Những nét riêng của gia vị trong ẩm thực vùng cao

Cô bạn người Hà Nội của tôi nhận xét rằng “Ẩm thực Sơn La đặc trưng nhất là vị cay nồng đậm đà, rất lạ miệng, tưởng khó ăn, nhưng ăn một lần là nhớ mãi, bởi hương vị rất riêng, không trộn lẫn, không thể tìm thấy ở đâu khác ngoài Sơn La”. Thật vậy, nét riêng ấy có được là nhờ những gia vị núi rừng phong phú gắn với cuộc sống thường ngày, được chế biến bởi những bàn tay khéo léo và tấm lòng chân thành, mến khách của đồng bào các dân tộc miền núi Tây Bắc.

                                       

Những loại gia vị cay nóng được dùng phổ biến trong ẩm thực vùng cao.

             

 Những loại gia vị cay nồng được thiên nhiên ban tặng đã trở thành thứ không thể thiếu trong mỗi bữa cơm nuôi lớn bao thế hệ người dân miền núi, giúp họ đi qua những mùa đông buốt giá, chống chịu lại thời tiết khắc nghiệt của vùng cao. Đó là mắc khén, món quà của núi rừng, loại gia vị đặc trưng của đồng bào Thái, được ví như “đệ nhất gia vị” của vùng Tây Bắc. Đó là những cây ớt nhỏ có sức sống bền vững qua năm tháng trong mỗi vườn nhà, được người vùng cao quý như cơm gạo, đến mùa chín đỏ là hái nhẹ tay, mang về hong khô, cất giữ cẩn thận. Đó là tỏi đơn, với chỉ một nhánh củ duy nhất lớn lên trong suốt cả mùa đông, sương muối phủ dày trên những cánh đồng nơi chân núi. Đó là gừng thuốc củ nhỏ, chân cuống có màu đỏ tía, được gây giống trồng năm này sang năm khác để không làm mất đi giống gừng cay thơm quý giá...

             

Cùng là cay nồng, nhưng mỗi gia vị lại mang đến cho người thưởng thức ấn tượng riêng mà chẳng cần quá nhạy cảm vị giác cũng có thể nhận ra. Với những ai lần đầu ăn mắc khén sẽ thường liên tưởng đến mù tạt bởi vị cay nồng sộc thẳng lên sống mũi, khi quen dần, lại thấy mắc khén có vị thật lạ, không quá cay như ớt, không quá nồng như mù tạt, vị tê tê nơi đầu lưỡi, hương thơm lan tỏa và giữ thật lâu trong miệng. Với ớt, đặc biệt nhất là ớt chỉ thiên tươi vừa hái, dằm trong bát chấm đỏ lựng, vị cay chạm đến tận cùng của vị giác, khiến ai không quen ăn phải xuýt xoa chảy nước mắt.

             

Người miền núi thích dùng ớt tươi nướng cháy trên than hồng, hay ớt khô giã nhỏ để gia giảm trong bát nước chấm, hay để tẩm ướp cho những món ăn hàng ngày. Còn với tỏi và gừng, hai thứ có vị nồng đậm và cay nóng vừa là gia vị, vừa được dùng như một loại kháng sinh tự nhiên, không thể thiếu trong đời sống của người vùng cao, nhất là trong những bữa cơm mùa đông giúp giữ ấm cơ thể và kháng bệnh tật.

             

Những gia vị này thường được kết hợp khi tẩm ướp nguyên liệu chế biến những món nướng, hấp, nộm hay xào mang hương vị hấp dẫn đặc biệt đối với mọi thực khách. Nhờ có mắc khén, tỏi, gừng và đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của những người phụ nữ dân tộc, các nguyên liệu phổ biến cũng trở thành món ăn ngon đặc trưng, được coi như đặc sản của Sơn La, như: thịt trâu gác bếp, pa pỉnh tộp (cá nướng), ba chỉ hun khói, gà hun khói,... với hương vị độc đáo và lạ lẫm, ăn một lần là nhớ.

             

Hay đơn giản chỉ là bát chẳm chéo cay nồng trong bữa cơm giản dị ngày đông bên bếp củi, chấm măng, rau cũng ngon, chấm thịt cũng hấp dẫn, mà chấm xôi cũng rất vừa miệng. Sự hòa quyện của những gia vị cay, nồng, bốc nóng trong một bát chéo có thể dung hòa mọi thực phẩm khi kết hợp cùng, kích thích thần kinh vị giác, làm nóng ấm cơ thể từ bên trong. Bữa cơm sau những chuyến đi rừng ngày mưa nhất định phải có bát canh gừng nóng hổi, thêm đĩa chéo ăn với xôi nếp, rau luộc, đủ ấm bụng, làm nóng cơ thể đang tê cóng vì lạnh, xua đi bao mệt nhọc, gian nan của cuộc sống mưu sinh.

             

Những ngày đông vùng cao nhiệt độ xuống thấp, quần áo mặc bao nhiêu lớp cũng vẫn thấy cái lạnh len vào da thịt buốt giá, bữa cơm đủ vị cay nồng, nóng ấm là cách giúp người ta chống chọi với thời tiết khắc nghiệt. Những gia vị của núi rừng cứ thế trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của bà con vùng cao và đi vào văn hóa ẩm thực miền núi như một nét riêng đặc sắc.

             

Thảo Nguyên

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bản tin Podcast ngày 2/5/2024

    Bản tin Podcast ngày 2/5/2024

    Audio -
    Tin tức đáng chú ý có trong Bản tin thời sự, thứ 5, ngày 2/5/2024: • Trao thưởng thành tích xuất sắc trong đấu tranh với tội phạm ma túy • Mường La mưa to, gió lốc gây thiệt hại trên 330 triệu đồng • Vòng sơ khảo Hội thi tìm kiếm tài năng nhí • Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ • Chính phủ Nhật Bản trao tặng huân chương cao quý cho nguyên Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương
  • 'Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026, phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Vương Đình Huệ.
  • '“Tượng đài mừng công” – khẳng định chiến thắng của quân và dân ta

    “Tượng đài mừng công” – khẳng định chiến thắng của quân và dân ta

    Cùng với di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, cụm Tượng đài tại di tích Bãi họp các quân binh chủng tuyên bố chiến thắng, mô tả Ðại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp với bộ đội các binh chủng, dân công hỏa tuyến và đồng bào các dân tộc trong buổi lễ mừng công Chiến dịch Ðiện Biên Phủ toàn thắng, cũng là một điểm dừng chân không thể bỏ qua khi đến với xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ.
  • 'Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Quốc phòng -
    Những năm qua, tuổi trẻ lực lượng Bộ đội Biên phòng Sơn La đã phát huy vai trò xung kích trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới; tham gia xây dựng “Thế trận biên phòng toàn dân” vững chắc, góp phần phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới của tỉnh, xây dựng được hình ảnh đẹp người lính quân hàm xanh.
  • 'Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Xã hội -
    Những năm qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã phối hợp với các đơn vị triển khai chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ bị khuyết tật khe hở môi, khe hở vòm miệng trên địa bàn tỉnh, mang lại nụ cười và cho các em một tương lai tốt đẹp hơn.
  • 'Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Gương sáng bản làng -
    Là thế hệ thứ 3 trong gia đình có nghề rèn truyền thống, lò rèn của gia đình ông Vì Văn Xiên, bản Pặt Pháy, xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp, vẫn sớm tối “đỏ lửa” trong gần 40 năm qua. Với những bí quyết gia truyền, sản phẩm rèn có độ tinh xảo, sắc và bền, được nhiều khách hàng ưa chuộng.
  • 'Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải cách hành chính -
    PAPI là Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam nhằm đo lường và so sánh trải nghiệm, cảm nhận của người dân về hiệu quả, chất lượng thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công của chính quyền địa phương. Thời gian qua, chính quyền các cấp trong tỉnh đã đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, góp phần nâng chỉ số PAPI tỉnh Sơn La năm 2023 vươn lên đứng thứ 30/63 tỉnh, thành phố, tăng 17 bậc so với năm 2022.
  • 'Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Kinh tế -
    Quỳnh Nhai hiện có hơn 10.000 ha mặt nước lòng hồ, đây là lợi thế để huyện phát triển nuôi cá lồng và đánh bắt thủy sản. Với sản lượng thủy sản nuôi và đánh bắt lớn, các HTX, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện đã từng bước phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương, xây dựng thương hiệu cá sông Đà của Quỳnh Nhai.
  • 'Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Mai Sơn đã huy động hiệu quả các nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, giúp hộ nghèo từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
  • 'Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp đang được nông dân trong tỉnh tích cực triển khai, áp dụng từ quy trình sản xuất đến quảng bá, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới hình thành nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.