Chuyện kể về Bí thư đầu tiên của Chi bộ Đảng Cộng sản ở Sơn La

Đến thăm và trò chuyện với bà Nguyễn Thị Tường Vân, nguyên là cán bộ Bảo Tàng Hồ Chí Minh, con gái cả của cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng tại nhà riêng ở phố Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội, được nghe bà kể về cha mình - Bí thư đầu tiên của Chi bộ Đảng Cộng sản ở Sơn La.

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng thăm quê hương Thanh Miện năm 1976. Ảnh: dangcongsan.vn

Bà Tường Vân kể: Cha tôi nguyên là Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng, sinh năm 1904, tại thôn Đông, xã Đoàn Lâm (nay là xã Thanh Tùng), huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Năm 19 tuổi, ông đã tham gia hoạt động cách mạng và được kết nạp vào Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, theo học lớp tập huấn chính trị ở Quảng Châu, Trung Quốc, do đồng chí Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh chủ trì. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng ông nhiều lần bị địch bắt, giam giữ, đấu tranh, trốn thoát ông lại tiếp tục tham gia hoạt động. Năm 1933, ông bị thực dân Pháp bắt giữ và đày lên Nhà ngục Sơn La năm 1935 (ông là tù nhân lâu năm nhất trong nhà tù của thực dân Pháp ở Tây Bắc).

Năm 1943, được Chi bộ Đảng tại nhà tù bố trí cho 4 người, trong đó có ông vượt ngục, chuyến đi thành công về xuôi bắt liên lạc tiếp tục hoạt động đến ngày khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945. Lúc sinh thời, cha tôi luôn sống cuộc đời thanh bạch, hết lòng vì nước, vì dân, cống hiến, tận tâm cho sự nghiệp cách mạng. Ông đã học Bác Hồ về đạo đức cách mạng là suốt đời sống “ngoài vòng danh lợi”. Từ năm 1969 ông được Trung ương đề nghị giữ chức Phó Chủ tịch nước cho đến khi ông mất năm 1979, hưởng thọ 76 tuổi.

Ở Sơn La - Chi bộ Cộng sản đầu tiên thành lập từ những người cộng sản bị giam cầm tại đây, sự kiện ấy không những đánh dấu bước ngoặt mới trong cuộc đấu tranh của tù chính trị ở Sơn La, mà còn đánh dấu giai đoạn phát triển mới của phong trào cách mạng ở Sơn La cho cả sau này, đưa phong trào cách mạng Sơn La hòa nhập chung phong trào cách mạng cả nước. Đồng thời, khẳng định ý chí của những người cộng sản dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, điều kiện nào thì mục tiêu cách mạng mà họ đã theo đuổi không hề thay đổi. Một trong những người tù cộng sản tham gia tích cực vào cuộc vận động cho sự ra đời của chi bộ cộng sản là cha tôi - đồng chí Nguyễn Lương Bằng, vì ông là tù nhân có thâm niên nhiều nhất ở nơi đây, hơn 8 năm (5/1935-8/1943).

Khi bị đày lên ngục Sơn La, nơi “rừng thiêng nước độc”, dù hoạt động ở Ủy ban nhà tù hay trong Chi bộ, đồng chí Nguyễn Lương Bằng luôn đem nhiệt huyết, tận tâm vào công việc được giao phó. Ông luôn là người đi đầu trong các cuộc đấu tranh đòi cải thiện đời sống của tù nhân, chống chế độ hà khắc của nhà tù, dù cai ngục tàn bạo đến đâu thì đồng chí Nguyễn Lương Bằng luôn bất khuất và tinh thần lạc quan cách mạng. Suốt những thời gian bị giam cầm, bị tra tấn dã man, trong nhiều nhà tù ở nhiều nơi của thực dân Pháp, cha tôi luôn nhớ những lời dặn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, luôn chiến đấu kiên cường, giữ vững khí tiết người cộng sản trước kẻ thù, bất kỳ ở đâu cũng thực hiện tuyên truyền, xây dựng lực lượng cách mạng, bền bỉ hoạt động trong tổ chức bí mật ở nhà tù. Nhiều cán bộ, bạn tù mãi nhớ sự chăm sóc ân cần khi đau ốm, sẻ cơm nhường áo khi đói rét của đồng chí Sao Đỏ - Anh Cả - Nguyễn Lương Bằng với đồng chí, anh em cùng cảnh ngộ. 

Ông luôn nhớ ơn những người đồng chí đã cùng “vào sinh ra tử” và cũng không quên mình khi đã thoát khỏi cảnh ngục tù, khi bị đày lên ngục, đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã ghi lại trong hồi ký của mình: “Anh em đồng chí ra, về hoạt động vẫn nghĩ đến tôi. Tết năm 1937 gửi quà lên cho tôi to lắm. Rồi gửi báo của ta lên cho tôi xem. Báo gửi lên qua địa chỉ hai anh thợ điện cảm tình Đảng ở Sơn La. Hai anh nhận báo, công phu lắm mới chuyển được cho tôi: Hai anh bỏ báo vào một hộp bánh bích quy sơn hắc ín, chôn ở chân cầu bản Giảng, ngay đầu thị xã Sơn La. Tuần lễ hai lần, tôi được ra suối tắm, đến chân cầu bản Giảng... bới đất đào lên lấy báo, rồi lại đặt hộp bích quy vào chỗ cũ. Cứ thế suốt 3 năm trời, tôi nhận được đều… Nhờ được đọc báo, tôi luôn luôn được cảm thấy, dù giữa cảnh lẻ loi trong tù, mình vẫn được gắn liền với Đảng, nghe thấy hơi thở của phong trào đang mỗi ngày một lớn mạnh… Quả nhờ có báo anh em gửi lên, tôi nuôi dưỡng được tinh thần phấn đấu, thắng được tư tưởng bi quan đôi khi nhoi lên trong cảnh tù đày cô đơn nơi rừng xanh nước độc". 1

Trong Hồi ký cách mạng "Niềm tin là sức mạnh " đồng chí Văn Tiến Dũng đã kể lại: "Một cuộc họp đầu tiên của những người cộng sản mới đến và đã ở trại từ trước được triệu tập, quyết định thành lập chi bộ Đảng gồm có: Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu, Nguyễn Văn Phúc, Văn Tiến Dũng, Hoàng Đình Giong, do anh Bằng làm Bí thư."[1] Vì thế, Ủy ban nhà tù và Chi bộ Đảng ở nhà tù cũng được tổ chức lại, quy mô hơn, chặt chẽ hơn. Chính “những kinh nghiệm tổ chức ở nhà tù Sơn La là cơ sở giúp anh em sau này biết tổ chức các Ủy ban sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công”. [2]

Với chúng tôi, kỷ niệm đáng nhớ về cha là thời kỳ Hà Nội bị máy bay Mỹ bắn phá ác liệt trong đầu năm 1970. Cứ mỗi dịp cuối tuần trên các chuyến xe từ nội thành về vùng sơ tán người ta lại bắt gặp một người đàn ông trung niên ăn mặc giản dị bắt xe khách cùng đi như những người bình thường khác và cũng nhiều lần ông cũng phải chịu cảnh đứng chen chúc với mọi người trên xe để về vùng sơ tán thăm con gái, không một ai nhận ra đó là Phó Chủ tịch nước đương nhiệm Nguyễn Lương Bằng. Sau này khi có người phát hiện ra, trở thành chuyện bàn tán ở bến xe, câu chuyện được một nhà báo biết đến và viết lại đăng trên báo thì cán bộ dưới quyền ông ở Phủ Chủ tịch mới biết hốt hoảng hỏi ông tại sao không bảo lái xe đưa đi, ông vừa bình thản, vừa tỏ ra ngạc nhiên: “Đấy là ngày nghỉ chứ đâu phải là ngày hành chính mà tôi có quyền lấy xe. Vả lại tôi đi thăm con, là đi làm việc riêng chứ đâu phải làm việc công mà dám xin xe”. Câu chuyện về vị Phó Chủ tịch nước đi xe khách là giai thoại khi kể nói về ông, đã trở thành tấm gương, là bài học cho chúng tôi và cho nhiều thế hệ cán bộ cách mạng sau này thể hiện đạo đức cách mạng: Chí công vô tư.

Vì vậy, khi nói về nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng, đồng chí Hoàng Tùng - nguyên Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã viết: “Bình sinh chính trực, khiêm tốn, giấu mình, vùi đầu vào công việc, coi trọng của công, không mảy may vụ lợi, mưu danh, sau khi qua đời, ông chỉ để lại một tấm gương, một tiếng thơm. Giống như bông sen, không bị bùn đen vấy bẩn. Khi hoa tàn nhị vừa, màu đỏ vẫn tươi thắm. Ông thật xứng đáng với cái tên ngôi Sao Đỏ”[3]

Tự hào thay thành phố Sơn La cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước có một con đường mang tên ông - Nguyễn Lương Bằng - nhà cách mạng tiền bối, người học trò xuất sắc ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

1 Nhân dân ta rất anh hùng, NXB Văn học, Hà Nội, 1976, Tr.55.

2 Suối reo năm ấy, Hồi ký cách mạng, trích "Niềm tin là sức mạnh" - Văn Tiến Dũng, Bảo tàng cách mạng Việt Nam - Bảo tàng Sơn La, Nxb Văn hóa Thông tin, H.1993, tr.48.

 3 Anh Cả - Nguyễn Lương Bằng, Nxb Thông tấn, H, 2009, tr.167.

Thái Hà (ghi theo lời kể của bà Tường Vân)
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.
  • 'Liên hoan các đội tuyên truyền măng non và diễn đàn tiếng nói nguyện vọng trẻ em năm 2024

    Liên hoan các đội tuyên truyền măng non và diễn đàn tiếng nói nguyện vọng trẻ em năm 2024

    Xã hội -
    Chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) và 83 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2024), tối 19/5, Tỉnh đoàn Sơn La tổ chức Liên hoan các đội tuyên truyền măng non và diễn đàn tiếng nói nguyện vọng trẻ em năm 2024.
  • 'Bản tin Podcast ngày 19/5/2024

    Bản tin Podcast ngày 19/5/2024

    Audio -
    Kính chào quý vị và các bạn. Mời quý vị và các bạn cập nhật tin tức mới nhất ngày 19/5/2024 qua bản tin thời sự Podcast của Báo Sơn La Online. Bản tin hôm nay có những tin đáng chú ý sau: • Mận hậu Sơn La vào hệ thống phân phối của Saigon Co.op • Sơn La tham gia Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024 • Giải đua xe đạp địa hình VTV Cup 2024 tại huyện Vân Hồ thành công tốt đẹp • Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 • Thủ tướng kêu gọi mọi người dân Việt Nam đăng ký hiến tạng - gieo mầm sự sống
  • 'Không gian văn hóa các dân tộc tại Ngày hội hái quả mận hậu Mộc Châu

    Không gian văn hóa các dân tộc tại Ngày hội hái quả mận hậu Mộc Châu

    Ảnh -
    Ngày hội hái quả mận hậu Mộc Châu 2024 được tổ chức tại thung lũng mận Nà Ka, tiểu khu Pa Khen 1, thị trấn Nông trường Mộc Châu với nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn. Trong đó, điểm ấn tượng là 8 gian trại được trang trí theo chủ đề văn hóa đặc trưng của các dân tộc: Thái, Mông, Kinh, La Ha… của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mộc Châu.