Chủ động các phương án phòng, chống thiên tai

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Sốp Cộp đã xảy ra 1 đợt rét đậm, rét hại, 5 đợt gió lốc, mưa đá, 6 đợt mưa lũ, làm 51 nhà ở bị sập, hư hỏng, 6 điểm trường bị tốc mái; 491 điểm sạt lở, hư hỏng đường tuần tra biên giới, đường liên xã, liên bản; lũ cuốn trôi 69 phai tạm, phai chắn lũ, 792 m kênh mương bị bồi lấp, hư hỏng... ước tính thiệt hại trên 12 tỷ đồng, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân trong toàn huyện.

 

 

Diễn tập ứng phó lũ bão và tìm kiếm cứu nạn tại xã Nậm Lạnh (Sốp Cộp).

 

Để hạn chế những thiệt hại của thiên tai gây ra, ngay từ đầu năm, huyện Sốp Cộp đã chỉ đạo các xã, cơ quan, đơn vị trên địa bàn củng cố, kiện toàn ban chỉ huy PCTT&TKCN; chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ” và “ba sẵn sàng”, với những công việc cụ thể, như: Tổ chức thực hiện tốt chỉ đạo của Trung ương, của địa phương về tăng cường công tác PCTT&TKCN; thực hiện nghiêm chế độ trực 24/24 theo quy định, tổng hợp báo cáo thông tin 2 chiều định kỳ, đột xuất theo tình hình thiệt hại của địa phương; tham gia tích cực các cuộc diễn tập, tập huấn về công tác PCTT&TKCN... Đồng thời, hướng dẫn các xã, cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang trên địa bàn xây dựng phương án phòng, chống thiên tai, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư tại chỗ, sẵn sàng ứng phó với thiên tai.

 

Với đặc thù địa hình đồi núi, độ dốc lớn và nhiều dòng suối, các xã trên địa bàn huyện đều có nguy cơ lũ quét, sạt lở, ngập lụt, đặc biệt là các bản thuộc hạ lưu các suối Nậm Ca, Nậm Lạnh, Nặm Ban thuộc các xã: Mường Và, Nậm Lạnh, Dồm Cang, Púng Bánh. Trước thực tế đó, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện và các xã đã trực tiếp đi kiểm tra tình hình, đưa ra dự báo các vùng xung yếu có nguy cơ tiềm ẩn bị thiên tai để chủ động ứng phó. Đối với các khu vực xung yếu, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra thiên tai, các cơ quan chuyên môn đều tiến hành cắm biển cảnh báo cho người dân phòng tránh; lắp đặt hệ thống cảnh báo để kịp thời thông báo cho người dân khi xảy ra mưa lũ và sạt lở đất, đảm bảo giao thông, thông tin liên lạc thông suốt... Tập trung chỉ đạo việc thực hiện chằng, chống nhà ở, trường học, các trạm phát thanh, an toàn hành lang lưới điện, hành lang giao thông, các công trình công cộng, khu dân cư... đảm bảo an toàn trong phòng, tránh thiệt hại do lốc, sét đánh, lũ lụt, sạt lở. Riêng đối với việc di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm, huyện đã chỉ đạo các xã tăng cường công tác kiểm tra, rà soát các vùng trọng điểm có dân sinh sống ở ven đồi, triền núi, ven suối khi có nguy cơ bị sạt lở, tuyên truyền, vận động người dân nhanh chóng di dời đến nơi an toàn.

 

Ông Lò Văn Việt, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phó Trưởng Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện cho biết: Đơn vị luôn cập nhật thông tin thiên tai trên địa bàn, thường xuyên báo cáo ban chỉ huy để xử lý kịp thời khi có tình huống xảy ra. Chủ động phân công cán bộ đi cơ sở đôn đốc các địa phương, đơn vị kiểm tra an toàn các công trình thủy lợi, trước trong và sau bão lũ; phối hợp, đôn đốc các đơn vị liên quan hoàn thành việc tu sửa các công trình phòng chống lũ bão trước tháng 5 hằng năm. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan chủ động kế hoạch dự trữ giống, phân bón và các điều kiện vật tư cần thiết để phục hồi sản xuất sau thiên tai.

 

Chủ động xây dựng phương án phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và chuẩn bị chu đáo về lực lượng, phương tiện ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, là những biện pháp chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền và các ngành chức năng của huyện Sốp Cộp đã và đang triển khai trong thời gian qua. Song, về phía người dân cũng cần phải chủ động trong việc ứng phó với những bất thường do thiên tai gây ra để công tác phòng, chống thiên tai đạt hiệu quả cao nhất, góp phần quan trọng trong giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

Mạnh Hùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa lũ

    Đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa lũ

    An toàn giao thông -
    Hằng năm, mưa lũ gây thiệt hại, hư hỏng nhiều công trình giao thông trên địa bàn tỉnh. Chủ động ứng phó với thiên tai, Sở Giao thông vận tải đã xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; phối hợp chặt chẽ với các địa phương và các cơ quan, lực lượng chức năng bảo đảm giao thông luôn thông suốt trong mùa mưa lũ.
  • 'Chăm lo đời sống cho phụ nữ và trẻ em

    Chăm lo đời sống cho phụ nữ và trẻ em

    Xã hội -
    Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gồm 10 dự án thành phần. Trong đó, Hội LHPN Việt Nam chủ trì Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”. Tại tỉnh Sơn La, các hoạt động của dự án đã và đang được Hội LHPN tỉnh chỉ đạo triển khai, góp phần hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ và trẻ em.
  • 'Diện mạo nông thôn mới Mường Chiên

    Diện mạo nông thôn mới Mường Chiên

    Nông thôn mới -
    Nằm cách trung tâm huyện Quỳnh Nhai 40 km, xã Mường Chiên có 3 bản với hơn 400 hộ, hơn 1.700 nhân khẩu. Bà con nơi đây luôn đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, đặc biệt là phát huy nội lực chung sức xây dựng nông thôn mới.
  • 'Tập trung khắc phục hạn chế trong chuyển đổi số ở Mường La

    Tập trung khắc phục hạn chế trong chuyển đổi số ở Mường La

    Chuyển đổi số -
    Năm 2023, huyện Mường La đã tập trung đẩy mạnh các giải pháp triển khai thực hiện chuyển đổi số; trong đó, tỷ lệ giải quyết hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến của huyện Mường La đạt 70,2%, tỷ lệ văn bản phát hành trên hệ thống đạt 98,3%. Tuy nhiên, theo kết quả đánh giá xếp loại của tỉnh về chuyển đổi số, huyện Mường La đạt mức trung bình, với 503,9 điểm và xếp cuối cùng trong các huyện, thành phố của tỉnh.
  • 'Sản xuất nông nghiệp theo lợi thế vùng

    Sản xuất nông nghiệp theo lợi thế vùng

    Nông nghiệp -
    Là huyện có nguồn đất đai phì nhiêu, khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng, huyện Mai Sơn đã quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, chuỗi liên kết, tăng giá trị sản phẩm, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở xã Chiềng Đen

    Phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở xã Chiềng Đen

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2021-2025, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La đã xây dựng nhiều mô hình sáng tạo, phù hợp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an trật tự và xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh.
  • 'Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người lính quân hàm xanh

    Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người lính quân hàm xanh

    Đồn Biên phòng Chiềng Tương có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ hơn 26 km đường biên giới, 11 mốc quốc giới, thuộc địa bàn các xã Chiềng Tương, Lóng Phiêng, huyện Yên Châu. Những năm qua, cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị luôn đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trọng tâm là xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
  • 'Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã gương mẫu

    Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã gương mẫu

    Gương sáng bản làng -
    Hơn 13 năm qua, anh Tòng Văn Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, luôn năng động, tận tụy với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện hiệu quả công tác quân sự, quốc phòng địa phương.
  • 'Người hâm mộ mong đợi gì ở Huấn luyện viên Kim Sang-sik?

    Người hâm mộ mong đợi gì ở Huấn luyện viên Kim Sang-sik?

    Thể thao -
    Chiều 6/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã ký hợp đồng và công bố huấn luyện viên (HLV) trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia và đội tuyển U23 Việt Nam là ông Kim Sang-sik (Hàn Quốc). Sau thời kỳ thành công của bóng đá Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang-seo, chất lượng cầu thủ không còn được như trước là nguyên nhân chính dẫn tới thất bại của HLV người Pháp Philippe Troussier. Sự góp mặt của tân HLV Kim Sang-sik được kỳ vọng sẽ lấy lại niềm tin của người hâm mộ bóng đá Việt Nam.
  • 'Nông trường Mộc Châu khắc ghi lời Bác

    Nông trường Mộc Châu khắc ghi lời Bác

    Thời sự - Chính trị -
    Trong suốt 65 năm qua, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, luôn tự hào khi được Bác Hồ về thăm vào ngày 8/5/1959. Những lời căn dặn ân cần của Bác luôn là “kim chỉ nam” dẫn đường, soi lối để đồng bào các dân tộc đoàn kết một lòng, phát huy tinh thần cần cù sáng tạo, xây dựng thảo nguyên ngày càng trù phú, văn minh.
  • 'Bản tin Podcast ngày 7/5/2024

    Bản tin Podcast ngày 7/5/2024

    Audio -
    Tin tức đáng chú ý có trong Bản tin thời sự, thứ Ba, ngày 7/5/2024: Lễ kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) • Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Mường Cai, Mường Hung • Chuẩn bị tốt công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động tại Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu • Yên Châu: 96,1% số cử tri đồng ý với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã • Bảng xếp hạng futsal lần đầu tiên được FIFA công bố: Việt Nam xếp thứ 33
  • 'Họp giải quyết vướng mắc thực hiện chương trình phát triển cây cao su

    Họp giải quyết vướng mắc thực hiện chương trình phát triển cây cao su

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 7/5, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì họp giải quyết vướng mắc liên quan đến thực hiện chương trình phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh. Dự cuộc họp có lãnh đạo một số sở, ngành liên quan, các huyện trồng cây cao su của tỉnh và Công ty cổ phần cao su Sơn La.
  • 'Hội thi tìm hiểu lịch sử “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

    Hội thi tìm hiểu lịch sử “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

    Văn hoá - Xã hội -
    Ngày 7/5, Huyện đoàn Mai Sơn tổ chức Hội thi tìm hiểu lịch sử “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 07/5/2024); 65 năm ngày Bác Hồ và Đoàn công tác của Trung ương về thăm, nói chuyện với đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại tỉnh Sơn La (7/5/1959 - 7/5/2024) và Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp, nhiệm kỳ 2024-2029.