Rộn ràng điệu múa Sạp

Múa sạp, nhảy sạp là hình thức sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong các dịp lễ hội, tết cổ truyền, của đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La. Đây là nét đẹp văn hóa truyền thống, được đồng bào Thái giữ gìn và phát huy, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, gắn kết cộng đồng.

Để múa sạp, trước tiên cần chuẩn bị các đạo cụ cần thiết, như: Một đôi sạp cái (2 cây tre to dài và thẳng), 5 đôi sạp con (cây tre thẳng có đường kính bé hơn sạp cái và kích thước đều nhau, chiều dài từ 3-4m). Sau đó, đặt hai sạp cái cách nhau một khoảng cách nhất định, đặt các cây sạp con lên sạp cái và để song song với nhau thành một dàn sạp. Khoảng cách giữa các đôi sạp con từ 15-20cm, đảm bảo thuận tiện cho người gõ sạp và giúp người nhảy được dễ dàng hơn.

Tiết mục nhảy sạp của học sinh Trường TH và THCS xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, tại Lễ hội Cầu mùa. 

Đội múa sạp được chia làm 2 nhóm, một nhóm thực hiện nhiệm vụ gõ sạp và một nhóm nhảy sạp. Nhóm gõ sạp sẽ gõ theo nhịp, cứ 2 lần gõ sạp lên thì một lần gõ hai sạp con vào nhau, tạo ra âm thanh rộn ràng. Người gõ sạp phải gõ đều tay, ban đầu gõ tốc độ vừa phải, càng về sau thì gõ tốc độ nhanh hơn để tăng độ khó cho người nhảy. Lần lượt từng đôi trai gái vào dàn sạp, cầm tay nhau và nhảy theo nhịp sạp. Khi nhảy cần khéo léo theo nhịp gõ, nếu không sẽ bị sạp kẹp chân.

Để múa sạp thêm đặc sắc, các cô gái cầm thêm quạt hoặc khăn piêu, vừa nhảy vừa múa nhịp nhàng. Động tác nhẹ nhàng, uyển chuyển, đội hình múa lúc nhảy dọc, nhảy ngang, chéo, tạo hình vòng tròn trên dàn sạp. Tiếng nhạc, tiếng sạp, cùng bước chân hòa quyện tạo không khí náo nức, vui tươi, đây cũng là dịp để các chàng trai, cô gái Thái tìm hiểu, giao duyên.

Nhảy sạp ngang tại Lễ hội Xên bản xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã. 

Bà Vì Thị Nưa, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, cho biết: Trước đây, múa sạp không có nhạc nền, chỉ có tiếng gõ sạp cùng với người nhảy hát những nốt nhạc đặc trưng của bài múa sạp là “Sòn sòn sòn đô sòn, sòn sòn sòn đô rê…”. Ngày nay, xã hội phát triển, múa sạp được kết hợp thêm nhiều loại nhạc nền phong phú, tạo không khí vui tươi, sôi động và thu hút mọi người cùng nắm tay nhau tham gia nhảy sạp. Không phân biệt già, trẻ, trai, gái, dân tộc, múa sạp góp phần đưa mọi người đến gần nhau hơn, tạo tình đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng.

Học sinh Trường PTDT Nội trú tỉnh tập luyện nhảy sạp.

Những năm gần đây, vào các dịp lễ hội đầu xuân, các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ thu hút du khách đến tham gia, trải nghiệm và vui xuân, trong đó không thể thiếu một dàn sạp. Các trường học còn tổ chức hội thi, hoạt động giao lưu múa sạp trong các buổi ngoại khóa, hoạt động hưởng ứng các ngày lễ, tết…, góp phần bảo tồn điệu múa sạp truyền thống.

Anh Nguyễn Minh Tài, du khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: Lần đầu đến với Sơn La vào đầu xuân năm nay, tôi có cơ hội được trải nghiệm nhảy sạp của đồng bào dân tộc Thái. Ban đầu mới nhảy, do không hiểu quy luật, nên tôi bị sạp kẹp chân. Được các bạn nhảy hướng dẫn, biết nhảy, tôi rất hào hứng. Tôi thấy đây là một hoạt động văn hóa rất hay và ấn tượng.

Nhảy sạp hình vòng tròn. 

Em Dạ Công Chính, học sinh Trường PTDT Nội trú tỉnh, cho biết: Đoàn trường tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các dân tộc giúp em có cơ hội được tham gia nhảy sạp. Hiện nay, em  là thành viên của đội văn nghệ nhà trường, chúng em đang tích cực luyện tập các tiết mục văn nghệ, trong đó có cả múa sạp để biểu diễn trong dịp 26/3 sắp tới.

Múa sạp tại Lễ hội Xên bản xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã. 

Đến với Sơn La, du khách sẽ được hòa mình vào những lễ hội mang bản sắc văn hóa; thưởng thức các món ăn dân tộc; nhâm nhi bên chum rượu cần và đắm say trong điệu múa xoè, múa sạp thật khó quên.

Huyền Trăng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa lũ

    Đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa lũ

    An toàn giao thông -
    Hằng năm, mưa lũ gây thiệt hại, hư hỏng nhiều công trình giao thông trên địa bàn tỉnh. Chủ động ứng phó với thiên tai, Sở Giao thông vận tải đã xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; phối hợp chặt chẽ với các địa phương và các cơ quan, lực lượng chức năng bảo đảm giao thông luôn thông suốt trong mùa mưa lũ.
  • 'Chăm lo đời sống cho phụ nữ và trẻ em

    Chăm lo đời sống cho phụ nữ và trẻ em

    Xã hội -
    Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gồm 10 dự án thành phần. Trong đó, Hội LHPN Việt Nam chủ trì Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”. Tại tỉnh Sơn La, các hoạt động của dự án đã và đang được Hội LHPN tỉnh chỉ đạo triển khai, góp phần hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ và trẻ em.
  • 'Diện mạo nông thôn mới Mường Chiên

    Diện mạo nông thôn mới Mường Chiên

    Nông thôn mới -
    Nằm cách trung tâm huyện Quỳnh Nhai 40 km, xã Mường Chiên có 3 bản với hơn 400 hộ, hơn 1.700 nhân khẩu. Bà con nơi đây luôn đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, đặc biệt là phát huy nội lực chung sức xây dựng nông thôn mới.
  • 'Tập trung khắc phục hạn chế trong chuyển đổi số ở Mường La

    Tập trung khắc phục hạn chế trong chuyển đổi số ở Mường La

    Chuyển đổi số -
    Năm 2023, huyện Mường La đã tập trung đẩy mạnh các giải pháp triển khai thực hiện chuyển đổi số; trong đó, tỷ lệ giải quyết hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến của huyện Mường La đạt 70,2%, tỷ lệ văn bản phát hành trên hệ thống đạt 98,3%. Tuy nhiên, theo kết quả đánh giá xếp loại của tỉnh về chuyển đổi số, huyện Mường La đạt mức trung bình, với 503,9 điểm và xếp cuối cùng trong các huyện, thành phố của tỉnh.
  • 'Sản xuất nông nghiệp theo lợi thế vùng

    Sản xuất nông nghiệp theo lợi thế vùng

    Nông nghiệp -
    Là huyện có nguồn đất đai phì nhiêu, khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng, huyện Mai Sơn đã quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, chuỗi liên kết, tăng giá trị sản phẩm, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở xã Chiềng Đen

    Phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở xã Chiềng Đen

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2021-2025, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La đã xây dựng nhiều mô hình sáng tạo, phù hợp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an trật tự và xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh.
  • 'Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người lính quân hàm xanh

    Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người lính quân hàm xanh

    Đồn Biên phòng Chiềng Tương có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ hơn 26 km đường biên giới, 11 mốc quốc giới, thuộc địa bàn các xã Chiềng Tương, Lóng Phiêng, huyện Yên Châu. Những năm qua, cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị luôn đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trọng tâm là xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
  • 'Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã gương mẫu

    Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã gương mẫu

    Gương sáng bản làng -
    Hơn 13 năm qua, anh Tòng Văn Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, luôn năng động, tận tụy với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện hiệu quả công tác quân sự, quốc phòng địa phương.
  • 'Người hâm mộ mong đợi gì ở Huấn luyện viên Kim Sang-sik?

    Người hâm mộ mong đợi gì ở Huấn luyện viên Kim Sang-sik?

    Thể thao -
    Chiều 6/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã ký hợp đồng và công bố huấn luyện viên (HLV) trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia và đội tuyển U23 Việt Nam là ông Kim Sang-sik (Hàn Quốc). Sau thời kỳ thành công của bóng đá Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang-seo, chất lượng cầu thủ không còn được như trước là nguyên nhân chính dẫn tới thất bại của HLV người Pháp Philippe Troussier. Sự góp mặt của tân HLV Kim Sang-sik được kỳ vọng sẽ lấy lại niềm tin của người hâm mộ bóng đá Việt Nam.
  • 'Nông trường Mộc Châu khắc ghi lời Bác

    Nông trường Mộc Châu khắc ghi lời Bác

    Thời sự - Chính trị -
    Trong suốt 65 năm qua, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, luôn tự hào khi được Bác Hồ về thăm vào ngày 8/5/1959. Những lời căn dặn ân cần của Bác luôn là “kim chỉ nam” dẫn đường, soi lối để đồng bào các dân tộc đoàn kết một lòng, phát huy tinh thần cần cù sáng tạo, xây dựng thảo nguyên ngày càng trù phú, văn minh.
  • 'Bản tin Podcast ngày 7/5/2024

    Bản tin Podcast ngày 7/5/2024

    Audio -
    Tin tức đáng chú ý có trong Bản tin thời sự, thứ Ba, ngày 7/5/2024: Lễ kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) • Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Mường Cai, Mường Hung • Chuẩn bị tốt công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động tại Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu • Yên Châu: 96,1% số cử tri đồng ý với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã • Bảng xếp hạng futsal lần đầu tiên được FIFA công bố: Việt Nam xếp thứ 33