Hữu ích từ xử lý phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp

Hỗ trợ nông dân xử lý phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp đúng cách, là một trong những nội dung của Dự án tăng cường tiếng nói và năng lực sản xuất cho người nông dân thiểu số dễ bị tổn thương trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở khu vực Tây Bắc Việt Nam (Dự án VOF).

 

Người dân bản Nà Si, xã Hát Lót (Mai Sơn) sử dụng rơm, rạ sau khi ủ chua làm thức ăn cho vật nuôi.

 

Theo nghiên cứu của Dự án VOF, những năm trước đây, các phụ phẩm của sản xuất nông nghiệp không được xử lý đúng cách gây ra một số tác động không tốt tới môi trường xung quanh. Đơn cử như việc người dân đốt rơm, rạ trên đồng ruộng, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật có lợi trong đất. Hoặc đốt rơm gần khu vực đường giao thông, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn do tầm nhìn của người và phương tiện tham gia giao thông bị cản trở. Hơn nữa, còn lãng phí nguyên liệu sử dụng làm thức ăn phục vụ chăn nuôi đại gia súc và nguyên liệu có ích để cải tạo đất sau thu hoạch lúa...

Dự án VOF đang triển khai trên địa bàn các huyện: Thuận Châu, Vân Hồ, Mai Sơn và Yên Châu, hướng dẫn và hỗ trợ nông dân sử dụng rơm, rạ để cải tạo đất hoặc ủ chua làm thức ăn cho đại gia súc. Tham gia Dự án VOF tại bản Nà Si, xã Hát Lót (Mai Sơn), gia đình ông Hà Văn Chiến chia sẻ: 3 vụ lúa vừa qua, gia đình tôi áp dụng biện pháp sinh học đã được Dự án VOF tập huấn, hướng dẫn để xử lý rơm rạ, nhận thấy việc sử dụng phân bón giảm chỉ còn 80% so với trước mà năng suất lúa ổn định, tiết kiệm đáng kể chi phí mua phân bón.

Theo các hộ tham gia Dự án VOF, việc xử lý phần rơm rạ trên đồng ruộng sau khi thu hoạch lúa được triển khai theo 3 bước, gồm: Hòa tan 200ml chế phẩm AT Bio-decomposer vào bình phun dung tích từ 16-18 lít, phun đều vào gốc rạ trên diện tích 360m². Sau khi phun chế phẩm xong, sử dụng máy cày để cày lật gốc rạ, đảm bảo rạ được vùi vào đất. Sau đó, cho nước vào ruộng ngập khoảng 4-5cm và dùng máy xới lại cho bằng phẳng; để ruộng trống 7-10 ngày trước cho nước vào vụ tiếp theo.

Còn đối với việc sử dụng rạ để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, sẽ theo quy trình: Khoảng 250 kg rạ sau khi được làm ẩm sẽ phủ lên trên khoảng 50 kg chất thải chăn nuôi, 250g đạm ure, 250g vôi, rồi phun 50 ml chế phẩm AT Bio-decomposer. Làm tương tự như vậy để tạo đống ủ thành 4 lớp chồng lên nhau, sau đó giữ ẩm và kiểm tra độ ẩm ở mức 70-80%. Khoảng 30 đến 60 ngày thu được sản phẩm phân ủ. Đây là loại phân hữu cơ vi sinh tự sản xuất để phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ khá tốt.

Nhóm hộ tham gia thí điểm Dự án VOF tại bản Thín, xã Xuân Nha (Vân Hồ), với quy mô chăn nuôi trên 60 con bò giống và bò thịt. Các hộ thường xuyên sử dụng cỏ voi và một số loại cỏ khác để làm thức ăn cho vật nuôi. Tuy nhiên, vào mùa đông lạnh, nhiệt độ thường ở mức dưới 50C, việc sử dụng thức ăn có sẵn cho vật nuôi không đảm bảo trong mùa đông. Sau khi tham gia Dự án VOF, các hộ dân được hướng dẫn tích trữ rơm làm thức ăn cho đại gia súc. Theo tính toán, tích trữ một tấn rơm làm thức ăn chăn nuôi là các hộ đã tiết kiệm được từ 3-4 triệu đồng so với việc mua các loại thức ăn chăn nuôi khác. Bên cạnh đó, các hộ đã áp dụng biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi để làm phân bón hữu cơ vi sinh do Dự án VOF hướng dẫn, giúp tiết kiệm được một phần kinh phí mua phân bón cho cây trồng.

Theo anh Hà Văn Hùng, tham gia Dự án VOF tại bản Thín, cho hay: Sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp như rơm hay thân cây ngô sau khi thu hoạch để ủ chua, dự trữ thức ăn là giải pháp hiệu quả, tiết kiệm đáng kể chi phí cho người chăn nuôi. Sau 2 năm triển khai việc ủ chua thức ăn cho vật nuôi, chúng tôi không còn nỗi lo thiếu thức ăn cho gia súc vào mùa đông như trước đây nữa, giảm chi phí từ 10-20% so với mua thức ăn của các nhà phân phối trên địa bàn huyện.

Việc thực hiện Dự án góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho nông dân, cũng như tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn chăn nuôi hoặc tự sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, giảm chi phí sản xuất cho người dân. Dự án kết thúc giai đoạn thí điểm sẽ được nhân rộng ra các địa phương khác trong tỉnh, góp phần thúc đẩy sản xuất gắn với bảo vệ môi trường nông thôn.

Khải Hoàn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 23/9/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 23/9/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Bắc Trung Bộ kết hợp với lưỡi áp cao lục địa tăng cường; nhiễu động gió đông trên cao duy trì. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ổn định. Thời tiết: Nhiều mây, đêm nay và sáng mai có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to; sau có mưa rào và dông vài nơi. Trời mát, vùng núi cao có nơi trời lạnh. Trong mưa dông đề phòng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • 'Phát huy tinh hoa võ cổ truyền

    Phát huy tinh hoa võ cổ truyền

    Thể thao -
    Với mong muốn giữ gìn và phát huy võ cổ truyền của dân tộc, năm 2016, Trung tâm đào tạo Võ thuật tài năng trẻ Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Sơn La được thành lập, ngày càng thu hút nhiều người đến luyện tập; tuyển chọn, đào tạo nhiều vận động viên thi đấu thành tích cao.
  • 'Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương nỗ lực của tỉnh Bắc Ninh trong xây dựng “Tỉnh an toàn giao thông”

    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương nỗ lực của tỉnh Bắc Ninh trong xây dựng “Tỉnh an toàn giao thông”

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 22-9, tại Trung tâm Thông tin chỉ huy-Công an tỉnh, Tỉnh ủy phối hợp với Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức sơ kết 1 năm xây dựng “Tỉnh an toàn giao thông” (ATGT). Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự, chỉ đạo hội nghị. Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia; Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia; lãnh đạo một số Bộ, ngành, Ủy ban ATGT Quốc gia; Giám đốc Công an 12 tỉnh, thành phố…
  • 'Đảng bộ huyện Thuận Châu chú trọng phát triển đảng viên

    Đảng bộ huyện Thuận Châu chú trọng phát triển đảng viên

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025 về kết nạp đảng viên mới. Đảng bộ huyện Thuận Châu đã triển khai nhiều giải pháp về phát triển đảng viên, đến nay đã kết nạp được 1.410 đảng viên, đạt 94% chỉ tiêu, góp phần tăng thêm nguồn nhân lực cho Đảng và nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng ở cơ sở.
  • 'Mộc Châu: 2 người mất tích khi đi qua cầu tràn

    Mộc Châu: 2 người mất tích khi đi qua cầu tràn

    Huyện Mộc Châu -
    Theo thông tin từ UBND xã Đông Sang, vào lúc 11h30 phút ngày 21/9, có 2 người là Hạng A Hờ, bản Pa Khen 1, thị trấn Nông Trường Mộc Châu và Tráng Thị Sớ, bản Pha Nhên, xã Lóng Sập đi xe máy qua cầu tràn khu vực bản Áng, xã Đông Sang đã bị dòng nước chảy siết cuốn trôi cả người và xe.