Phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 tại tỉnh Sơn La

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Khai mạc.

Thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Sơn La; các bộ, ngành Trung ương và địa phương.

Thưa quý vị đại biểu khách quý, đồng bào, đồng chí.

Sơn La là bức họa đồng quê, mang nét đẹp đặc trưng, sâu lắng, hào hùng của thiên nhiên, lịch sử, văn hóa vùng Tây Bắc. Những di tích lịch sử của khúc tráng ca, những con đường của núi rừng điệp trùng ngập sắc hoa, những đồi chè của sắc xanh bát ngát, những đồng cỏ của thảo nguyên bao la, những bản làng của những điệu khèn, điệu múa xòe làm say đắm lòng người. Là mảnh đất có truyền thống lịch sử cách mạng hào hùng. Vì vậy tôi đánh giá rất cao sáng kiến của tỉnh Sơn La, phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, các bộ, ngành, doanh nghiệp đã lựa chọn nơi đây để tổ chức Lễ hội trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi xin gửi đến các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Trung ương, địa phương, quý vị đại biểu khách quý và toàn thể đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La lời chào trân trọng, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

           

Lễ hội này là nơi quy tụ các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân gặp gỡ để giới thiệu, để lan tỏa, để học hỏi liên kết xúc tiến, mở rộng thị trường phát triển du lịch và các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là trái cây và các sản phẩm đạt chuẩn OCOP. Với quy mô hơn 400 gian hàng trực tiếp, 65 gian hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử của 63 tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân thể hiện thành công của Lễ hội.

Thưa đồng bào, đồng chí, quý vị đại biểu khách quý. Sau 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, nhất là sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, khu vực nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân được nâng lên. Dịch bệnh Covid-19 diễn ra trong hơn 2 năm qua đã ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế - xã hội trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam của chúng ta. Trong bối cảnh đó, ngành nông nghiệp đã thể hiện vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế và an ninh lương thực của nước ta. Điều chúng ta vui mừng là Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới với giá trị hơn 48 tỷ USD năm 2021, trong đó rau quả đóng góp gần 3,6 tỷ USD.

Thực tế tại địa phương cho thấy, tính hiệu quả của việc chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, trong đó Sơn La là một điểm sáng về phát triển cây ăn trái của chúng ta. Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm OCOP được chính thức triển khai trên phạm vi toàn quốc từ năm 2018 với trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày các sản phẩm trái cây.

Đến nay cả nước đã có gần 7.500 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, riêng Sơn La đã có 83 sản phẩm. Các sản phẩm OCOP đã nhanh chóng khẳng định vị thế, được thị trường đón nhận rất tích cực, giúp người nông dân mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, từ đó nâng cao đời sống tinh thần và vật chất. Những kết quả trên có được là nhờ sự cố gắng, nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến địa phương, sự năng động, sáng tạo, vượt qua khó khăn, thách thức, dám nghĩ, dám làm, tư duy nhạy bén của người nông dân.

Gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Bình

Tuy nhiên, ngành nông nghiệp nói chung và trái cây nói riêng vẫn còn những khó khăn, thách thức. Đó là nhiều loại giống cây trồng, vật tư đầu vào còn phụ thuộc vào nhập khẩu, vùng nguyên liệu chưa tập trung, quy mô sản xuất còn nhỏ và manh mún, công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch chưa phát triển, thị trường tiêu thụ thiếu ổn định và chưa đa dạng, yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao với các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe, phát thải khí metan gây ô nhiễm môi trường…

Thưa đồng bào, đồng chí, quý vị đại biểu khách quý!

Hội nghị TW5 vừa qua đã thảo luận cho ý kiến về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò vị trí chiến lược trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở lực lượng quan trọng để phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam. Phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị của chúng ta.

Gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của tỉnh Nghệ An

Để phát triển nông nghiệp hiệu quả và gia tăng giá trị ngành nông nghiệp nói chung và Sơn La nói riêng, cần tập trung phát triển hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái trái cây, xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu…  Đây là định hướng chiến lược phù hợp để phát huy tiềm năng thế mạnh, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh khác biệt của tỉnh Sơn La và vùng Tây Bắc và là cụ thể hóa Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Để nông sản trái cây, sản phẩm OCOP phát triển bền vững, chúng ta cần tập trung giải quyết năm vấn đề căn bản: Xây dựng thương hiệu; quy hoạch và phát triển nguồn nguyên liệu, phát triển nông nghiệp hữu cơ ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch; hỗ trợ về vốn; đa dạng hóa nguồn lực đầu tư thông qua xã hội hóa, hợp tác công tư; phát triển và mở rộng thị trường, đẩy mạnh tham gia sâu vào chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế.

Thưa đồng bào, đồng chí, quý vị đại biểu khách quý !

Ngành nông nghiệp đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển đất nước trong thời gian qua. Nhưng để khai thác phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế và tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nền nông nghiệp, chúng ta còn nhiều việc phải làm, từ khâu quy hoạch sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, để nền nông nghiệp Việt Nam có vị trí cao hơn trên bản đồ nông nghiệp thế giới. Tập trung phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng nông nghiệp, hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa cho khu vực nông thôn.

Gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của tỉnh Long An

Tôi tin tưởng rằng, truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, tích cực chủ động hội nhập quốc tế với ý chí: “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền” và tinh thần “Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm” của người nông dân Việt Nam, cùng với những chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng, Nhà nước, nông nghiệp, nông dân, nông thôn sẽ phát triển ngày càng vươn xa, như Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại từng căn dặn khi lên thăm Nông trường Mộc Châu – Sơn La năm 1959: “Luôn luôn cố gắng, khắc phục khó khăn, tiến lên thật hăng, làm tròn nhiệm vụ”.

Một lần nữa tôi xin chúc các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước các đại biểu khách quý, bà con nông dân trên cả nước, các khán thính giả và đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Có thêm “Bếp ăn cho em” tại điểm trường Po Mậu

    Có thêm “Bếp ăn cho em” tại điểm trường Po Mậu

    Xã hội -
    Ngày 10/5, Tập đoàn DETECH, Hà Nội cùng các đơn vị thành viên Công ty cổ phần Cà phê DETECH, Công ty CP DETECHbio, phối hợp với Trường tiểu học Co Mạ, huyện Thuận Châu khánh thành công trình thiện nguyện “Bếp ăn cho em” tại điểm trường Po Mậu.
  • 'Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới

    Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 10/5, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Đảng đoàn Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.
  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Mộc Châu

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Mộc Châu

    Diễn đàn cử tri -
    Ngày 10/5, tại xã Nà Mường, huyện Mộc Châu, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh do đồng chí Quàng Văn Hương, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn đã tiếp xúc cử tri các xã: Hua Păng, Quy Hướng, Tà Lại, Nà Mường trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.
  • 'Khu du lịch quốc gia Mộc Châu - Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu thế giới

    Khu du lịch quốc gia Mộc Châu - Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu thế giới

    Emagazine -
    Ngày 22/4/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu. Quyết định này, khẳng định tầm vóc du lịch vùng cao nguyên, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao vị thế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sự phát triển du lịch của địa phương.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng

    Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ huyện Mường La có 18 đảng bộ sở, 39 chi bộ cơ sở, với 6.497 đảng viên. Đảm bảo nghiêm kỷ cương, kỷ luật của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Mường La đã phát huy vai trò, tham mưu cấp ủy chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng, phòng ngừa sai phạm trong tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Quỳnh Nhai xây dựng xã không có ma túy

    Quỳnh Nhai xây dựng xã không có ma túy

    An ninh trật tự -
    Địa bàn huyện Quỳnh Nhai tuy không phải trọng điểm về ma túy, không có điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy, nhưng tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy vẫn tiềm ẩn nguy cơ phức tạp, khó lường. Thực hiện Đề án “Chuyển hóa, xây dựng xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Sơn La không có ma túy, giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”, huyện Quỳnh Nhai đã quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, góp phần bảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
  • 'Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương

    Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương

    Xã hội -
    Chủ đề của Tháng nhân đạo năm nay “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” với mục đích phát huy truyền thống tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam, lan tỏa sâu rộng phong trào “Người tốt, việc thiện - Chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái” vận động nguồn lực, xây dựng quỹ nhân đạo để hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong xã hội, giúp họ có cuộc sống tốt hơn.
  • 'Chăm lo cho học sinh bán trú

    Chăm lo cho học sinh bán trú

    Xã hội -
    Đến Trường tiểu học và THCS Tà Hộc, huyện Mai Sơn vào cuối buổi sáng, ấn tượng đầu tiên của chúng tôi không gian trong lành, sạch, đẹp và thân thiện. Tại khu vực bếp ăn, do cơ sở vật chất còn thiếu, các em học sinh được chia ca, ngồi ngay ngắn để nhận phần ăn của mình.
  • 'Phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững

    Phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững

    Kinh tế -
    Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, nông dân huyện Bắc Yên phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng tập trung, quy mô trang trại, gia trại, mang lại hiệu quả kinh tế cao, hạn chế rủi ro dịch bệnh, góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững.
  • 'Duy trì hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã

    Duy trì hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã

    Kinh tế -
    Những năm qua, các hợp tác xã trên địa bàn huyện Phù Yên đã phát huy tốt vai trò tiên phong trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm; kết nối tiêu thụ, giải quyết đầu ra sản phẩm nông nghiệp cho thành viên và nông dân; tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương.