Phát huy truyền thống vẻ vang, khẳng định vai trò lãnh đạo - nhân tố quan trọng, quyết định mọi thắng lợi của cách mạng tại Sơn La (*)

Chương trình xây dựng nông thôn mới đã đạt kết quả bước đầu quan trọng. Xây dựng nông thôn mới có thể coi như một cuộc cách mạng đổi mới với nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Năm 2020 số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh là 49 xã; 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; số tiêu chí nông thôn mới bình quân đạt được bình quân/xã: 13,5 tiêu chí; thành phố Sơn La được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

                          

Trung tâm xã Tông Lạnh (Thuận Châu) ngày càng khang trang, đổi mới.

Ảnh: Phạm Đức

             

Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, ngành nghề và thị trường. Kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, trung tâm thương mại, siêu thị đến các chợ đầu mối, chợ trung tâm tại các đô thị, chợ huyện và chợ xã, ở các cụm dân cư; bảo đảm cung ứng các nhu cầu cơ bản cho đồng bào các dân tộc vùng cao, biên giới. Thương mại, dịch vụ quốc tế, đặc biệt trong hợp tác kinh tế với các địa phương nước bạn Lào ngày càng được đẩy mạnh, góp phần khai thác tiềm năng, củng cố quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt - Lào, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định biên giới, bảo đảm quốc phòng, an ninh chính trị trong tình hình mới. Du lịch có sự phát triển mạnh cả về số lượng khách, loại hình và sản phẩm; hạ tầng du lịch được tập trung quy hoạch và đầu tư. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ năm 2004 (theo giá so sánh) đạt 596,325 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 11.555 tỷ đồng; bình quân giai đoạn 2004-2020 tăng 20,1%; tỷ trọng ngành dịch vụ trong GRDP của tỉnh tăng từ 34,92% năm 2004 lên 38,74% năm 2020.

             

 Hoạt động tài chính, ngân hàng, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển đạt hiệu quả, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hoàn thiện. Công tác thu, chi có sự chuyển biến tích cực, chuyển dịch theo hướng tăng thu nội địa, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên. Những giải pháp huy động, sử dụng các nguồn lực đầu tư phát triển được triển khai đồng bộ, hiệu quả, thu hút được một số tập đoàn kinh tế, nhà đầu tư tiềm năng đến khảo sát và triển khai đầu tư trên địa bàn tỉnh, tiêu biểu như Tập đoàn TH; Tập đoàn Vingroup; Tập đoàn FLC, Tập đoàn Quế Tâm; Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)...

             

Hệ thống hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư, góp phần kết nối giao thương, phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường liên kết vùng. Hạ tầng thủy lợi được đầu tư xây dựng, nâng cấp theo hướng đa mục tiêu, góp phần bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Hạ tầng năng lượng, điện nông thôn phát triển, 97,5% hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia. Hạ tầng kỹ thuật đô thị được mở rộng, hạ tầng nông thôn được cải thiện rõ rệt, hạ tầng huyện mới thành lập, các khu công nghiệp, thương mại, bưu chính, viễn thông, y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao và du lịch được đầu tư ngày một đồng bộ, theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ của nhân dân.

             

Công tác sắp xếp, ổn định dân cư các xã, bản đặc biệt khó khăn, vùng tái định cư các công trình thủy điện được quan tâm. Đặc biệt, Sơn La đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hai cuộc đại di dân tái định cư để phục vụ xây dựng hai công trình thế kỷ: thủy điện Hòa Bình và thủy điện Sơn La. Riêng thủy điện Sơn La, đã di chuyển 12.584 hộ với 54.282 nhân khẩu của ba huyện Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu đến nơi ở mới. Vùng tái định cư các công trình thủy điện cơ bản được đầu tư đồng bộ, khoa học và công tác khuyến nông được triển khai tích cực; đời sống và sản xuất của nhân dân vùng tái định cư từng bước ổn định, được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

             

Văn hóa, xã hội phát triển, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân được cải thiện. Đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân được quan tâm. Các thiết chế văn hoá, thể thao, sinh hoạt cộng đồng được đầu tư và phát huy hiệu quả tích cực. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - đoàn thể, sự ủng hộ tích cực của cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần khơi dậy tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu hợp pháp, xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh. Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa đến năm 2020 đạt 70%; Tỷ lệ thôn, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa đến năm 2020 đạt 49,5%; Tỷ lệ cơ quan đơn vị đạt danh hiệu văn hóa đến năm 2020 đạt 97%.

             

Công tác bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa, lịch sử được quan tâm, đạt được nhiều kết quả tích cực. Các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; tư liệu, hiện vật như: Sách Thái cổ, sách Dao cổ, trống đồng, trang phục các dân tộc, sản phẩm đan lát...; di sản văn hóa phi vật thể của 9 dân tộc (Thái, Mông, Dao, Mường, Xinh Mun, Khơ Mú, La Ha, Lào, Kháng) về Tiếng nói, chữ viết; Ngữ văn dân gian; Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tập quán xã hội; Nghề thủ công truyền thống; Lễ hội truyền thống; Tri thức dân gian được rà soát, kiểm kê và lập hồ sơ khoa học quản lý. Đến năm 2020, tỉnh đã nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học được 13 di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, trong đó có 12 di sản đã được Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch công nhận và đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, chế tác, thể hiện, truyền dạy và tư liệu hóa 14 loại hình văn hóa truyền thống của các dân tộc. Thể dục, thể thao quần chúng ở cơ sở tiếp tục được phát triển rộng trên tất cả các đối tượng và địa bàn theo hướng xã hội hóa với nhiều hình thức đa dạng; chất lượng phong trào từng bước được nâng lên, tiếp tục được mở rộng, thu hút sự tham gia của đông đảo quần chúng, góp phần nâng cao sức khỏe, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh ở cơ sở và gắn với việc xây dựng nông thôn mới.

  (còn nữa)

             

Nguồn: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

             

 (*) Đầu đề do Tòa soạn đặt

 

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • '“Tượng đài mừng công” – khẳng định chiến thắng của quân và dân ta

    “Tượng đài mừng công” – khẳng định chiến thắng của quân và dân ta

    Cùng với di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, cụm Tượng đài tại di tích Bãi họp các quân binh chủng tuyên bố chiến thắng, mô tả Ðại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp với bộ đội các binh chủng, dân công hỏa tuyến và đồng bào các dân tộc trong buổi lễ mừng công Chiến dịch Ðiện Biên Phủ toàn thắng, cũng là một điểm dừng chân không thể bỏ qua khi đến với xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ.
  • 'Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Quốc phòng -
    Những năm qua, tuổi trẻ lực lượng Bộ đội Biên phòng Sơn La đã phát huy vai trò xung kích trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới; tham gia xây dựng “Thế trận biên phòng toàn dân” vững chắc, góp phần phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới của tỉnh, xây dựng được hình ảnh đẹp người lính quân hàm xanh.
  • 'Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Xã hội -
    Những năm qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã phối hợp với các đơn vị triển khai chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ bị khuyết tật khe hở môi, khe hở vòm miệng trên địa bàn tỉnh, mang lại nụ cười và cho các em một tương lai tốt đẹp hơn.
  • 'Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Gương sáng bản làng -
    Là thế hệ thứ 3 trong gia đình có nghề rèn truyền thống, lò rèn của gia đình ông Vì Văn Xiên, bản Pặt Pháy, xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp, vẫn sớm tối “đỏ lửa” trong gần 40 năm qua. Với những bí quyết gia truyền, sản phẩm rèn có độ tinh xảo, sắc và bền, được nhiều khách hàng ưa chuộng.
  • 'Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải cách hành chính -
    PAPI là Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam nhằm đo lường và so sánh trải nghiệm, cảm nhận của người dân về hiệu quả, chất lượng thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công của chính quyền địa phương. Thời gian qua, chính quyền các cấp trong tỉnh đã đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, góp phần nâng chỉ số PAPI tỉnh Sơn La năm 2023 vươn lên đứng thứ 30/63 tỉnh, thành phố, tăng 17 bậc so với năm 2022.
  • 'Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Kinh tế -
    Quỳnh Nhai hiện có hơn 10.000 ha mặt nước lòng hồ, đây là lợi thế để huyện phát triển nuôi cá lồng và đánh bắt thủy sản. Với sản lượng thủy sản nuôi và đánh bắt lớn, các HTX, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện đã từng bước phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương, xây dựng thương hiệu cá sông Đà của Quỳnh Nhai.
  • 'Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Mai Sơn đã huy động hiệu quả các nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, giúp hộ nghèo từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
  • 'Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp đang được nông dân trong tỉnh tích cực triển khai, áp dụng từ quy trình sản xuất đến quảng bá, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới hình thành nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.
  • 'HTX tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp

    HTX tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ nhau tiêu thụ sản phẩm, liên kết phát triển bền vững, HTX nông nghiệp An Phú, tổ 2, phường Chiềng An, Thành phố, là HTX tiêu biểu của tỉnh, đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho các thành viên và nhiều lao động.
  • 'Ổn định sản xuất, chăm lo đời sống người lao động

    Ổn định sản xuất, chăm lo đời sống người lao động

    Xã hội -
    Những ngày tháng 5 lịch sử, cán bộ, công nhân, người lao động tại các nhà máy trên địa bàn huyện Mai Sơn đang nỗ lực thi đua, sản xuất, phấn đấu lập nhiều thành tích chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và kỷ niệm 134 năm Ngày Quốc tế lao động 1/5.