Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong-Lan Thương lần thứ 8

Ngày 7/12, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) lần thứ 8 đã diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao và đại diện các nước thành viên hợp tác MLC gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.

Trưởng đoàn các nước tham dự Hội nghị chụp ảnh chung.
Trưởng đoàn các nước tham dự Hội nghị chụp ảnh chung.

Nhận lời mời của đồng chí Vương Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị.

Tại hội nghị, các Bộ trưởng đánh giá cao những kết quả quan trọng mà hợp tác MLC đã đạt được trong những thời gian qua, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân 6 nước.

Trong phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh, MLC là cơ chế xuất phát từ người dân và vì người dân và đề xuất hợp tác MLC hỗ trợ chiến lược phát triển của các nước thành viên.

Các Bộ trưởng hoan nghênh việc triển khai các dự án, chương trình trong các lĩnh vực ưu tiên về kết nối, năng lực sản xuất, kinh tế qua biên giới, quản lý nguồn nước, nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo.

Các Bộ trưởng đánh giá cao những tiến triển đạt được trong hợp tác quản lý bền vững nguồn nước sông Mekong-Lan Thương, trong đó có việc triển khai thỏa thuận giữa 6 nước về chia sẻ dữ liệu thủy văn cả năm và các nghiên cứu chung về dự báo lũ lụt, phòng, chống thiên tai.

Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong-Lan Thương lần thứ 8 ảnh 1

Toàn cảnh hội nghị.

Các Bộ trưởng đánh giá cao Quỹ đặc biệt Mekong-Lan Thương đã hỗ trợ các nước thành viên thực hiện hơn 700 dự án vừa và nhỏ trong nhiều lĩnh vực như thương mại, nông nghiệp, du lịch, quản lý nguồn nước, môi trường, y tế, xóa đói giảm nghèo, trao quyền cho phụ nữ.

Trên cơ sở những thành tựu vừa qua, các Bộ trưởng nhất trí thúc đẩy hợp tác MLC theo hướng ưu tiên đổi mới sáng tạo, hỗ trợ các nước thành viên hiện đại hóa đất nước và tạo thêm động lực mới cho hợp tác tiểu vùng.

Các Bộ trưởng nhất trí nghiên cứu khả năng thành lập Hành lang Đổi mới sáng tạo Mekong-Lan Thương lấy người dân làm trung tâm, phát triển Vành đai kinh tế Mekong-Lan Thương, tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong phát triển kinh tế, thúc đẩy kết nối cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, hỗ trợ chuyển đổi năng lượng sạch và tăng trưởng xanh.

Các Bộ trưởng khẳng định tiếp tục ưu tiên hợp tác quản lý nguồn nước sông Mekong-Lan Thương, đẩy nhanh hoàn thiện Kế hoạch hành động hợp tác tài nguyên nước MLC giai đoạn 2023-2027 và ủng hộ Việt Nam tổ chức Hội nghị Bộ trưởng hợp tác nguồn nước MLC lần thứ 2 trong năm 2024. Hội nghị cũng nhất trí đẩy mạnh giao lưu nhân dân, hợp tác giáo dục và du lịch.

 
Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong-Lan Thương lần thứ 8 ảnh 2

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam coi trọng và tiếp tục đóng góp tích cực cho hợp tác giữa 6 nước.

Hướng tới mục tiêu xây dựng tương lai tốt đẹp cho người dân, Bộ trưởng đã đề xuất 4 nhóm ưu tiên hợp tác MLC thời gian tới.

Thứ nhất, phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, từng bước chuyển đổi từ gia công, lắp ráp sang nghiên cứu, thiết kế và sản xuất; thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ.

Thứ hai, đẩy mạnh chuyển đổi số thông qua đối thoại chính sách về kinh tế số và an ninh mạng, hợp tác phát triển nguồn nhân lực số, thành phố thông minh, số hóa các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ (MSMEs) và khuyến khích xây dựng hạ tầng số, ứng dụng công nghệ thế hệ mới trong ngành công nghiệp sản xuất.

Thứ ba, bảo vệ môi trường và chuyển đổi tăng trưởng xanh thông qua tăng cường hợp tác phát triển nền kinh tế xanh tuần hoàn sinh học, năng lượng sạch và tái tạo, phát triển nông nghiệp thông minh; đẩy nhanh việc hoàn thiện và triển khai Kế hoạch hành động hợp tác tài nguyên nước MLC giai đoạn 2023-2027, mở rộng phạm vi chia sẻ dữ liệu khí tượng, thủy văn và vận hành đập, tăng cường phối hợp giữa MLC và Ủy hội sông Mekong.

Thứ tư, thúc đẩy hợp tác thương mại, xây dựng chuỗi cung ứng thông minh, hỗ trợ kết nối MSMEs với các doanh nghiệp đa quốc gia, cải cách môi trường đầu tư.

Phát biểu của Bộ trưởng được các nước thành viên tham dự hoan nghênh và đánh giá cao.

Theo NDĐT
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông

    Ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông

    Kinh tế -
    Sơn La được chọn là 1 trong 13 tỉnh trên cả nước thực hiện Đề án thí điểm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng. Sau gần 2 năm triển khai, các tổ khuyến nông cộng đồng đã thực sự trở thành “cánh tay nối dài” trong hoạt động khuyến nông, truyền tải thông tin kỹ thuật đến người dân nhanh, hiệu quả.
  • 'Đa dạng các mô hình giúp nông dân làm giàu

    Đa dạng các mô hình giúp nông dân làm giàu

    Kinh tế -
    Từ năm 1994 đến nay, bằng nguồn ngân sách tỉnh, Trung ương, Khuyến nông Sơn La đã triển khai thực hiện thành công 108 loại mô hình khuyến nông đa dạng trên mọi lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và khuyến công, thu hút hơn 80.400 hộ nông dân tham gia.
  • 'Nâng cao vai trò của khuyến nông trong phát triển kinh tế nông nghiệp xanh, bền vững

    Nâng cao vai trò của khuyến nông trong phát triển kinh tế nông nghiệp xanh, bền vững

    Kinh tế -
    Ngày 2/3/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/CP về công tác khuyến nông, đánh dấu sự ra đời của hệ thống khuyến nông Việt Nam. Sau đó 1 năm, ngày 11/5/1994, Khuyến nông Sơn La được thành lập theo Quyết định số 248/QĐ-TC của UBND tỉnh. 30 năm xây dựng và phát triển, hệ thống khuyến nông Sơn La luôn thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng, sản lượng nông sản hàng hóa, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân.
  • 'Thực hiện hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do

    Thực hiện hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do

    Kinh tế -
    Việc thực thi Hiệp định thương mại tự do (FTA), có ý nghĩa quan trọng, mở ra nhiều cơ hội để tăng trưởng và đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Thời gian qua, các cấp, các ngành và địa phương tỉnh Sơn La đã quán triệt nghiêm túc, tập trung thực hiện Hiệp định thương mại tự do với các cam kết toàn diện trên nhiều lĩnh vực, tạo điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và phát triển mở rộng thị trường; khai thác các ưu đãi để tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trong hoạt động xuất, nhập khẩu cho địa phương.
  • 'Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

    Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

    Khoa Giáo -
    Còn gần 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường tổ chức thi thử để phân hóa học sinh, các trường đang tập trung ôn tập kiến thức, luyện thi cho học sinh, bảo đảm đạt kết quả cao nhất.
  • 'Đảng bộ BĐBP tỉnh triển khai đồng bộ công tác xây dựng Đảng

    Đảng bộ BĐBP tỉnh triển khai đồng bộ công tác xây dựng Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Xây dựng lề lối làm việc khoa học, dân chủ; thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và kỷ luật đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, những năm qua, Đảng bộ Bộ đội Biên phòng Sơn La đã xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc lãnh thổ quốc gia, xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển.
  • 'Mở rộng liên kết phát triển cây ăn quả ở tiểu khu Bản Ôn

    Mở rộng liên kết phát triển cây ăn quả ở tiểu khu Bản Ôn

    Kinh tế -
    Năng động trong sản xuất, mở rộng liên kết phát triển cây ăn quả chất lượng cao, Hợp tác xã Cây ăn quả an toàn Bản Ôn trở thành hợp tác xã sản xuất nông nghiệp tiêu biểu ở thị trấn Nông trường Mộc Châu, giúp các thành viên nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
  • 'Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

    Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

    Lợi dụng bối cảnh lịch sử mới và cuộc Cách mạng khoa học công nghệ 4.0 hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã “lỗi thời”, “không còn phù hợp”. Song, lý luận, thực tiễn đều đã chứng minh, bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin là vấn đề có tính khách quan và vẫn còn nguyên giá trị đối với phong trào cách mạng thế giới.
  • 'Kiến nghị xử lý triệt để các trang mạng xã hội hoạt động trái phép

    Kiến nghị xử lý triệt để các trang mạng xã hội hoạt động trái phép

    Pháp luật -
    Trên môi trường số thời quan qua, đã có không ít trang web review công ty (đánh giá công ty) hoạt động như các mạng xã hội trái phép và đăng tải nhiều thông tin sai lệch, thiếu kiểm chứng về các tập thể, cá nhân hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Tình trạng này kéo dài và gây nhức nhối khiến nhiều bên liên quan phải có động thái ngăn chặn. Các cơ quan chức năng đã triển khai biện pháp xử lý, song chưa thật sự hiệu quả.
  • 'Bản tin Podcast ngày 8/5/2024

    Bản tin Podcast ngày 8/5/2024

    Audio -
    Tin tức đáng chú ý có trong Bản tin thời sự ngày 8/5/2024: Sơn La đón tiếp các lực lượng hoàn thành nhiệm vụ diễu binh, diễu hành • Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Ấn Độ tại Việt Nam chào xã giao lãnh đạo tỉnh Sơn La • Đẩy mạnh sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản • Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng • Người hâm mộ mong đợi gì ở Huấn luyện viên Kim Sang-sik?
  • 'Ca sĩ Hoà Minzy tài trợ 250 triệu đồng xây cầu tại bản Két

    Ca sĩ Hoà Minzy tài trợ 250 triệu đồng xây cầu tại bản Két

    Xã hội -
    Ngày 8/5, tại bản Két xã Tạ Bú, huyện Mường La, Công an tỉnh Sơn La đã phối hợp với Huyện đoàn Mường La và xã Tạ Bú tổ chức Lễ khởi công "Cầu An Hoà 02" do ca sĩ Hoà Minzy tài trợ. Đây là cây cầu số 3 được thực hiện trong Dự án “Hạnh phúc cho em” của Đoàn Thanh niên Công an tỉnh.