Tham gia HTX, các thành viên được hướng dẫn trực tiếp về kỹ thuật trồng, chăm sóc rau theo quy trình VietGAP và được bao tiêu sản phẩm đầu ra. Hiện tại, HTX đang phát triển thêm 7 ha rau an toàn tại bản Áng, xã Đông Sang (Mộc Châu) và khảo sát thêm địa điểm trồng tại một số nơi của huyện Vân Hồ.

 

Ngoài tham gia các HTX, các hộ dân ở các bản hoặc những khu vực có vị trí gần nhau còn liên kết thành các tổ hợp tác sản xuất rau an toàn. Đây cũng là hình thức liên kết sản xuất nhưng với quy mô nhỏ hơn để kết nối các thành viên với nhau thành tổ chức, trồng rau theo quy trình kỹ thuật chung, có định hướng cụ thể. Tại xã Tân Lập hiện nay đang duy trì 4 tổ hợp tác ở các bản: Co Phay, Tà Phình, Hoa, Dọi. Mỗi tổ hợp tác có từ 5-7 hộ thành viên. Với hình thức sản xuất này, bà con có tổ chức đại diện, có thể đảm bảo về quyền lợi khi tham gia và được đảm bảo về khả năng tiêu thụ ổn định các sản phẩm mà họ sản xuất. Bên cạnh đó, nhiều hộ dân tại đây còn kết nối với các HTX ngoài địa bàn, hợp đồng sản xuất và cung cấp rau an toàn giống như một thành viên. Bà Đỗ Thị Hiếu, tiểu khu 12, chia sẻ: Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ trồng rau an toàn, gia đình tôi đã xin chuyển đổi hơn 1.000 m² đất trồng cây dâu tằm sang trồng rau. Vườn rau ở khu đất bằng, tiện nước tưới nên việc đầu tư không mất nhiều chi phí. Mỗi năm, vườn rau cho thu 4 vụ với thu nhập hơn 70 triệu đồng/vụ. So với trồng dâu nuôi tằm thì trồng rau cho thu nhập cao hơn nhiều, mà công việc hàng ngày cũng đỡ vất vả hơn.

 

Nhận thấy mô hình liên kết sản xuất rau an toàn ở xã Tân Lập hiệu quả, Hội LHPN xã Tân Lập đã có chủ trương triển khai mô hình tổ sản xuất rau an toàn của hội viên phụ nữ và đã đăng ký hỗ trợ bởi Dự án Great. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ vật tư nông nghiệp và liên hệ với các hợp tác xã để thu mua sản phẩm. Đây hứa hẹn sẽ là mô hình sản xuất hiệu quả, đem lại sinh kế cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại xã, đồng thời, giúp người nông dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong sản xuất nông nghiệp để mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao thu nhập và phát huy lợi thế của địa phương.

Thanh Đào
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

    Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

    Xã hội -
    Các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Những năm qua, tỉnh Sơn La đã và đang tập trung chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương chủ động tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
  • 'Mường La phát triển hạ tầng giao thông

    Mường La phát triển hạ tầng giao thông

    Nông thôn mới -
    Từ các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và huy động đóng góp của nhân dân, huyện Mường La quan tâm đầu tư phát triển mạng lưới giao thông, tạo  thuận lợi giao thương hàng hóa, lưu thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Hình thành thói quen “đã uống rượu bia thì không lái xe”

    Hình thành thói quen “đã uống rượu bia thì không lái xe”

    An toàn giao thông -
    Tháng 6 vừa qua, ông N.Đ.C ở tiểu khu 3/2, thị trấn Nông trường Mộc Châu đã bị Đội Cảnh sát Giao thông - Trật tự, Công an huyện Mộc Châu kiểm tra, xử phạt với hành vi không có giấy phép lái xe và có nồng độ cồn khi điều khiển xe máy. Đây là trường hợp “đặc biệt” với nhiều lần gây tai nạn khi điều khiển xe máy trong tình trạng say rượu.
  • 'Chung tay mua thẻ BHYT cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

    Chung tay mua thẻ BHYT cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

    Phấn đấu hoàn thành mục tiêu năm 2024, tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 96,1% dân số có mặt trên địa bàn, ngày 15/7/2024, UBND tỉnh đã có thư ngỏ gửi các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, kêu gọi mua thẻ BHYT tặng người dân có hoàn cảnh khó khăn. Sau 2 tháng triển khai, việc quyên góp mua thẻ BHYT đã lan tỏa sâu rộng, được các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tích cực hưởng ứng.
  • 'Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

    Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

    Khoa Giáo -
    Những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo cùng các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, tạo cơ hội bình đẳng, giúp các em được tiếp nhận và thụ hưởng dịch vụ giáo dục, tự tin hòa nhập với cộng đồng.
  • 'Bám sát địa bàn, bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở

    Bám sát địa bàn, bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở

    An ninh trật tự -
    Với tinh thần “Khi dân cần, khi dân khó có Công an”, cán bộ, chiến sĩ công an xã, Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai luôn chủ động, linh hoạt bám sát, nắm chắc tình hình địa bàn, phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.
  • 'Xây dựng đơn vị mẫu mực, tiêu biểu

    Xây dựng đơn vị mẫu mực, tiêu biểu

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Thực hiện mục tiêu xây dựng đơn vị “Mẫu mực, tiêu biểu”, từ đầu năm đến nay, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mai Sơn đã thực hiện nghiêm việc tổ chức lực lượng, rèn luyện và huấn luyện; duy trì nền nếp chế độ sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy. Đồng thời, chú trọng công tác hậu cần, kỹ thuật, tài chính kế hoạch và bảo vệ trang, thiết bị, chủ động trong mọi tình huống, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
  • 'Đảng bộ thị  trấn Bắc Yên đưa nghị quyết vào cuộc sống

    Đảng bộ thị  trấn Bắc Yên đưa nghị quyết vào cuộc sống

    Xây dựng Đảng -
    Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị trấn Bắc Yên nhiệm kỳ 2020-2025, đã có 5/16 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết, Đảng ủy tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra, tạo sự chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.