Độc đáo nghi lễ “Mượng ma” của đồng bào dân tộc Xinh Mun

Nghi lễ “Mượng ma” (còn gọi là Mạng ma) là lễ lớn của thầy mo người dân tộc Xinh Mun. Nghi lễ này thường được tổ chức vào dịp đầu năm, cầu cho nhân dân bản khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu. Lễ “Mượng ma” thể hiện nét độc đáo trong văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Xinh Mun, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc ở Sơn La.

Giọng nữ

Ông Vì Văn Lếch, Phó Chủ tịch UBND xã Phiêng Pằn, huyện Mai Sơn thông tin: Xã có 12/17 bản là người dân tộc Xinh Mun sinh sống, chiếm hơn 70% dân số toàn xã. Bà con dân tộc Xinh Mun không có chữ viết, nhưng có tiếng nói riêng, nhiều phong tục, tập quán của người Xinh Mun vẫn được bảo tồn, trong đó có nghi lễ "Mượng ma".

Nghi lễ Mượng ma có 2 thầy mo: 1 thầy mo đỡ đầu (thầy mo đã hành nghề lâu năm) và 1 thầy mo được đỡ đầu (thầy mo bị ốm); họ bên ngoại; con cháu trong gia đình, dòng họ, các con nuôi của thầy mo đỡ đầu và nhân dân trong bản.

Anh Lò Văn So, Bí thư Chi bộ bản Ta Vắt, xã Phiêng Pằn thông tin: Trước đây, thời gian diễn ra nghi lễ kéo dài nhiều ngày, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất. Bây giờ, nghi lễ rút gọn tổ chức trong 2 ngày nhưng vẫn giữ được nét truyền thống.

Để chuẩn bị lễ cúng chu đáo, sau khi chọn được ngày lành, tháng tốt, mọi người tập trung tại nhà thầy mo được đỡ đầu để làm các đạo cụ bằng gỗ, tre, chỉ màu, dựng cây “xặng bok”, gian thờ cúng để tổ chức nghi lễ.

Nhân dân bản Ta Vắt dựng cây "xặng bok" chuẩn bị cho nghi lễ.

Cây “Xặng bok” tượng trưng cho các tầng trời đất và được xem như trung tâm của hoạt động nghi lễ. 1 cây tre dài khoảng 4-5m được đem về để làm trụ dựng cây “Xặng bok” trước gian thờ tổ nghề của thầy mo được đỡ đầu. Trên cây, buộc dây bò khai (một loại rau rừng), hoa ban, hoa trạng nguyên, bông lúa kết bằng lá tre, 4 tấm phên đan bằng tre hình xương cá, treo chim én, cá, ve sầu làm bằng tre, gỗ. Dưới gốc cây buộc 2 cái gậy bằng gỗ, 2 củ măng đắng, 2 chum rượu cần. Bà con còn đan các vật dụng tượng trưng cho đời sống sinh hoạt hằng ngày, trong lao động, sản xuất, như 2 ngôi nhà sàn bằng gỗ, ô dù, cày, bừa, cào, các con vật...

Bà mo đỡ đầu (người bên phải) và bà mo được đỡ đầu (bên trái) sẽ thực hiện nghi lễ "Mượng ma".

 

Gia chủ dâng lễ vật lên tổ tiên, thần linh.
Thầy mo cùng mọi người dự lễ "Mượng ma" nhảy múa quanh cây "xặng bok".

Nghi lễ “Mượng ma” gồm phần lễ và phần hội đan xen nhau. Thầy mo mời các thần linh về dự lễ, phù hộ cho gia chủ và nhận trách nhiệm làm thầy đỡ đầu cho gia chủ; cúng giải hạn cho người được đỡ đầu và cầu sức khỏe cho dân bản; mời các thần linh hưởng lộc, tiễn các thần linh về trời và kết thúc nghi lễ. Sau mỗi lễ cúng, tiếng trống, chiêng, “bàn sang”, “tăng bu” vang lên, hòa nhịp, bà con dân bản cùng nhau múa xòe và diễn các trò chơi, như kéo thuyền, đấu kiếm, cày bừa, kéo co, hái trứng, bắt tổ ong… Sau đó, người nhà mở rượu cần mời mọi người cùng uống, cầu mong sức khỏe cho thầy mo được đỡ đầu, người dân trong bản khoẻ mạnh.

Bà con dân bản cùng nhau múa xòe và diễn trò chơi cày bừa tại nghi lễ.
Phần hội của nghi lễ diễn ra sôi nổi, vui vẻ.

Bà Lò Thị Muôn, thầy mo lâu năm bản Ta Vắt, chia sẻ: Theo tín ngưỡng của người Xinh Mun, mỗi thầy mo thường có một thầy mo cao tay đỡ đầu, nên khi bắt đầu hành nghề đều phải có nghi lễ nhận thầy đỡ đầu cho mình, gọi là nghi lễ cầu sức khỏe. Sau đó, cứ khoảng 5-10 năm, thầy mo này phải tổ chức nghi lễ Mượng Ma một lần để cầu sức khỏe, cầu bình an cho mình. Ngoài ra, còn cầu cho dân bản khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu, đàn vật nuôi không mắc dịch bệnh, sinh sôi nảy nở. Đây là nghi lễ được chúng tôi gìn giữ đến ngày nay, là dịp để con cháu trong gia đình, con nuôi thể hiện lòng thành kính với ông bà, tổ tiên và vị thần linh đỡ đầu cho mình.

Bà con dân bản cùng nhau uống rượu cần vui hội.
Múa xòe tung khăn kết thúc nghi lễ.

Để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của nghi lễ Mượng ma, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh, Bảo tàng tỉnh đã tổ chức ghi âm, ghi hình, sưu tầm và bảo tồn các công cụ, tài liệu liên quan đến nghi lễ. Viết sách và lập hồ sơ khoa học chi tiết về nghi lễ này. Đồng thời, định hướng, tác động nhằm loại bỏ những yếu tố rườm rà, chọn lọc những yếu tố có giá trị văn hóa, tính nhân văn để phát huy trong đời sống... Năm 2020, nghi lễ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận và đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Thu Thảo
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa lũ

    Đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa lũ

    An toàn giao thông -
    Hằng năm, mưa lũ gây thiệt hại, hư hỏng nhiều công trình giao thông trên địa bàn tỉnh. Chủ động ứng phó với thiên tai, Sở Giao thông vận tải đã xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; phối hợp chặt chẽ với các địa phương và các cơ quan, lực lượng chức năng bảo đảm giao thông luôn thông suốt trong mùa mưa lũ.
  • 'Chăm lo đời sống cho phụ nữ và trẻ em

    Chăm lo đời sống cho phụ nữ và trẻ em

    Xã hội -
    Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gồm 10 dự án thành phần. Trong đó, Hội LHPN Việt Nam chủ trì Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”. Tại tỉnh Sơn La, các hoạt động của dự án đã và đang được Hội LHPN tỉnh chỉ đạo triển khai, góp phần hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ và trẻ em.
  • 'Diện mạo nông thôn mới Mường Chiên

    Diện mạo nông thôn mới Mường Chiên

    Nông thôn mới -
    Nằm cách trung tâm huyện Quỳnh Nhai 40 km, xã Mường Chiên có 3 bản với hơn 400 hộ, hơn 1.700 nhân khẩu. Bà con nơi đây luôn đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, đặc biệt là phát huy nội lực chung sức xây dựng nông thôn mới.
  • 'Tập trung khắc phục hạn chế trong chuyển đổi số ở Mường La

    Tập trung khắc phục hạn chế trong chuyển đổi số ở Mường La

    Chuyển đổi số -
    Năm 2023, huyện Mường La đã tập trung đẩy mạnh các giải pháp triển khai thực hiện chuyển đổi số; trong đó, tỷ lệ giải quyết hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến của huyện Mường La đạt 70,2%, tỷ lệ văn bản phát hành trên hệ thống đạt 98,3%. Tuy nhiên, theo kết quả đánh giá xếp loại của tỉnh về chuyển đổi số, huyện Mường La đạt mức trung bình, với 503,9 điểm và xếp cuối cùng trong các huyện, thành phố của tỉnh.
  • 'Sản xuất nông nghiệp theo lợi thế vùng

    Sản xuất nông nghiệp theo lợi thế vùng

    Nông nghiệp -
    Là huyện có nguồn đất đai phì nhiêu, khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng, huyện Mai Sơn đã quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, chuỗi liên kết, tăng giá trị sản phẩm, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở xã Chiềng Đen

    Phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở xã Chiềng Đen

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2021-2025, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La đã xây dựng nhiều mô hình sáng tạo, phù hợp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an trật tự và xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh.
  • 'Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người lính quân hàm xanh

    Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người lính quân hàm xanh

    Đồn Biên phòng Chiềng Tương có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ hơn 26 km đường biên giới, 11 mốc quốc giới, thuộc địa bàn các xã Chiềng Tương, Lóng Phiêng, huyện Yên Châu. Những năm qua, cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị luôn đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trọng tâm là xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
  • 'Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã gương mẫu

    Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã gương mẫu

    Gương sáng bản làng -
    Hơn 13 năm qua, anh Tòng Văn Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, luôn năng động, tận tụy với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện hiệu quả công tác quân sự, quốc phòng địa phương.
  • 'Người hâm mộ mong đợi gì ở Huấn luyện viên Kim Sang-sik?

    Người hâm mộ mong đợi gì ở Huấn luyện viên Kim Sang-sik?

    Thể thao -
    Chiều 6/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã ký hợp đồng và công bố huấn luyện viên (HLV) trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia và đội tuyển U23 Việt Nam là ông Kim Sang-sik (Hàn Quốc). Sau thời kỳ thành công của bóng đá Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang-seo, chất lượng cầu thủ không còn được như trước là nguyên nhân chính dẫn tới thất bại của HLV người Pháp Philippe Troussier. Sự góp mặt của tân HLV Kim Sang-sik được kỳ vọng sẽ lấy lại niềm tin của người hâm mộ bóng đá Việt Nam.
  • 'Nông trường Mộc Châu khắc ghi lời Bác

    Nông trường Mộc Châu khắc ghi lời Bác

    Thời sự - Chính trị -
    Trong suốt 65 năm qua, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, luôn tự hào khi được Bác Hồ về thăm vào ngày 8/5/1959. Những lời căn dặn ân cần của Bác luôn là “kim chỉ nam” dẫn đường, soi lối để đồng bào các dân tộc đoàn kết một lòng, phát huy tinh thần cần cù sáng tạo, xây dựng thảo nguyên ngày càng trù phú, văn minh.
  • 'Bản tin Podcast ngày 7/5/2024

    Bản tin Podcast ngày 7/5/2024

    Audio -
    Tin tức đáng chú ý có trong Bản tin thời sự, thứ Ba, ngày 7/5/2024: Lễ kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) • Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Mường Cai, Mường Hung • Chuẩn bị tốt công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động tại Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu • Yên Châu: 96,1% số cử tri đồng ý với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã • Bảng xếp hạng futsal lần đầu tiên được FIFA công bố: Việt Nam xếp thứ 33
  • 'Họp giải quyết vướng mắc thực hiện chương trình phát triển cây cao su

    Họp giải quyết vướng mắc thực hiện chương trình phát triển cây cao su

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 7/5, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì họp giải quyết vướng mắc liên quan đến thực hiện chương trình phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh. Dự cuộc họp có lãnh đạo một số sở, ngành liên quan, các huyện trồng cây cao su của tỉnh và Công ty cổ phần cao su Sơn La.
  • 'Hội thi tìm hiểu lịch sử “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

    Hội thi tìm hiểu lịch sử “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

    Văn hoá - Xã hội -
    Ngày 7/5, Huyện đoàn Mai Sơn tổ chức Hội thi tìm hiểu lịch sử “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 07/5/2024); 65 năm ngày Bác Hồ và Đoàn công tác của Trung ương về thăm, nói chuyện với đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại tỉnh Sơn La (7/5/1959 - 7/5/2024) và Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp, nhiệm kỳ 2024-2029.