Giải pháp sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản ứng phó với dịch COVID-19

Trước tình hình dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản ở tỉnh ta. Để giúp nông dân sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản ứng phó kịp thời với đại dịch, các cấp, các ngành, các địa phương đã và đang thực hiện các giải pháp tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân tập trung phát triển vùng nguyên liệu an toàn; hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã đẩy mạnh chế biến nông sản; tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông sản tại thị trường trong nước và tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu...

 

 

Nông dân xã Hát Lót (Mai Sơn) chăm sóc vườn xoài.

 

Tỉnh ta có 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính, trong đó, có 6 mặt hàng quả, gồm: Xoài, nhãn, chanh leo, thanh long, mận, chuối và 4 mặt hàng nông sản chế biến là: Đường, cà phê, chè, tinh bột sắn. Tính từ đầu năm đến nay, tỉnh ta có 6 sản phẩm nông sản đã và đang thu hoạch, chế biến và xuất bán, gồm: Đường, tinh bột sắn, chè, cà phê, chuối và mận. Trong đó, có 3 mặt hàng chính bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 là: Tinh bột sắn, chuối và mận. Sản phẩm chuối đã xuất khẩu được 200 tấn, tổng giá trị đạt 56.000 USD, tuy nhiên từ tháng 2 đến nay không xuất khẩu được và chỉ tiêu thụ nội địa; sản phẩm tinh bột sắn đã xuất khẩu 10.500 tấn, tổng giá trị gần 2 triệu USD, hiện nay vẫn tồn kho 15.000 tấn; quả mận Sơn La với sản lượng ước khoảng 67.000 tấn cũng bước vào vụ thu hoạch, nhưng thị trường tiêu thụ hiện cũng đang gặp khó khăn. Thời gian tới, nếu dịch bệnh COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát, hoạt động thông quan tại các cửa khẩu kiểm soát chặt chẽ, các sản phẩm nông sản chuẩn bị đến kỳ thu hoạch sẽ bị ảnh hưởng rất lớn...

 

Qua đánh giá, tỉnh ta xác định Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất, nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, sức mua của thị trường này giảm, vì vậy trước mắt, tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và các địa phương xác định thị trường trong nước là trọng tâm để tiêu thụ nông sản, cần tập trung tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại tại các thị trường truyền thống ở Hà Nội, Thanh Hóa và mở rộng ra các thị trường mới tiềm năng, như: Hải Phòng, Bắc Ninh, Nghệ An; Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh... Chủ động phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp &PTNT, các tỉnh, thành phố tổ chức các chương trình, hội nghị, sự kiện kết nối cung - cầu, đưa sản phẩm nông sản Sơn La vào các chợ đầu mối, các bếp ăn tập thể của các nhà máy lớn và các trường học; tổ chức các đoàn công tác đưa doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh đi kết nối, gặp gỡ và giao thương với doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ ngoài tỉnh; chủ động làm việc với Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc, Công ty cổ phần tập đoàn Uniseed; các siêu thị, trung tâm thương mại: Big C, AEON, Hapro, Lotte, Vinmart, Lanchi Mart, Mega Market để trao đổi, thỏa thuận kế hoạch thu mua nông sản, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc và các giải pháp tháo gỡ kịp thời; nghiên cứu xây dựng các điểm trưng bày, bán sản phẩm Sơn La tại các tỉnh, thành phố tập trung đông dân cư, khu công nghiệp ở Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh... Nâng cao hiệu quả hoạt động Điểm trưng bày sản phẩm nông sản của tỉnh tại Nhà khách Thanh Xuân...

 

 

Nông sản an toàn Sơn La được bày bán tại điểm trưng bày sản phẩm nông sản của tỉnh

tại Nhà khách Thanh Xuân (Hà Nội) năm 2019.

 

Cùng với đó, tỉnh ta cũng quyết liệt chỉ đạo, hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục đầu tư và đẩy nhanh tiến độ xây dựng để đưa vào hoạt động các nhà máy chế biến nông sản trọng điểm trên địa bàn tỉnh, như: Nhà máy chanh leo, rau, củ, quả xuất khẩu của Công ty  cổ phần Nafoods Tây Bắc tại Mộc Châu; Nhà máy chế biến rau, quả và đồ uống công nghệ cao của Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm công nghệ cao - Tập đoàn TH tại huyện Vân Hồ; Nhà máy chế biến của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao tại huyện Mai Sơn... Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các kho chứa, kho lạnh, tăng năng lực thu gom và thời gian bảo quản nông sản. Chủ động làm việc với các bộ, ngành Trung ương đề nghị hỗ trợ tỉnh Sơn La mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản sang các thị trường EU vừa ký Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) với Việt Nam; hỗ trợ tỉnh Sơn La tìm kiếm thị trường tiêu thụ, xuất khẩu mới để giảm phụ thuộc thị trường Trung Quốc; cung cấp thông tin về doanh nghiệp đầu mối xuất, nhập khẩu nông sản của một số thị trường trên thế giới.

 

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất trong thời gian này cần tăng cường áp dụng quy trình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GolobalGAP đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu, tăng sức cạnh tranh để đưa hàng hóa vào các siêu thị, trung tâm nông sản, các hệ thống cửa hàng nông sản cao cấp; điều chỉnh cơ cấu cây trồng thường xuyên bị tác động bởi tình hình thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan để chuyển dịch sang trồng vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, như: Giống dứa MD2, xoài, chanh leo, ngô ngọt... Áp dụng kỹ thuật chăm sóc cây trồng trái vụ, rải vụ để kéo dài thời gian thu hoạch và thích ứng với thị trường tiêu thụ và xuất khẩu nông sản...

Đình Thành
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

    Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

    Xã hội -
    Các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Những năm qua, tỉnh Sơn La đã và đang tập trung chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương chủ động tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
  • 'Mường La phát triển hạ tầng giao thông

    Mường La phát triển hạ tầng giao thông

    Nông thôn mới -
    Từ các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và huy động đóng góp của nhân dân, huyện Mường La quan tâm đầu tư phát triển mạng lưới giao thông, tạo  thuận lợi giao thương hàng hóa, lưu thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Hình thành thói quen “đã uống rượu bia thì không lái xe”

    Hình thành thói quen “đã uống rượu bia thì không lái xe”

    An toàn giao thông -
    Tháng 6 vừa qua, ông N.Đ.C ở tiểu khu 3/2, thị trấn Nông trường Mộc Châu đã bị Đội Cảnh sát Giao thông - Trật tự, Công an huyện Mộc Châu kiểm tra, xử phạt với hành vi không có giấy phép lái xe và có nồng độ cồn khi điều khiển xe máy. Đây là trường hợp “đặc biệt” với nhiều lần gây tai nạn khi điều khiển xe máy trong tình trạng say rượu.
  • 'Chung tay mua thẻ BHYT cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

    Chung tay mua thẻ BHYT cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

    Phấn đấu hoàn thành mục tiêu năm 2024, tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 96,1% dân số có mặt trên địa bàn, ngày 15/7/2024, UBND tỉnh đã có thư ngỏ gửi các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, kêu gọi mua thẻ BHYT tặng người dân có hoàn cảnh khó khăn. Sau 2 tháng triển khai, việc quyên góp mua thẻ BHYT đã lan tỏa sâu rộng, được các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tích cực hưởng ứng.
  • 'Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

    Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

    Khoa Giáo -
    Những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo cùng các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, tạo cơ hội bình đẳng, giúp các em được tiếp nhận và thụ hưởng dịch vụ giáo dục, tự tin hòa nhập với cộng đồng.
  • 'Bám sát địa bàn, bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở

    Bám sát địa bàn, bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở

    An ninh trật tự -
    Với tinh thần “Khi dân cần, khi dân khó có Công an”, cán bộ, chiến sĩ công an xã, Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai luôn chủ động, linh hoạt bám sát, nắm chắc tình hình địa bàn, phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.
  • 'Xây dựng đơn vị mẫu mực, tiêu biểu

    Xây dựng đơn vị mẫu mực, tiêu biểu

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Thực hiện mục tiêu xây dựng đơn vị “Mẫu mực, tiêu biểu”, từ đầu năm đến nay, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mai Sơn đã thực hiện nghiêm việc tổ chức lực lượng, rèn luyện và huấn luyện; duy trì nền nếp chế độ sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy. Đồng thời, chú trọng công tác hậu cần, kỹ thuật, tài chính kế hoạch và bảo vệ trang, thiết bị, chủ động trong mọi tình huống, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
  • 'Đảng bộ thị  trấn Bắc Yên đưa nghị quyết vào cuộc sống

    Đảng bộ thị  trấn Bắc Yên đưa nghị quyết vào cuộc sống

    Xây dựng Đảng -
    Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị trấn Bắc Yên nhiệm kỳ 2020-2025, đã có 5/16 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết, Đảng ủy tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra, tạo sự chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.