Những món ăn độc đáo từ măng chua của người Thái

Người Thái chế biến măng chua chủ yếu từ măng tre (nó hốc, nó sáng). Ngoài ra, các loại măng bương, nứa, sặt, trúc... cũng có thể là nguyên liệu để chế biến măng chua. Người hái măng dùng thuổng đào những cây măng mới nhú khỏi mặt đất, gọi là “nó hảu”, có nơi gọi là “nó bẳn”, tức là măng củ. Để làm măng chua thì chủ yếu lấy phần còn non của cây măng, gọi là “nó bỏng”, “nó nhọt”. Theo kinh nghiệm, làm măng chua tốt nhất là măng củ (nó hảu).

 

Canh măng chua.

 

Măng lấy về được rửa sạch, nếu là măng dóng (nó bỏng) thì rửa sạch cả lớp phấn trong lòng cây măng. Sau khi để ráo nước, có thể thái mỏng, đập dập, hoặc nạo thành sợi nhỏ. Phổ biến là thái mỏng hoặc đập dập, vì như vậy măng sẽ ngấu, chua nhanh hơn. Măng được lèn kỹ vào các chum và bịt kín bằng lá dong, lá chuối, để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Khoảng 2 đến 3 ngày giở ra lèn kỹ lại, cứ như vậy đến khi măng ngấu và có thể để quanh năm, thậm chí để được vài năm. Khi lấy măng phải dùng những dụng cụ sạch, không dính dầu mỡ, nếu không sẽ bị hỏng.

Các món ăn từ măng chua khá đa dạng, phong phú và chiếm vị trí trọng tâm của mâm cơm người Thái. Nếu măng đã ngấu lâu ngày, phải vắt thật kỹ, đãi qua nước để bớt độ chua, đun nhỏ lửa cho sôi lâu, chín kỹ để không có mùi he, nồng của măng. Người Thái thường nấu canh măng chua với cá, tôm tép, ếch, nhái… Măng chua được xào với các thực phẩm trên đến khi chín, sém cạnh, tra mắm muối, đổ lượng nước vừa đủ, ninh kỹ, trước khi bắc xuống, cho gia vị là hành lá, tía tô, mùi tầu, canh măng chua được ăn ghém với rau sống. Ngoài ra, măng chua có thể nấu với nước luộc thịt lợn, gà, vịt... Đây là món ăn dân dã, dễ chế biến, hợp khẩu vị nhiều người.

Măng chua xào (nó xổm khủa): Cách chế biến ban đầu cũng giống như món canh. Tuy nhiên, người ta thường trộn đều, bóp nhuyễn măng chua sống với thịt gà, lòng gà chặt, thái miếng nhỏ, cá tép nhỏ, ướp khoảng 15-20 phút, cho nước rồi đun nhỏ lửa đến khi cạn, tiếp tục xào cháy cạnh mới bắc ra. Vị chua của măng, vị ngọt đậm của thịt cá hòa lẫn với vị tươi mát của rau thơm và vị cay nồng của ớt… Ai từng được thưởng thức những món ăn chế biến từ măng chua sẽ nhớ mãi.

Măng chua khô (nó héo): Măng chua được vớt ra, vắt kiệt nước, phơi nắng hoặc hong trên gác bếp đến khi khô rồi cho vào chõ xôi chín lên, sau đó phơi khô để ăn dần. Trước khi nấu, măng chua khô được ngâm nước cho nở ra rồi có thể nấu canh xương, hoặc xào lòng gà. Đặc biệt, món măng chua khô nộm với tai lợn, thịt ba chỉ thái mỏng thêm gia vị tỏi, ớt, rau thơm được nhiều người ưa thích.

Nước măng chua (nặm xổm lanh): Nước măng được đun sôi, cô đặc để nước có mầu mận chín, gọi là “nặm xổm lanh”- nước chua đỏ. Nước măng chua thường dùng để ăn gỏi cá. Nước măng chua còn là một thứ nước chấm độc đáo của người Thái. Chỉ cần một ít thịt bò băm nhỏ, rang khô hoặc vài con cá nhỏ nướng chín, băm nhuyễn, trộn đều với các loại gia vị và nước măng chua là đã có món nước chấm rau sống đậm đà gọi là “lạp súc”, “cỏi súc” (các món lạp và gỏi chín).

Những món ăn từ măng chua của người Thái chế biến đơn giản, góp phần làm phong phú thêm những loại ẩm thực độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc, được nhiều du khách thưởng thức khi đến với Tây Bắc.

Lò Bình Minh (Trường Đại học Tây Bắc)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bản tin Podcast ngày 2/5/2024

    Bản tin Podcast ngày 2/5/2024

    Audio -
    Tin tức đáng chú ý có trong Bản tin thời sự, thứ 5, ngày 2/5/2024: • Trao thưởng thành tích xuất sắc trong đấu tranh với tội phạm ma túy • Mường La mưa to, gió lốc gây thiệt hại trên 330 triệu đồng • Vòng sơ khảo Hội thi tìm kiếm tài năng nhí • Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ • Chính phủ Nhật Bản trao tặng huân chương cao quý cho nguyên Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương
  • 'Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026, phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Vương Đình Huệ.
  • '“Tượng đài mừng công” – khẳng định chiến thắng của quân và dân ta

    “Tượng đài mừng công” – khẳng định chiến thắng của quân và dân ta

    Cùng với di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, cụm Tượng đài tại di tích Bãi họp các quân binh chủng tuyên bố chiến thắng, mô tả Ðại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp với bộ đội các binh chủng, dân công hỏa tuyến và đồng bào các dân tộc trong buổi lễ mừng công Chiến dịch Ðiện Biên Phủ toàn thắng, cũng là một điểm dừng chân không thể bỏ qua khi đến với xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ.
  • 'Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Quốc phòng -
    Những năm qua, tuổi trẻ lực lượng Bộ đội Biên phòng Sơn La đã phát huy vai trò xung kích trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới; tham gia xây dựng “Thế trận biên phòng toàn dân” vững chắc, góp phần phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới của tỉnh, xây dựng được hình ảnh đẹp người lính quân hàm xanh.
  • 'Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Xã hội -
    Những năm qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã phối hợp với các đơn vị triển khai chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ bị khuyết tật khe hở môi, khe hở vòm miệng trên địa bàn tỉnh, mang lại nụ cười và cho các em một tương lai tốt đẹp hơn.
  • 'Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Gương sáng bản làng -
    Là thế hệ thứ 3 trong gia đình có nghề rèn truyền thống, lò rèn của gia đình ông Vì Văn Xiên, bản Pặt Pháy, xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp, vẫn sớm tối “đỏ lửa” trong gần 40 năm qua. Với những bí quyết gia truyền, sản phẩm rèn có độ tinh xảo, sắc và bền, được nhiều khách hàng ưa chuộng.
  • 'Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải cách hành chính -
    PAPI là Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam nhằm đo lường và so sánh trải nghiệm, cảm nhận của người dân về hiệu quả, chất lượng thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công của chính quyền địa phương. Thời gian qua, chính quyền các cấp trong tỉnh đã đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, góp phần nâng chỉ số PAPI tỉnh Sơn La năm 2023 vươn lên đứng thứ 30/63 tỉnh, thành phố, tăng 17 bậc so với năm 2022.
  • 'Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Kinh tế -
    Quỳnh Nhai hiện có hơn 10.000 ha mặt nước lòng hồ, đây là lợi thế để huyện phát triển nuôi cá lồng và đánh bắt thủy sản. Với sản lượng thủy sản nuôi và đánh bắt lớn, các HTX, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện đã từng bước phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương, xây dựng thương hiệu cá sông Đà của Quỳnh Nhai.
  • 'Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Mai Sơn đã huy động hiệu quả các nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, giúp hộ nghèo từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
  • 'Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp đang được nông dân trong tỉnh tích cực triển khai, áp dụng từ quy trình sản xuất đến quảng bá, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới hình thành nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.