Tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh

Những năm qua, các trường học trên địa bàn tỉnh thường xuyên tổ chức cho học sinh gặp gỡ nhân chứng lịch sử; thăm các di tích cách mạng; tặng quà gia đình chính sách, Mẹ Việt Nam Anh hùng, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh.

Giọng nữ

Hướng đến kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), vừa qua, tại Trường THCS Nguyễn Trãi, Thành phố, đã phối hợp tổ chức Chương trình giáo dục kỹ năng sống “Tiếp bước truyền thống Anh hùng". Theo đó, hơn 1.000 học sinh của nhà trường đã được trang bị kiến thức, trải nghiệm kỹ năng quân sự, như: Báo cáo, đội hình đội ngũ; công tác nội vụ; thao trường; trải nghiệm chủ đề “Giai điệu tự hào”; quà tặng chiến sĩ.

Chương trình giáo dục kỹ năng sống “Tiếp bước truyền thống Anh hùng" tại Trường THCS Nguyễn Trãi, Thành phố

Em Bùi Hà Linh, lớp 7A, Trường THCS Nguyễn Trãi, chia sẻ: Chương trình rất ý nghĩa, giúp em và các bạn hiểu hơn về truyền thống, những mốc son lịch sử, chiến công oanh liệt của quân đội ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ đó, chúng em tích cực rèn luyện, thực hiện tốt “5 điều Bác Hồ dạy”, tích cực tham gia các hoạt động, phong trào do nhà trường, đoàn, đội tổ chức, phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.

Trên địa bàn huyện Mộc Châu có 22 di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu. Nhiều di tích là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh, như: Di tích lịch sử lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến; Di tích lịch sử Đồn Mộc Lỵ; Di tích lưu niệm nơi Bác Hồ nói chuyện với cán bộ nhân dân các dân tộc huyện Mộc Châu…

Ông Ngô Ngọc Toàn, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mộc Châu, cho biết: Cùng với giảng dạy lịch sử địa phương, các nhà trường còn tổ chức hoạt động ngoài giờ gắn với giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh. Mỗi trường đăng ký chăm sóc một di tích lịch sử địa phương, có địa điểm gần trường. Đơn cử như Trường tiểu học &THCS Tây Tiến đăng ký chăm sóc Di tích lịch sử Đồn Mộc Lỵ; Trường THCS 8/4 nhận chăm sóc Di tích lịch sử - văn hóa Bác Hồ về thăm và nói chuyện với cán bộ, công nhân Nông trường Mộc Châu... Các trường học ở xã nhận chăm sóc nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ của địa phương... Qua đó, giúp các em hiểu thêm về truyền thống lịch sử, thêm yêu quê hương, đất nước và nâng cao ý thức rèn luyện đạo đức, phấn đấu học tập tốt để trở thành công dân có ích.

Học sinh Trường tiểu học thị trấn Thuận Châu, huyện Thuận Châu, thắp hương tưởng niệm Bác Hồ tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Khu du tích Kỳ đài Thuận Châu.

Hiện nay, toàn tỉnh có 509 trường học, với trên 370.000 học sinh. Thời gian qua, công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh được các trường học gắn với các hoạt động cụ thể nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, như: Ngày thành lập Đảng (3/2); Ngày thành lập Đoàn THCS Hồ Chí Minh (26/3); Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4); Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5); Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7); Ngày Quốc khánh (2/9); Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12)... Với các hoạt động thi viết bài tìm hiểu, trao đổi, tọa đàm, nghe nói chuyện chuyên đề, mít tinh kỷ niệm... Tổ chức lễ kết nạp đội viên mới tại các địa chỉ đỏ, nơi ghi dấu những trang sử vẻ vang của dân tộc, địa phương và gắn với hoạt động tham quan, dâng hương tưởng niệm, dọn vệ sinh nhà bia khu di tích…

Ông Vũ Việt Hùng, Trưởng phòng Giáo dục trung học, Giáo dục thường xuyên, Sở GD&ĐT, cho hay: Từ năm học 2020-2021, chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai, trong đó, giáo dục địa phương là nội dung bắt buộc, tương đương với một môn học từ bậc tiểu học đến THPT. Học môn giáo dục địa phương, học sinh được tìm hiểu các nội dung về văn hóa, lịch sử truyền thống của quê hương, danh lam thắng cảnh; các loại hình nghệ thuật truyền thống; lễ hội truyền thống; di tích lịch sử văn hóa; một số nhân vật tiêu biểu, danh nhân. Các nội dung giáo dục địa phương được tích hợp trong hoạt động trải nghiệm và trong dạy học các môn học tiếng Việt, đạo đức, tự nhiên và xã hội, lịch sử và địa lý. Thông qua môn học này, giúp các em tìm hiểu về lịch sử địa phương, hiểu thêm về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, bồi đắp niềm tự hào, tình yêu quê hương, đất nước.

Học sinh Trường THCS Chiềng Sơ, huyện Sông Mã, gặp gỡ CCB tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ 

Tại Trường THPT Tô Hiệu, Thành phố, giáo dục lịch sử địa phương được giảng dạy theo khung chương trình chung với quy định số tiết học cụ thể trong năm và tổ chức các hoạt động ngoại khoá giáo dục truyền thống cho học sinh. Thầy giáo Bùi Ngọc Khánh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Hằng năm, nhà trường phối hợp với Bảo tàng tỉnh tổ chức cho các em dâng hương tại Nhà tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Nhà tù Sơn La; tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp nhà cách mạng, liệt sĩ Tô Hiệu; tham quan, dọn vệ sinh tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La.

 Bằng những việc làm thiết thực, các em học sinh tại các trường học trong tỉnh đã được quan tâm, giáo dục truyền thống lịch sử để khơi dậy niềm tin, lòng tự hào dân tộc. Tin rằng các em sẽ mãi khắc ghi niềm tự hào đó để không ngừng cố gắng, nỗ lực học tập và rèn luyện, trở thành những người công dân có ích.

Bài, ảnh: Thư Hiền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Giám sát thực hiện chế độ học sinh bán trú

    Giám sát thực hiện chế độ học sinh bán trú

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 9/5, Đoàn giám sát theo Nghị quyết số 70/NQ-TTHĐND của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Chá A Của, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã thực hiện giám sát việc hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và hỗ trợ gạo cho học sinh ở xã, thôn đặc biệt khó khăn tại huyện Mai Sơn. Dự cuộc giám sát có lãnh đạo các sở, ngành liên quan; đại diện một số trường học trên địa bàn huyện.
  • 'Khánh thành nhà văn hoá Tiểu khu 2, thị trấn huyện Phù Yên

    Khánh thành nhà văn hoá Tiểu khu 2, thị trấn huyện Phù Yên

    Huyện Phù Yên -
    Ngày 8/5, đồng chí Vi Đức Thọ, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã dự Lễ khánh thành nhà văn hoá tiểu khu 2, thị trấn Phù Yên, huyện Phù Yên. Đây là công trình chào mừng Đại hội điểm Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện khoá XX, nhiệm kỳ 2024-2029.
  • 'Đảm bảo dân chủ, đồng thuận để thành lập thị xã Mộc Châu

    Đảm bảo dân chủ, đồng thuận để thành lập thị xã Mộc Châu

    Xã hội -
    Huyện Mộc Châu hiện nay có 15 đơn vị hành chính cấp xã, theo lộ trình của Đề án thành lập thị xã Mộc Châu sẽ sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã để thành lập các xã, phường thuộc thị xã. Đến nay, các cấp, ngành và huyện phối hợp triển khai thực hiện, chuẩn bị tốt nhất các điều kiện để tổ chức bỏ phiếu xin ý kiến cử tri, bảo đảm dân chủ và đồng thuận cao.
  • 'Đảm bảo các điều kiện tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

    Đảm bảo các điều kiện tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 9/5, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đã chủ trì cuộc Họp chuẩn bị tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch và công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu.
  • 'Ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông

    Ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông

    Kinh tế -
    Sơn La được chọn là 1 trong 13 tỉnh trên cả nước thực hiện Đề án thí điểm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng. Sau gần 2 năm triển khai, các tổ khuyến nông cộng đồng đã thực sự trở thành “cánh tay nối dài” trong hoạt động khuyến nông, truyền tải thông tin kỹ thuật đến người dân nhanh, hiệu quả.
  • 'Đa dạng các mô hình giúp nông dân làm giàu

    Đa dạng các mô hình giúp nông dân làm giàu

    Kinh tế -
    Từ năm 1994 đến nay, bằng nguồn ngân sách tỉnh, Trung ương, Khuyến nông Sơn La đã triển khai thực hiện thành công 108 loại mô hình khuyến nông đa dạng trên mọi lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và khuyến công, thu hút hơn 80.400 hộ nông dân tham gia.
  • 'Nâng cao vai trò của khuyến nông trong phát triển kinh tế nông nghiệp xanh, bền vững

    Nâng cao vai trò của khuyến nông trong phát triển kinh tế nông nghiệp xanh, bền vững

    Kinh tế -
    Ngày 2/3/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/CP về công tác khuyến nông, đánh dấu sự ra đời của hệ thống khuyến nông Việt Nam. Sau đó 1 năm, ngày 11/5/1994, Khuyến nông Sơn La được thành lập theo Quyết định số 248/QĐ-TC của UBND tỉnh. 30 năm xây dựng và phát triển, hệ thống khuyến nông Sơn La luôn thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng, sản lượng nông sản hàng hóa, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân.
  • 'Thực hiện hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do

    Thực hiện hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do

    Kinh tế -
    Việc thực thi Hiệp định thương mại tự do (FTA), có ý nghĩa quan trọng, mở ra nhiều cơ hội để tăng trưởng và đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Thời gian qua, các cấp, các ngành và địa phương tỉnh Sơn La đã quán triệt nghiêm túc, tập trung thực hiện Hiệp định thương mại tự do với các cam kết toàn diện trên nhiều lĩnh vực, tạo điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và phát triển mở rộng thị trường; khai thác các ưu đãi để tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trong hoạt động xuất, nhập khẩu cho địa phương.
  • 'Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

    Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

    Khoa Giáo -
    Còn gần 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường tổ chức thi thử để phân hóa học sinh, các trường đang tập trung ôn tập kiến thức, luyện thi cho học sinh, bảo đảm đạt kết quả cao nhất.
  • 'Kết nối xây dựng thương hiệu du lịch Sơn La

    Kết nối xây dựng thương hiệu du lịch Sơn La

    Du lịch -
    Phát huy tiềm năng, thế mạnh về du lịch, Hiệp hội Du lịch tỉnh Sơn La luôn thể hiện vai trò "cầu nối" tạo điều kiện các hội viên tham gia các hoạt động xúc tiến, hợp tác, liên kết tour, tuyến, quảng bá du lịch với Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Hiệp hội Du lịch các tỉnh, thành phố, hình thành chuỗi các sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn, góp phần xây dựng thương hiệu du lịch Sơn La.
  • 'Đảng bộ BĐBP tỉnh triển khai đồng bộ công tác xây dựng Đảng

    Đảng bộ BĐBP tỉnh triển khai đồng bộ công tác xây dựng Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Xây dựng lề lối làm việc khoa học, dân chủ; thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và kỷ luật đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, những năm qua, Đảng bộ Bộ đội Biên phòng Sơn La đã xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc lãnh thổ quốc gia, xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển.
  • 'Mở rộng liên kết phát triển cây ăn quả ở tiểu khu Bản Ôn

    Mở rộng liên kết phát triển cây ăn quả ở tiểu khu Bản Ôn

    Kinh tế -
    Năng động trong sản xuất, mở rộng liên kết phát triển cây ăn quả chất lượng cao, Hợp tác xã Cây ăn quả an toàn Bản Ôn trở thành hợp tác xã sản xuất nông nghiệp tiêu biểu ở thị trấn Nông trường Mộc Châu, giúp các thành viên nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
  • 'Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

    Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

    Lợi dụng bối cảnh lịch sử mới và cuộc Cách mạng khoa học công nghệ 4.0 hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã “lỗi thời”, “không còn phù hợp”. Song, lý luận, thực tiễn đều đã chứng minh, bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin là vấn đề có tính khách quan và vẫn còn nguyên giá trị đối với phong trào cách mạng thế giới.
  • 'Kiến nghị xử lý triệt để các trang mạng xã hội hoạt động trái phép

    Kiến nghị xử lý triệt để các trang mạng xã hội hoạt động trái phép

    Pháp luật -
    Trên môi trường số thời quan qua, đã có không ít trang web review công ty (đánh giá công ty) hoạt động như các mạng xã hội trái phép và đăng tải nhiều thông tin sai lệch, thiếu kiểm chứng về các tập thể, cá nhân hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Tình trạng này kéo dài và gây nhức nhối khiến nhiều bên liên quan phải có động thái ngăn chặn. Các cơ quan chức năng đã triển khai biện pháp xử lý, song chưa thật sự hiệu quả.