Chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù

Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi gồm những người có cùng đam mê leo núi khám phá thiên nhiên đã quyết tâm chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù - đỉnh núi đứng thứ bảy trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. Tuyến trải nghiệm từ Ngọc Chiến, huyện Mường La qua Nậm Nghẹp leo tới Đỉnh cao nhất là một cung đường hấp dẫn, cuốn hút và khám phá.

Du khách “check in” trước khi leo núi. 
Cung đường leo núi hướng từ bản Nậm Nghẹp lên đỉnh Tà Chì Nhù. 

Để chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù, nhiều du khách lựa chọn di chuyển từ trung tâm xã Ngọc Chiến lên bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La. Ưu điểm của cung đường này là du khách có thể đi và về trong ngày và có những trải nghiệm tuyệt vời từ góc nhìn khác, độc đáo, khác lạ riêng.

Cung đường leo núi Tà Chì Nhù qua rừng nguyên sinh. 

Theo lời hẹn với người dẫn đường Lường Văn Xiên, xã Ngọc Chiến, chúng tôi có mặt tại bản Nậm Nghẹp lúc 9 giờ sáng để ghép đoàn trải nghiệm. Đón chúng tôi, anh Xiên nhanh chóng phân công đội ngũ xe ôm chở đồ, chở người lên khu tập kết. Đoạn đường đầu tiên chúng tôi di chuyển bằng xe máy dài khoảng 4 km đường dốc, quanh co, đất bột dày. Sau đó, chúng tôi gặp anh em porter người dân tộc Mông tại điểm tập kết xe. Porter ở Tà Chì Nhù vừa là người dẫn đường, hỗ trợ đoàn, khuân vác đồ ăn, balo, nấu nướng. Trung bình cứ 3 du khách sẽ có 1 porter hỗ trợ. Mỗi đoàn có 1 porter dẫn đầu và 1 porter chốt cuối.

Potter hỗ trợ đoàn khuôn vác đồ ăn, nước uống và balo của du khách.

Anh Kháng A Dệnh, bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến, là một trong những porter thạo việc, có sức khỏe, chăm chỉ và rất thân thiện. Anh Dệnh tâm sự: Những năm gần đây, đỉnh núi Tà Chì Nhù thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm, giúp chúng tôi có thêm thu nhập. Chúng tôi mong muốn được các cấp, các ngành quan tâm, tổ chức các lớp bồi dưỡng về ngoại ngữ, tập huấn về du lịch, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ du khách chuyên nghiệp, chu đáo hơn.

Phong cảnh độc đáo khi “treckking” lên đỉnh Tà Chì Nhù.
Thân cây rêu phong trong rừng nguyên sinh. 
Du khách trải nghiệm cung đường ”treckking” giữa rừng nguyên sinh. 

Cung đường chinh phục Tà Chì Nhù không quá khó. Người leo núi chỉ cần thể lực tốt sẽ dễ dàng chinh phục. Tổng quãng đường cho hành trình hai ngày một đêm ở đây với khoảng 16 km cả đi lẫn về. Địa hình leo núi chủ yếu là đường mòn, không có đường tắt, rậm rạp hay lối rẽ ngang, không có nhiều hẻm vực, vách núi cheo leo, khá an toàn cho mọi người nếu thời tiết khô ráo. Ngày mưa, con đường mòn sẽ khó đi hơn. Do vậy, thời điểm lý tưởng nhất để đi Tà Chì Nhù là từ tháng 11 năm trước đến tháng 3, tháng 4 năm sau. 

Tùy vào nhu cầu và thể trạng của du khách tham gia trải nghiệm mà những người dẫn đường sẽ chia cung đường ra làm ba chặng: Chặng 1 ở độ cao khoảng 1.200m, các đoàn dừng ở đoạn suối trong rừng để ăn trưa, nghỉ ngơi, “checkin”. Chặng 2, bắt đầu từ suối lên đến lán nghỉ đêm cao 2.400m; chặng 3 sáng hôm sau, từ lán lên đến đỉnh.

Du khách thưởng thức ẩm thực tại lán trại. 
Cung đường lên đỉnh Tà Chì Nhù ở chặng 3. 
Du khách trải nghiệm chặng 3 cung đường lên đỉnh Tà Chì Nhù.

Những ngày cuối tuần, du khách trekking Tà Chì Nhù khá đông. Cung đường thu hút nhiều lứa tuổi khác nhau, có cả trẻ em cũng tham gia. Cảnh quan Tà Chì Nhù rất đẹp, thay đổi liên tục theo độ cao. Chúng tôi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp của cánh rừng già nguyên sinh, với những cây cổ thụ, hốc cây to; cảm giác sảng khoái khi qua suối tận hưởng dòng nước mát lạnh; vẻ đẹp thơ mộng khi “trecking” qua rừng hoa đỗ quyên cổ thụ cao từ 5-10m rêu phong bung sắc hoa đỏ, hồng, tím rực rỡ…

Hoa đỗ quyên trên đỉnh Tà Chì Nhù khoe sắc rực rỡ. 
Du khách “check in” với hoa đỗ quyên. 

Sau khoảng 3-4 giờ vừa đi vừa nghỉ, chúng tôi cũng đã lên đến điểm trại bằng gỗ, sức chứa khoảng 40 người, có đủ chăn đệm, có nhà bếp nấu nướng, khu vệ sinh. Tại lán trại không có điện lưới; thời tiết ban đêm khá lạnh, chúng tôi đốt lửa, giao lưu văn nghệ rồi hẹn nhau sáng sớm ngày mai cùng chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù, ai nấy đều háo hức.

Để lên đỉnh kịp đón bình minh, đoàn chúng tôi xuất phát lúc 4 giờ 30 phút. Mang theo chiếc đèn pin, chúng tôi theo chân nhau ngược núi hoàn thành chặng 3 của cung đường với chiều dài 2,5km. Di chuyển trong rừng khoảng 40 phút, con đường mòn trên những sống lưng "khủng long", hùng vĩ của khối núi Pú Luông dần hiện ra khiến cho chúng tôi phấn khích, tăng tốc để không bỏ lỡ cảnh đẹp thiên nhiên lúc mặt trời ló rạng. Thật bất ngờ, đỉnh Tà Chì Nhù sở hữu một bãi đất phẳng và rộng, chúng tôi cảm nhận được mùi thơm của cỏ cây trong sương thoang thoảng, tạo cảm giác thật sảng khoái.

Du khách tham quan, trải nghiệm trên đỉnh Tà Chì Nhù. 
Du khách chụp ảnh lưu niệm tại đỉnh Tà Chì Nhù với độ cao 2.979 so với mực nước biển. 

Chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù, anh Trần Hồng Nhị, du khách đến từ Hà Nội, phấn khởi: Đoàn chúng tôi có 8 thành viên, trong đó thành viên nhỏ tuổi nhất mới 7 tuổi. Đây là lần thứ hai tôi chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù, lần này tôi chọn di chuyển từ bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La. Cung đường này cảnh đẹp, mát hơn so với cung đường từ Trạm Tấu, huyện Yên Bái. Tham gia trải nghiệm leo núi giúp tôi rèn luyện được tính kiên trì.

Còn chị Laura Slooter, du khách đến từ Hà Lan, chia sẻ: Chặng đường chinh phục tôi cảm thấy khá mệt, nhưng tôi rất tự hào khi mình cùng bạn đã leo lên đến đỉnh núi. Tôi thấy rằng đất nước Việt Nam rất đẹp, tôi muốn đi và khám phá thêm nhiều nơi nữa.

Du khách chụp ảnh lưu niệm trong rừng chè cổ thụ. 

Trao đổi với chúng tôi về liên kết, phát triển tour du lịch Tà Chì Nhù, ông Nguyễn Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường La, cho biết: Thực hiện liên kết vùng trong phát triển kinh tế, xã hội với các huyện giáp ranh, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo phối hợp liên kết với 4 huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn của tỉnh Yên Bái và huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Trong đó, tour du lịch trải nghiệm Tà Chì Nhù mới đưa vào khai thác nhưng đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm. Huyện đã xây dựng kế hoạch phối hợp với huyện Trạm Tấu tạo thuận lợi cho các du khách đi bộ trong rừng, leo núi và trải nghiệm. Đối với xã Ngọc Chiến, thành lập các HTX du lịch, tổ xe ôm, tổ potter phục vụ du khách. Qua đó, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần phát triển du lịch tại địa phương.

Chinh phục Tà Chì Nhù theo hướng Ngọc Chiến - Nậm Nghẹp du khách được khám phá vẻ đẹp hoang sơ mà lãng mạn của vùng cao Tây Bắc, được trải nghiệm cuộc sống cùng với bà con dân bản. Chúng tôi, những người đã trải nghiệm cung đường này vẫn còn nguyên cảm xúc và tin rằng, những ai đã, đang và sẽ chinh phục Tà Chì Nhù qua cung đường từ bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến cũng sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời.

Thu Thảo
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa lũ

    Đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa lũ

    An toàn giao thông -
    Hằng năm, mưa lũ gây thiệt hại, hư hỏng nhiều công trình giao thông trên địa bàn tỉnh. Chủ động ứng phó với thiên tai, Sở Giao thông vận tải đã xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; phối hợp chặt chẽ với các địa phương và các cơ quan, lực lượng chức năng bảo đảm giao thông luôn thông suốt trong mùa mưa lũ.
  • 'Chăm lo đời sống cho phụ nữ và trẻ em

    Chăm lo đời sống cho phụ nữ và trẻ em

    Xã hội -
    Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gồm 10 dự án thành phần. Trong đó, Hội LHPN Việt Nam chủ trì Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”. Tại tỉnh Sơn La, các hoạt động của dự án đã và đang được Hội LHPN tỉnh chỉ đạo triển khai, góp phần hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ và trẻ em.
  • 'Diện mạo nông thôn mới Mường Chiên

    Diện mạo nông thôn mới Mường Chiên

    Nông thôn mới -
    Nằm cách trung tâm huyện Quỳnh Nhai 40 km, xã Mường Chiên có 3 bản với hơn 400 hộ, hơn 1.700 nhân khẩu. Bà con nơi đây luôn đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, đặc biệt là phát huy nội lực chung sức xây dựng nông thôn mới.
  • 'Tập trung khắc phục hạn chế trong chuyển đổi số ở Mường La

    Tập trung khắc phục hạn chế trong chuyển đổi số ở Mường La

    Chuyển đổi số -
    Năm 2023, huyện Mường La đã tập trung đẩy mạnh các giải pháp triển khai thực hiện chuyển đổi số; trong đó, tỷ lệ giải quyết hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến của huyện Mường La đạt 70,2%, tỷ lệ văn bản phát hành trên hệ thống đạt 98,3%. Tuy nhiên, theo kết quả đánh giá xếp loại của tỉnh về chuyển đổi số, huyện Mường La đạt mức trung bình, với 503,9 điểm và xếp cuối cùng trong các huyện, thành phố của tỉnh.
  • 'Sản xuất nông nghiệp theo lợi thế vùng

    Sản xuất nông nghiệp theo lợi thế vùng

    Nông nghiệp -
    Là huyện có nguồn đất đai phì nhiêu, khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng, huyện Mai Sơn đã quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, chuỗi liên kết, tăng giá trị sản phẩm, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở xã Chiềng Đen

    Phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở xã Chiềng Đen

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2021-2025, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La đã xây dựng nhiều mô hình sáng tạo, phù hợp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an trật tự và xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh.
  • 'Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người lính quân hàm xanh

    Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người lính quân hàm xanh

    Đồn Biên phòng Chiềng Tương có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ hơn 26 km đường biên giới, 11 mốc quốc giới, thuộc địa bàn các xã Chiềng Tương, Lóng Phiêng, huyện Yên Châu. Những năm qua, cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị luôn đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trọng tâm là xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
  • 'Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã gương mẫu

    Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã gương mẫu

    Gương sáng bản làng -
    Hơn 13 năm qua, anh Tòng Văn Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, luôn năng động, tận tụy với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện hiệu quả công tác quân sự, quốc phòng địa phương.
  • 'Người hâm mộ mong đợi gì ở Huấn luyện viên Kim Sang-sik?

    Người hâm mộ mong đợi gì ở Huấn luyện viên Kim Sang-sik?

    Thể thao -
    Chiều 6/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã ký hợp đồng và công bố huấn luyện viên (HLV) trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia và đội tuyển U23 Việt Nam là ông Kim Sang-sik (Hàn Quốc). Sau thời kỳ thành công của bóng đá Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang-seo, chất lượng cầu thủ không còn được như trước là nguyên nhân chính dẫn tới thất bại của HLV người Pháp Philippe Troussier. Sự góp mặt của tân HLV Kim Sang-sik được kỳ vọng sẽ lấy lại niềm tin của người hâm mộ bóng đá Việt Nam.
  • 'Nông trường Mộc Châu khắc ghi lời Bác

    Nông trường Mộc Châu khắc ghi lời Bác

    Thời sự - Chính trị -
    Trong suốt 65 năm qua, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, luôn tự hào khi được Bác Hồ về thăm vào ngày 8/5/1959. Những lời căn dặn ân cần của Bác luôn là “kim chỉ nam” dẫn đường, soi lối để đồng bào các dân tộc đoàn kết một lòng, phát huy tinh thần cần cù sáng tạo, xây dựng thảo nguyên ngày càng trù phú, văn minh.
  • 'Bản tin Podcast ngày 7/5/2024

    Bản tin Podcast ngày 7/5/2024

    Audio -
    Tin tức đáng chú ý có trong Bản tin thời sự, thứ Ba, ngày 7/5/2024: Lễ kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) • Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Mường Cai, Mường Hung • Chuẩn bị tốt công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động tại Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu • Yên Châu: 96,1% số cử tri đồng ý với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã • Bảng xếp hạng futsal lần đầu tiên được FIFA công bố: Việt Nam xếp thứ 33
  • 'Họp giải quyết vướng mắc thực hiện chương trình phát triển cây cao su

    Họp giải quyết vướng mắc thực hiện chương trình phát triển cây cao su

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 7/5, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì họp giải quyết vướng mắc liên quan đến thực hiện chương trình phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh. Dự cuộc họp có lãnh đạo một số sở, ngành liên quan, các huyện trồng cây cao su của tỉnh và Công ty cổ phần cao su Sơn La.
  • 'Hội thi tìm hiểu lịch sử “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

    Hội thi tìm hiểu lịch sử “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

    Văn hoá - Xã hội -
    Ngày 7/5, Huyện đoàn Mai Sơn tổ chức Hội thi tìm hiểu lịch sử “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 07/5/2024); 65 năm ngày Bác Hồ và Đoàn công tác của Trung ương về thăm, nói chuyện với đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại tỉnh Sơn La (7/5/1959 - 7/5/2024) và Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp, nhiệm kỳ 2024-2029.