Ngăn ngừa suy thoái trong công nghiệp văn hóa

Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) Việt Nam, diễn ra ngày 22-12-2023 ở Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu: Cần có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức, tư duy đến hành động, đổi mới tư duy, đột phá trong cách làm... đồng thời nhận diện thời cơ, thách thức của CNVH Việt Nam trong thời gian tới...

Tư duy phiến diện và hành động “ăn xổi”

Công nghiệp văn hóa là một khái niệm có biên độ tư duy và phạm vi ứng dụng rộng, đa ngành, đa lĩnh vực, đa phương thức. Trên thế giới, tùy vào trình độ phát triển kinh tế-xã hội và đặc trưng văn hóa, mỗi quốc gia có cách phát triển CNVH khác nhau.

Tại Việt Nam, CNVH trên thực tế đang là lĩnh vực khá non trẻ. Trong thời kỳ đổi mới, hội nhập, Đảng, Nhà nước ta đã có định hướng phát triển CNVH từ sớm và tư duy phát triển CNVH được bổ sung, phát triển qua từng nhiệm kỳ, từng giai đoạn phát triển đất nước. Tuy nhiên, việc đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống trên lĩnh vực này vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế.

Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành CNVH của Chính phủ ngày 22-12-2023 đã chỉ rõ: Nội dung, hình thức sản phẩm, dịch vụ trong các lĩnh vực CNVH còn hạn chế (thiếu những sản phẩm, tác phẩm lớn, phản ánh được hơi thở, sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; một số tác phẩm có biểu hiện "lệch chuẩn"); dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài...

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Ảnh minh họa: tuyengiao.vn

Sự “lệch chuẩn” trong CNVH, từ những góc nhìn cận cảnh trên thực tế, có thể thấy, nó xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển CNVH của Đảng. Từ đó dẫn đến tư duy phiến diện trong một bộ phận tổ chức, cá nhân làm văn hóa. Lối tư duy ấy sinh ra cách làm thực dụng, “ăn xổi”. Đơn cử, tại TP Hồ Chí Minh, ngành công nghiệp giải trí có sự bứt phá, vươn lên bằng các mô hình xã hội hóa. Sự huy động các nguồn lực, trong đó có nguồn lực từ kiều bào và hợp tác quốc tế đã thổi một luồng gió mới cho thị trường giải trí ở TP Hồ Chí Minh.

Hàng loạt mô hình sân khấu xã hội hóa, hãng phim tư nhân, công ty dịch vụ giải trí... ra đời, đem đến cho thị trường sự đa dạng về loại hình, phong phú về sản phẩm. Nhưng rồi, chỉ được một thời gian, nhiều mô hình đã bị thoái trào, nhiều doanh nghiệp giải thể, nhiều sân khấu đóng cửa, một số hãng phim chỉ còn cái tên trong quá khứ. Thậm chí, không ít tổ chức, cá nhân (trong đó có một số người nổi tiếng) vi phạm pháp luật đã bị truy tố.

Nhìn từ khía cạnh văn hóa tư tưởng, có thể thấy, điều đáng lo ngại hiện nay chính là những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống trong CNVH. Để kiếm nhiều tiền, muốn nhanh chóng nổi tiếng, không ít tổ chức, cá nhân sẵn sàng sử dụng chiêu trò phản cảm bằng mọi giá. Sự xuất hiện nhan nhản các danh hiệu tự phong, kiểu như: “Nữ hoàng”, “ông vua”, “nam thần”, “thánh nữ”, “ngôi sao”... cùng việc “bội thực” các cuộc thi nhan sắc khiến tình trạng “lệch chuẩn” trong thị trường giải trí ngày càng phức tạp. Bên cạnh đó là sự “lệch chuẩn” về tư tưởng, nội dung tác phẩm.

Những ồn ào dư luận xoay quanh một số bộ phim điện ảnh, tác phẩm văn học thời gian qua cho thấy, nhiều giá trị cốt lõi của văn hóa, truyền thống dân tộc bị “hư cấu” theo những góc nhìn phiến diện. Phẩm chất anh hùng, lòng yêu nước hun đúc nên cốt cách dân tộc bị “pha loãng”, trở nên hời hợt, nhạt nhòa. Thậm chí, có lúc nó bị biến thành công cụ, chi tiết để chọc cười, câu khách...

Xu thế tất yếu và tính cấp thiết “lấy xây để chống”

Nguyên nhân căn bản của những hạn chế, bất cập nêu trên chính là do môi trường CNVH bị chi phối, ảnh hưởng bởi chủ nghĩa cá nhân. Thực trạng này đòi hỏi phải chấn chỉnh, khắc phục cách làm “ăn xổi”, manh mún, chụp giật; đồng thời phải đổi mới mạnh mẽ nhận thức, tư duy và hành động trong CNVH. Báo cáo tổng kết công tác năm 2023 của ngành tuyên giáo TP Hồ Chí Minh do đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP Hồ Chí Minh trình bày tại hội nghị ngày 28-12-2023 cũng nêu rõ: Công tác đấu tranh, phòng, chống luận điểm xấu độc trên không gian mạng thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật chưa kịp thời; việc thực hiện cơ chế đặt hàng tác phẩm văn học nghệ thuật đối với đội ngũ sáng tạo ngoài công lập chưa tạo được sự thu hút đối với các nguồn lực xã hội...

Phát triển CNVH là xu thế tất yếu. Trong chiến lược phát triển Việt Nam hùng cường, tiềm năng, thế mạnh từ văn hóa dân tộc cần được khai mở, tận dụng, phát triển một cách mạnh mẽ, toàn diện. Đại hội XIII của Đảng xác định: “Khẩn trương triển khai có trọng tâm, trọng điểm ngành CNVH và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị, tinh hoa và thành tựu mới của văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới”.

Để CNVH phát triển bền vững với tinh thần khẩn trương theo định hướng của Đảng, phương châm kết hợp “xây” và “chống”, “lấy xây để chống” cần được nhất quán từ chủ trương vĩ mô đến ứng dụng, phát triển các mô hình, loại hình từ cơ sở. Chính sách kinh tế trong văn hóa và văn hóa trong kinh tế được Đảng ta xác định trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (năm 1998) chính là một trong những nguyên tắc nền tảng để đổi mới tư duy, hành động “xây” và “chống” trong CNVH. Mục tiêu phát triển đã được Chính phủ xác định rõ, đến năm 2030 đạt 7% tổng sản phẩm trong nước (GDP) từ CNVH.

Cơ cấu CNVH bao gồm nhiều lĩnh vực, song ưu tiên phát triển các ngành có nhiều lợi thế, tiềm năng, như: Điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, thủ công mỹ nghệ, quảng cáo, phần mềm và các trò chơi giải trí, truyền hình và phát thanh, thời trang, du lịch văn hóa...

Các ngành ưu tiên phát triển cũng chính là những lĩnh vực chứa đựng nhiều yếu tố nhạy cảm. Thời cơ cho CNVH rất lớn, nhưng thách thức cũng đến từ chính yếu tố nhạy cảm của nó mà nhiều khi hiệu lực luật pháp không can thiệp được.

Để “xây” và “chống” có hiệu quả, phải lấy vũ khí văn hóa đạo đức đẩy lùi mầm mống phản văn hóa, quét sạch chủ nghĩa cá nhân trong hoạt động văn hóa. Mục tiêu kinh tế của CNVH không chỉ có việc nâng tầm, nâng chất lượng các yếu tố về nhân lực, vật chất, công nghệ... mà cần coi trọng giá trị cốt lõi của văn hóa. Cùng với đẩy mạnh công tác giáo dục lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong môi trường CNVH, cần phát huy vai trò của các tổ chức hội, đoàn, hiệp hội từ Trung ương đến địa phương trong quản lý, định hướng lao động nghề nghiệp của văn nghệ sĩ và doanh nghiệp.

Để “xây” tốt thì phải ngăn ngừa mầm mống suy thoái ngay từ tư duy, ý tưởng sáng tạo, biểu diễn, phổ biến tác phẩm. Vai trò nòng cốt của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong các hội, đoàn, hiệp hội cần được đề cao để hội viên các ngành, các lĩnh vực có môi trường lao động, cống hiến lành mạnh, đúng định hướng của Đảng. Muốn CNVH phát triển bền vững, phải đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để có tác phẩm lớn.

Tác phẩm lớn xứng tầm thời đại luôn được hình thành trên nền tảng truyền thống văn hóa, cốt cách dân tộc. Rời bỏ giá trị cốt lõi ấy, tác phẩm chỉ là sự vay mượn, lai căng, nó có thể gây sốt thị trường ở một lúc, một nơi nào đó, nhưng chắc chắn khó tránh khỏi "chết yểu". Mà bản chất CNVH thì không thể nào chấp nhận những "cái chết" kiểu như vậy.

Theo QĐND
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bản tin Podcast ngày 2/5/2024

    Bản tin Podcast ngày 2/5/2024

    Audio -
    Tin tức đáng chú ý có trong Bản tin thời sự, thứ 5, ngày 2/5/2024: • Trao thưởng thành tích xuất sắc trong đấu tranh với tội phạm ma túy • Mường La mưa to, gió lốc gây thiệt hại trên 330 triệu đồng • Vòng sơ khảo Hội thi tìm kiếm tài năng nhí • Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ • Chính phủ Nhật Bản trao tặng huân chương cao quý cho nguyên Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương
  • 'Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026, phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Vương Đình Huệ.
  • '“Tượng đài mừng công” – khẳng định chiến thắng của quân và dân ta

    “Tượng đài mừng công” – khẳng định chiến thắng của quân và dân ta

    Cùng với di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, cụm Tượng đài tại di tích Bãi họp các quân binh chủng tuyên bố chiến thắng, mô tả Ðại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp với bộ đội các binh chủng, dân công hỏa tuyến và đồng bào các dân tộc trong buổi lễ mừng công Chiến dịch Ðiện Biên Phủ toàn thắng, cũng là một điểm dừng chân không thể bỏ qua khi đến với xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ.
  • 'Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Quốc phòng -
    Những năm qua, tuổi trẻ lực lượng Bộ đội Biên phòng Sơn La đã phát huy vai trò xung kích trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới; tham gia xây dựng “Thế trận biên phòng toàn dân” vững chắc, góp phần phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới của tỉnh, xây dựng được hình ảnh đẹp người lính quân hàm xanh.
  • 'Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Xã hội -
    Những năm qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã phối hợp với các đơn vị triển khai chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ bị khuyết tật khe hở môi, khe hở vòm miệng trên địa bàn tỉnh, mang lại nụ cười và cho các em một tương lai tốt đẹp hơn.
  • 'Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Gương sáng bản làng -
    Là thế hệ thứ 3 trong gia đình có nghề rèn truyền thống, lò rèn của gia đình ông Vì Văn Xiên, bản Pặt Pháy, xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp, vẫn sớm tối “đỏ lửa” trong gần 40 năm qua. Với những bí quyết gia truyền, sản phẩm rèn có độ tinh xảo, sắc và bền, được nhiều khách hàng ưa chuộng.
  • 'Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải cách hành chính -
    PAPI là Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam nhằm đo lường và so sánh trải nghiệm, cảm nhận của người dân về hiệu quả, chất lượng thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công của chính quyền địa phương. Thời gian qua, chính quyền các cấp trong tỉnh đã đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, góp phần nâng chỉ số PAPI tỉnh Sơn La năm 2023 vươn lên đứng thứ 30/63 tỉnh, thành phố, tăng 17 bậc so với năm 2022.
  • 'Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Kinh tế -
    Quỳnh Nhai hiện có hơn 10.000 ha mặt nước lòng hồ, đây là lợi thế để huyện phát triển nuôi cá lồng và đánh bắt thủy sản. Với sản lượng thủy sản nuôi và đánh bắt lớn, các HTX, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện đã từng bước phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương, xây dựng thương hiệu cá sông Đà của Quỳnh Nhai.
  • 'Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Mai Sơn đã huy động hiệu quả các nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, giúp hộ nghèo từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
  • 'Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp đang được nông dân trong tỉnh tích cực triển khai, áp dụng từ quy trình sản xuất đến quảng bá, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới hình thành nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.