Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp ở huyện Sông Mã đã triển khai hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách, nhằm xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, để cuộc sống bà con nơi vùng biên giới ngày càng ấm no.
Phát huy tiềm năng lợi thế, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh cao, huyện Sông Mã đã tập trung chỉ đạo, quy hoạch, định hướng và khuyến khích nhân dân ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, hình thành các vùng sản xuất tập trung, gắn với xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng tiêu thụ sản phẩm an toàn, từ đó, xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững, nâng cao đời sống nhân dân.
Vừa sau Tết Nguyên đán chưa lâu, nông dân miền tây Nam Bộ đã lâm vào cảnh lao đao khi điệp khúc "được mùa rớt giá" tái diễn. Hàng chục nghìn héc-ta cam sành ở tỉnh Vĩnh Long đang vào mùa thu hoạch rộ nhưng giá liên tục giảm sâu, thương lái vắng bóng, ế hàng dội chợ khiến nông dân trước nguy cơ thua lỗ nặng.
Thời điểm này, dọc quốc lộ 6 qua địa phận các huyện Mai Sơn, Yên Châu, trên các triền đồi, những vạt xoài đang đua nhau bung nở những chùm hoa li ti, vàng nhạt. Nông dân đang tích cực thăm vườn, tập trung chăm bón với hy vọng vụ xoài năm 2023 được mùa, được giá.
Ngày 23/2, Viện Nghiên cứu Rau quả, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc tại Việt Nam (FAO) tổ chức Hội nghị đầu bờ về “Sản xuất rau trong nhà kính” tại huyện Mộc Châu.
Ngày 23/2, tại huyện Mộc Châu, Công ty TNHH Bayer Việt Nam đã tổ chức giới thiệu giống ngô lai F1 9979C có nhiều đặc tính ưu việt về khả năng sinh trưởng, khả năng chống chịu các điều kiện thời tiết bất thuận, trồng được ở nhiều chân đất khác nhau như: đất bãi, đất đồi và đặc biệt ở khu vực đồi cao có điều kiện khí hậu khắc nghiệt và cho năng suất vượt trội.
Sau gần 6 năm thành lập và đi vào hoạt động, đến nay, HTX nông nghiệp A Cao, bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ đã phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của vùng, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho lao động ở địa phương.
Những năm qua, Công đoàn ngành Nông nghiệp và PTNT tổ chức nhiều hoạt động công đoàn và phong trào công nhân sôi nổi. Nhiều năm liên tục, Công đoàn ngành được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; năm 2020, được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng bằng khen, năm 2021, được Liên đoàn Lao động tỉnh tặng Bằng khen và Cờ thi đua dẫn đầu khối công đoàn ngành, Công đoàn Viên chức tỉnh năm 2022.
30 năm gắn bó với nông nghiệp, nông dân và nông thôn, hệ thống khuyến nông của tỉnh không ngừng phát triển, đổi mới hoạt động phù hợp tình hình thực tiễn; thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình nông nghiệp hiệu quả, hướng tới phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.
Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, đã thu hút đông đảo cán bộ, hội viên các cấp hội nông dân huyện Sốp Cộp tham gia. Qua phong trào, đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, tạo việc làm, nâng cao đời sống, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Sau gần 4 tháng gieo trồng, những ruộng tỏi xanh tốt ở Yên Châu bắt đầu rũ lá ngả vàng, nông dân bước vào mùa thu hoạch tỏi. Những chuyến xe thu mua tỏi ra vào tấp nập, báo hiệu một vụ tỏi được mùa.
Hiện nay, toàn tỉnh có trên 500 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp. Việc kiểm soát chất lượng các loại vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất luôn được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chú trọng, góp phần nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp.
Sau hơn một năm trồng cây bí đao ở xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp, bước đầu cho thấy phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây; cây sinh trưởng và phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.
Là xã có diện tích mận hậu nhiều nhất của huyện Yên Châu, thời điểm này, hàng nghìn ha mận hậu trên địa bàn xã Phiêng Khoài đang trong thời kỳ rụng hoa và bắt đầu kết trái. Trên các sườn đồi tại bản Hang Mon 1, 2, Kim Chung 1, 2, 3 và Cồn Huốt, các chủ vườn và các thành viên HTX đang tất bật chăm sóc, với mong muốn có thêm vụ mận bội thu.
Phát triển nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nhân dân, huyện Vân Hồ đã và đang tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện cho nhân dân đưa vào trồng thử nghiệm các loại cây trồng mới có giá trị kinh tế cao, gắn với ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất.
Yên Châu địa phương có diện tích trồng xoài lớn nhất tỉnh. Thời điểm này, các chủ vườn đang tập trung chăm sóc xoài thời kỳ ra hoa, đậu quả. Những năm gần đây, thời tiết diễn biến bất thường, việc áp dụng linh hoạt các biện pháp kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất trong chăm sóc xoài có vai trò quan trọng trong việc quyết định năng suất, chất lượng mùa vụ.
Với chủ trương đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa gắn với chế biến, nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm, huyện Mai Sơn đang tập trung phát triển các cây trồng chủ lực, như: Cà phê, mía, cây ăn quả, rau màu, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, tạo nguồn thu bền vững cho nông dân.
Ngay đầu vụ sản xuất, huyện Yên Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn huy động nhân dân tập trung cải tạo, nạo vét hệ thống mương nội đồng; sửa chữa, bảo dưỡng, duy tu các trạm bơm, bố trí nhân lực, phương tiện vận hành công trình thủy lợi, bảo đảm nước phục vụ sản xuất vụ xuân.
Đến nay, Việt Nam đã tham gia và đang triển khai 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA), đồng thời tiếp tục đàm phán Hiệp định thương mại tự do mới với Israel, Canada.