Đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất

Những năm qua, tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng cao, nhiều loại máy móc thiết bị đã được đưa vào sử dụng, góp phần bảo đảm thời vụ, tăng hệ số sử dụng đất và nâng cao năng suất, thay đổi phương thức canh tác, giảm sức lao động thủ công.

Người dân xã Cò Nòi (Mai Sơn) đưa cơ giới hóa vào sản xuất.

Tỉnh ta hiện có 50.750 ha lúa, 95.404 ha ngô, 37.017 ha sắn, 8.770 ha mía, 9.575 ha rau, trên 71.000 ha cây ăn quả và hàng nghìn ha cây công nghiệp khác... Nếu như trước đây, vào mỗi vụ canh tác, người dân phải mất rất nhiều thời gian và công sức từ làm đất, gieo trồng cho đến thu hoạch, thì nay mọi công đoạn đều được ứng dụng cơ giới hóa, giảm chi phí và ngày công lao động. Anh Tòng Văn Điện, bản Mạt, xã Chiềng Mung (Mai Sơn), cho biết: Gia đình tôi có 1 ha đất nông nghiệp, trước đây, để chuẩn bị được 1 ha đất gieo trồng, tôi phải sử dụng trâu, bò để cày, bừa làm gần một tuần mới xong. Nhưng từ khi mua được chiếc máy cày cầm tay đa năng, tôi chỉ cần làm trong 2 ngày. Điều này rất có lợi trong sản xuất, giúp giảm chi phí nhân công và tiến độ cũng nhanh hơn, việc xuống giống cây trồng đảm bảo kịp thời vụ. Đất được cày bằng máy tơi xốp, việc canh tác cũng thuận lợi hơn. Đặc biệt, mua một máy cày cầm tay từ 10 đến 12 triệu đồng, phù hợp với khả năng tài chính của nhiều hộ dân, mà chỉ bằng một nửa số tiền để mua một con trâu, bò.

Cùng với máy cày, những chiếc máy cắt cỏ, máy cắt chè, máy vắt sữa... cũng đang được nhiều nông dân đưa vào sử dụng phục vụ sản xuất. Anh Nguyễn Văn Tâm, bản Nà Cang, xã Hát Lót (Mai Sơn) chia sẻ: Sử dụng các loại máy móc trong sản xuất nông nghiệp, chúng tôi đỡ vất vả hơn rất nhiều. Gia đình tôi có 1,5 ha xoài và nhãn. Được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, chúng tôi không phun thuốc diệt cỏ mà sử dụng máy cắt cỏ, vừa bảo đảm môi trường, cỏ sau khi cắt được gom lại, phơi khô và ủ quanh gốc cây, tạo mùn và giữ ẩm cho cây.

Ngoài việc cơ giới hóa trong các khâu sản xuất, việc ứng dụng cơ giới hóa trong bảo quản, chế biến nông sản cũng được đầu tư mở rộng và đổi mới, như: sơ chế bảo quản ngô, chế biến mận, sơn tra; công nghệ sấy bảo quản, sơ chế sắn, nhãn, cà phê... góp phần làm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với hàng hóa nông sản. Theo thống kê của ngành Nông nghiệp & PTNT, đến nay việc cơ giới hóa sản xuất đã cơ bản được thực hiện đối với 100% diện tích mía, cao su, chè. Trong khâu chăm sóc, bảo vệ thực vật đối với sản xuất lúa và các cây trồng khác đạt trên 40%... Bên cạnh đó, hệ thống tưới tiết kiệm nước được thực hiện cho trên 500 ha các loại cây trồng như hoa, nấm, cà phê, chè, mía, rau các loại, cây ăn quả; ứng dụng nhà lưới, nhà kính 53 ha hoa, rau các loại, cây ăn quả. Việc cơ giới hóa chuồng trại và cung cấp thức ăn, nước uống, xử lý môi trường đối với chăn nuôi lợn đạt trên 80%; 100% số hộ chăn nuôi bò sữa sử dụng máy vắt sữa...

Theo tính toán của bà con nông dân và cán bộ chuyên môn, các loại cây trồng được sản xuất theo mô hình cơ giới hóa đồng bộ không chỉ tăng năng suất từ 15 - 20% trên diện tích canh tác mà còn giảm chi phí đầu vào từ 3 - 4 triệu đồng/ha/vụ, vừa tiết kiệm giống, thuốc bảo vệ thực vật nên lợi nhuận thu về cao hơn so với phương thức sản xuất thủ công truyền thống. Không những đem lại hiệu quả rõ rệt về kinh tế, việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp còn góp phần thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân, giảm tổn thất trong khâu thu hoạch, đẩy mạnh quá trình thâm canh, tăng vụ; từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, thuận lợi cho việc chỉ đạo, quản lý sản xuất và thu hút doanh nghiệp có vốn đầu tư vào liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

Để thực hiện mục tiêu đến năm 2030, áp dụng hầu hết các máy móc, thiết bị về cơ giới hóa vào các khâu trong sản xuất nông nghiệp, ngành Nông nghiệp & PTNT đang tiếp tục vận động người dân ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất để giải phóng sức lao động, góp phần tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành các sản phẩm nông sản. Đẩy mạnh công tác dồn điền, đổi thửa tạo điều kiện tập trung đất đai xây dựng cánh đồng lớn cho một số loại cây trồng, như cà phê, mía, ngô, sắn... Đồng thời, đầu tư nâng cấp, hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn phù hợp với việc đưa máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất.

Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

    Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

    Xã hội -
    Các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Những năm qua, tỉnh Sơn La đã và đang tập trung chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương chủ động tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
  • 'Mường La phát triển hạ tầng giao thông

    Mường La phát triển hạ tầng giao thông

    Nông thôn mới -
    Từ các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và huy động đóng góp của nhân dân, huyện Mường La quan tâm đầu tư phát triển mạng lưới giao thông, tạo  thuận lợi giao thương hàng hóa, lưu thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Hình thành thói quen “đã uống rượu bia thì không lái xe”

    Hình thành thói quen “đã uống rượu bia thì không lái xe”

    An toàn giao thông -
    Tháng 6 vừa qua, ông N.Đ.C ở tiểu khu 3/2, thị trấn Nông trường Mộc Châu đã bị Đội Cảnh sát Giao thông - Trật tự, Công an huyện Mộc Châu kiểm tra, xử phạt với hành vi không có giấy phép lái xe và có nồng độ cồn khi điều khiển xe máy. Đây là trường hợp “đặc biệt” với nhiều lần gây tai nạn khi điều khiển xe máy trong tình trạng say rượu.
  • 'Chung tay mua thẻ BHYT cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

    Chung tay mua thẻ BHYT cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

    Phấn đấu hoàn thành mục tiêu năm 2024, tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 96,1% dân số có mặt trên địa bàn, ngày 15/7/2024, UBND tỉnh đã có thư ngỏ gửi các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, kêu gọi mua thẻ BHYT tặng người dân có hoàn cảnh khó khăn. Sau 2 tháng triển khai, việc quyên góp mua thẻ BHYT đã lan tỏa sâu rộng, được các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tích cực hưởng ứng.
  • 'Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

    Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

    Khoa Giáo -
    Những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo cùng các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, tạo cơ hội bình đẳng, giúp các em được tiếp nhận và thụ hưởng dịch vụ giáo dục, tự tin hòa nhập với cộng đồng.
  • 'Bám sát địa bàn, bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở

    Bám sát địa bàn, bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở

    An ninh trật tự -
    Với tinh thần “Khi dân cần, khi dân khó có Công an”, cán bộ, chiến sĩ công an xã, Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai luôn chủ động, linh hoạt bám sát, nắm chắc tình hình địa bàn, phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.
  • 'Xây dựng đơn vị mẫu mực, tiêu biểu

    Xây dựng đơn vị mẫu mực, tiêu biểu

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Thực hiện mục tiêu xây dựng đơn vị “Mẫu mực, tiêu biểu”, từ đầu năm đến nay, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mai Sơn đã thực hiện nghiêm việc tổ chức lực lượng, rèn luyện và huấn luyện; duy trì nền nếp chế độ sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy. Đồng thời, chú trọng công tác hậu cần, kỹ thuật, tài chính kế hoạch và bảo vệ trang, thiết bị, chủ động trong mọi tình huống, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
  • 'Đảng bộ thị  trấn Bắc Yên đưa nghị quyết vào cuộc sống

    Đảng bộ thị  trấn Bắc Yên đưa nghị quyết vào cuộc sống

    Xây dựng Đảng -
    Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị trấn Bắc Yên nhiệm kỳ 2020-2025, đã có 5/16 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết, Đảng ủy tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra, tạo sự chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.