Sơn La khát vọng phát triển: Kỳ 1: Những dặm trường lịch sử

Trong lịch sử hàng nghìn năm hình thành và phát triển, vùng đất Sơn La đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử - Vùng đất sử thi này, mỗi ngọn núi, quả đồi, dòng sông đều mang những cái tên huyền thoại, gắn bó với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chế ngự thiên nhiên, làm chủ cuộc sống, vươn lên xứng tầm là viên ngọc sáng của vùng Tây Bắc.

 

Một góc thành phố Sơn La hôm nay.  

                                                                Ảnh: Huy Ngoan

 

Vùng đất sử thi

Sơn La có truyền thống yêu nước nồng nàn, cần cù sáng tạo trong lao động và có tinh thần kiên cường bất khuất, anh dũng trong đấu tranh cách mạng chống giặc ngoại xâm. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, vùng đất này đều có những dấu ấn chứa đựng hào khí hào hùng của dân tộc.

Những năm tháng dưới ách cai trị của thực dân Pháp, chúng đã lấy Sơn La để giam cầm, đày ải và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những chiến sỹ cộng sản Việt Nam. Nhưng trong chốn lao tù, dưới gông cùm đày đọa của kẻ thù, những người tù cộng sản bằng ý chí, nghị lực và niềm tin sắt đá vào sự thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc, đã quyết tâm và làm nên sự kiện vô cùng lớn lao và ý nghĩa - thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản tại Nhà tù Sơn La vào tháng 12 năm 1939.

Từ ánh sáng cách mạng của Đảng Cộng sản đã tỏa ra soi đường cho nhân dân các dân tộc, thổi bùng ngọn lửa cách mạng, dấy lên phong trào yêu nước trong quần chúng nhân dân, lãnh đạo nhân dân các dân tộc Sơn La khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng thành công vào ngày 26-8-1945. Những chiến công oai hùng được ghi lại trong suốt công cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Sơn La đã có biết bao thế hệ những người con sung sức nhất, nhạy bén và năng động nhất, luôn đi đầu trong mọi phong trào và cách mạng, sẵn sàng xả thân vì nền độc lập, tự do của dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn công tác Trung ương về thăm, nói chuyện với cán bộ,

chiến sĩ, đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại châu Thuận Châu (Sơn La) ngày 7/5/1959.

Ảnh: Tư liệu

Nhớ lời Bác dặn, khi Người lên thăm Tây Bắc ngày 9/5/1959. Đảng bộ tỉnh, chính quyền và nhân dân các dân tộc Sơn La đã nỗ lực xóa “giặc đói”, “giặc dốt”. Đồng thời, với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến”, “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, tỉnh Sơn La đã thực hiện nhiệm vụ vừa sản xuất, vừa chiến đấu, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam và hoàn thành nhiệm vụ quốc tế với nước bạn Lào.

Năm 1975, sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cách mạng Việt Nam bước sang thời kỳ mới - thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cùng với cả nước, Sơn La bước vào thực hiện công cuộc đổi mới với quyết tâm cao độ. Đảng bộ tỉnh Sơn La đã vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng vào thực tiễn địa phương.

“Giấc mơ 4 vạn” và hành trình đổi mới

Đây là câu chuyện được chúng tôi tìm hiểu khi tỉnh Sơn La cùng cả nước bắt tay vào công cuộc đổi mới. Tìm về gia đình ông Lường An, ở bản Hẹo, phường Tô Hiệu, Thành phố Sơn La. Ông từng giữ cương vị Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khóa VIII. Đây là giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới (từ năm 1987 đến năm 1996). Năm nay đã 85 tuổi, sức khỏe yếu nhưng ông vẫn gắng sức để ghi lại cuốn hồi ký về những năm tháng công tác cống hiến cùng đồng chí, đồng bào các dân tộc Sơn La đổi mới đi lên.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và Thành phố thăm mô hình trồng cây cà phê tại xã Chiềng Cọ (năm 2015).

“Giấc mơ 4 vạn và hành trình đổi mới” được ông ghi chép khá tỉ mỉ: Thời kỳ đó, cả nước lưu thông phân phối rối ren, lạm phát gia tăng (trên 300% năm 1985 và lên tới 774.7% năm 1986). “Giấc mơ 4 vạn”, đó là đề xuất trồng 1 vạn ha cà phê, 1 vạn ha chè, 1 vạn ha dâu tằm và 1 vạn con bò sữa. Tỉnh Sơn La đã tham khảo ý kiến các nhà khoa học, các Viện nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp đánh giá. Đề án lớn được Tỉnh ủy Sơn La thông qua và đưa vào triển khai thực hiện.

Thời điểm những năm 1987, 1988, số lượng bò sữa tại Mộc Châu mới đạt 3.600 đến 4.000 con bò sữa. Đến nay, việc nuôi bò sữa và cung cấp các sản phẩm từ sữa mới thực sự khẳng định được vị trí của mình trong sự phát triển kinh tế của tỉnh. Cây cà phê cũng như các sản phẩm cà phê Sơn La hiện nay đang được coi là vùng trồng cà phê lớn thứ hai cả nước chỉ sau Tây Nguyên cũng như đang cung cấp loại cà phê ngon nổi tiếng. Đối với cây chè đến nay vẫn là hướng đi đúng và ngày càng mang lại nhiều thành quả cho tỉnh nhà khi tham gia Festival chè thế giới đều đạt tiêu chuẩn chất lượng vàng và đoạt Huy chương Vàng, Cành chè Vàng Việt Nam. Chè Shan tuyết Mộc Châu, chè Tà Xùa... là sản phẩm đầu tiên trong ngành nông nghiệp được Nhà nước bảo hộ độc quyền về xuất xứ hàng hóa.

Những quyết sách lớn của tư duy đổi mới đã đưa bò sữa, cây chè, cà phê vượt qua những khó khăn để từng bước hình thành và phát triển cho đến hiện nay. Vùng chè Mộc Châu, trang trại bò sữa và hoa thơm, trái ngọt của cao nguyên đã tô điểm thêm giá trị của Khu du lịch quốc gia Mộc Châu với những trải nghiệm về du lịch nông nghiệp.

Ông Trần Minh Dũng, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy,  Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh phụ trách kinh tế giai đoạn 1990-1996, hiện ở phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La. Ông là lớp lãnh đạo cùng thời kỳ với nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lường An, nên nhớ lại khá tường tận. Ông tâm sự: Trong hành trình để đạt “giấc mơ 4 vạn”, hàng loạt các vấn đề phát sinh đan xen liên quan đến phong tục tập quán, đời sống, sinh kế của người nông dân mà tỉnh ta phải triển khai trên các lĩnh vực. Thời điểm đó, tỉnh ta đã ban hành nhiều chủ trương, như “triệt phá cây thuốc phiện”; “cấm thả rông gia súc”. Với các biện pháp cứng rắn được thực hiện đồng bộ, như thực hiện “4 không” (Không trồng; không nghiện hút; không buôn bán; không tàng trữ trái phép chất ma túy). Toàn tỉnh đã triệt phá 1.670 ha cây thuốc phiện thuộc ở vùng cao; gắn liền với đó là chính sách hỗ trợ chuyển đổi cây trồng đã triển khai, giúp nhân dân vùng cao ổn định định cuộc sống, định canh định cư, không tái trồng cây thuốc phiện. Kinh nghiệm đó, giúp cho tỉnh Sơn La triển khai công tác phòng chống ma túy giai đoạn sau này hiệu quả hơn.

Thuận lợi, khó khăn đan xen trong những năm đầu của công cuộc đổi mới. Ông Trần Minh Dũng kể lại trận lũ quét lớn xảy ra bất ngờ tại Thị xã (nay là thành phố Sơn La) và các huyện lân cận vào đúng ngày Thương binh liệt sĩ 27/7/1991, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, có 32 người chết và mất tích, tổn thất lên tới gần 26 tỷ đồng. Trận lũ lịch sử ấy đã cuốn trôi và phá hủy gần như toàn bộ cơ sở hạ tầng của thị xã, hàng trăm nóc nhà bị cuốn trôi, bị sập; gần 600 gia đình bị ngập và trôi tài sản, toàn bộ các công trình thủy lợi, hồ chứa nước, đường giao thông, cầu dọc suối Nậm La bị sạt lở, phá sập... Đứng trước những khó khăn chồng chất ấy, cùng với sự giúp đỡ của Trung ương và các địa phương cả nước, tỉnh Sơn La đã tập trung cao độ các nguồn lực để triển khai kế hoạch khắc phục hậu quả mưa lũ, ổn định đời sống nhân dân.

Và sau trận lũ lịch sử ấy, tỉnh đã ban hành Nghị quyết 62 và Nghị quyết 368 năm 1992 về cấm khai thác lâm sản ở những vùng rừng cấm và tổ chức quản lý, bảo vệ rừng. Chính sách giao đất tới từng hộ gia đình cùng với chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đã có tác dụng hạn chế phá rừng. Vốn rừng bước đầu được phục hồi và phát triển theo hướng xã hội hóa lâm nghiệp.

Hai cuộc đại di chuyển dân lịch sử

Không thể không nhắc đến một nhiệm vụ to lớn mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã xuất sắc hoàn thành trong những năm qua, đó là hai cuộc di chuyển dân tái định cư để phục vụ xây dựng hai công trình thủy điện lớn của đất nước: Thủy điện Hòa Bình và thủy điện Sơn La.

Công trình thủy điện Hòa Bình có sự đóng góp đặc biệt to lớn của đồng bào các dân tộc Sơn La. Vùng ngập lòng hồ của tỉnh Sơn La trên phạm vi 45 xã thuộc 5 huyện: Phù Yên, Bắc Yên, Mộc Châu, Mường La và Mai Sơn, với 5.200 hộ với 35 vạn dân bị ảnh hưởng. Nhân dân các dân tộc vùng lòng hồ đã phát huy truyền thống cách mạng, đặt lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc lên trên lợi ích gia đình, cá nhân, khắc phục mọi khó khăn về đời sống sinh hoạt, đời sống sản xuất để di dời đến nơi tái định cư mới. Đến nay, tỉnh Sơn La tiếp tục được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng và nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, ổn định đời sống cho các hộ dân, xứng đáng với đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc vùng lòng hồ đối với công trình thủy điện Hòa Bình.

Thực hiện di dân tái định cư thủy điện Sơn La trung tâm huyện lỵ Quỳnh Nhai mới tại Phiêng Lanh (năm 2014).

Và trên bậc thang của dòng Đà giang, công trình thủy điện Sơn La lớn nhất khu vực Đông Nam Á được triển khai. Tỉnh ta phải di chuyển 58.337 nhân khẩu ở 169 bản của 17 xã thuộc 3 huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La đến tái định cư tại 70 khu, 276 điểm tái định cư tập trung nông thôn, đô thị và xen ghép thuộc 8/12 huyện, thành phố trong tỉnh. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 28/6/2003 và Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 17/9/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về lãnh đạo công tác bồi thường, di dân, tái định cư thủy điện Sơn La; trong đó xác định phải thành lập các tổ chức nhằm tập trung thống nhất sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác di dân tái định cư từ tỉnh đến cơ sở. Đồng thời, đẩy mạnh phân cấp quản lý nhằm phát huy sức mạnh tổng thể trong thực hiện Dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La.

Nhớ lại thời kỳ cao điểm thực hiện di chuyển dân thủy điện Sơn La, ông Cầm Ngọc Minh, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết: Rút kinh nghiệm từ di dân thủy điện Hòa Bình, cuộc di chuyển dân thủy điện Sơn La đã được tỉnh ta thực hiện đồng bộ, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Cả tỉnh như một đại công trường, hối hả không kể ngày đêm thực hiện nhiệm vụ di chuyển dân.

Với mục tiêu “tất cả vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc”; công tác di dân, tái định cư thủy điện Sơn La hoàn thành di chuyển an toàn 12.584 hộ với 58.337 nhân khẩu tại 169 bản của 17 xã thuộc 3 huyện: Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La đến tái định cư tại 70 khu, 276 điểm tái định cư tập trung nông thôn, đô thị và xen ghép thuộc 8/12 huyện, thành phố trong tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho thi công xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La vượt tiến độ.

Công ty Chè Mộc Châu đưa cơ giới hóa vào sản xuất.

Thực hiện đồng bộ các chính sách di dân, đến nay, tỉnh Sơn La đã hoàn thành việc giao đất ở cho các hộ tái định cư tập trung nông thôn; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ các khu, điểm tái định cư đã hoàn thành đưa vào sử dụng 2.189 dự án. Công tác ổn định đời sống và sản xuất của đồng bào tái định cư được quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo đối với các hộ tái định cư là 18,13% (Năm 2005 là 42,71%). Điều kiện cuộc sống ở các khu, điểm TĐC cơ bản đã được cải thiện, phong tục tập quán và đời sống văn hóa tinh thần của người dân được nâng lên, điều kiện chăm sóc y tế cho người dân ngày càng tốt hơn.

Thành tựu to lớn mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La đạt được trong thực hiện dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La đã góp phần quan trọng trong việc nhà máy thủy điện Sơn La xây dựng hoàn thành vượt tiến độ 3 năm so với nghị quyết của Quốc hội đề ra.

Dấu ấn của hai cuộc đại di dân lịch sử là minh chứng sinh động cho sự đoàn kết, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Sơn La trong thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tạo điểm nhấn quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo ra những cơ hội phát triển mới để Sơn La phát triển và hội nhập.

(Còn nữa)

Sơn La khát vọng phát triển: Kỳ 2

Nhóm PV
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tọa độ lửa Ngã ba Cò Nòi • Kỳ II: Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước

    Tọa độ lửa Ngã ba Cò Nòi • Kỳ II: Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước

    Chiến tranh đã lùi xa, Bản anh hùng ca, Khu di tích lịch sử Ngã Ba Cò Nòi đã trở thành một điểm đến trong hành trình du lịch hướng về cội nguồn “Qua miền Tây Bắc”, là địa chỉ đỏ trong những trang sử vàng của dân tộc giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
  • 'Du lịch Mộc Châu trong dịp nghỉ lễ

    Du lịch Mộc Châu trong dịp nghỉ lễ

    Du lịch -
    Mùa hè đến, nhưng cao nguyên Mộc Châu vẫn giữ không khí trong lành mát mẻ, luôn là điểm đến của du khách gần xa để trải nghiệm cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, con người thân thiện và mến khách cùng những nét văn hóa, ẩm thực độc đáo. Đặc biệt là Khu du lịch Mộc Châu vừa được công nhận là Khu du lịch quốc gia lại càng sôi động đón khách du lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân, tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân, tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Thực hiện tốt phương châm “3 thực chất” trong huấn luyện, xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ, Bộ CHQS tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, phúc tra, góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
  • 'Mường Lèo phát triển chăn nuôi đại gia súc

    Mường Lèo phát triển chăn nuôi đại gia súc

    Kinh tế -
    Với lợi thế có bãi chăn thả rộng, nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp dồi dào, những năm qua, nhân dân xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, đã tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.
  • 'Trang bị kỹ năng phòng cháy, chữa cháy trong trường học

    Trang bị kỹ năng phòng cháy, chữa cháy trong trường học

    Xã hội -
    Trên địa bàn toàn tỉnh có 616 cơ sở giáo dục, với trên 23.400 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và 370.000 học sinh. Các trường học đã tích cực phối hợp trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy cho cán bộ, giáo viên và học sinh, góp phần giảm thiểu nguy cơ và hạn chế thiệt hại do cháy, nổ gây ra.
  • 'Sôi nổi các phong trào thi đua ở Bắc Yên

    Sôi nổi các phong trào thi đua ở Bắc Yên

    Xây dựng Đảng -
    Hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (29/9/1964 - 29/9/2024) và thành lập huyện Bắc Yên (20/10/1964-20/10/2024), những ngày này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bắc Yên đang tích cực thi đua, tổ chức nhiều phần việc thiết thực, ý nghĩa, tạo khí thế sôi nổi, rộng khắp.
  • 'Tăng cường kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng

    Tăng cường kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Những năm qua, Huyện ủy Yên Châu đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng, kịp thời uốn nắn, ngăn ngừa sự suy thoái đạo đức, lối sống của đảng viên, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong toàn đảng bộ.
  • 'Nhiều hoạt động thiết thực giúp đỡ xã khó khăn

    Nhiều hoạt động thiết thực giúp đỡ xã khó khăn

    Xã hội -
    Thực hiện giúp đỡ xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu giai đoạn 2021-2026 theo quyết định phân công của UBND tỉnh, VNPT Sơn La đã tích cực đồng hành, hỗ trợ địa phương phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện nhiều hoạt động an sinh xã hội thiết thực, ý nghĩa.
  • 'Khai mạc triển lãm ảnh Tổ quốc bên bờ sóng

    Khai mạc triển lãm ảnh Tổ quốc bên bờ sóng

    Văn hoá - Xã hội -
    Chiều tối ngày 25/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, TP Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp cùng Thành ủy TP Hồ Chí Minh, Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm ảnh "Tổ quốc bên bờ sóng, Thành phố Hồ Chí Minh – Vì cả nước, cùng cả nước". Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự và cắt băng khai mạc triển lãm.
  • 'Giữ vững trụ cột an sinh:
Kỳ I: “Trái ngọt” từ BHXH, BHYT

    Giữ vững trụ cột an sinh: Kỳ I: “Trái ngọt” từ BHXH, BHYT

    Phóng sự -
    Sơn La có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm trên 83% dân số toàn tỉnh. Địa bàn rộng, giao thông đi lại cách trở, đời sống nhân dân khó khăn, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, mục tiêu bao phủ BHXH, BHYT đến toàn dân đạt được kết quả tích cực. Nhờ tham gia BHXH, BHYT, người dân được hưởng “trái ngọt” chính sách ưu việt của Đảng, Nhà nước. Nhiều lao động tự do, có lương hưu từ việc tham gia BHXH tự nguyện; tấm thẻ BHYT, trở thành điểm tựa và là “phao cứu sinh” người dân khi không may bị ốm đau, mắc bệnh hiểm nghèo.