Nuôi cá lồng ở quỳnh nhai: Khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm

Để khai thác trên 10.500 ha mặt hồ, những năm qua, huyện Quỳnh Nhai đã khuyến khích người dân vùng lòng hồ khai thác diện tích mặt nước, phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Đây là hướng đi góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhiều hộ dân không còn đất sản xuất khu vực ven lòng hồ thủy điện Sơn La.

Hợp tác xã Hợp Lực hiện có 210 lồng cá ở địa bàn xã Chiềng Ơn (Quỳnh Nhai). 

Nhưng quá trình phát triển, người nuôi cá gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, họ đang rất mong các cấp, các ngành quan tâm để nghề nuôi cá vùng lòng hồ thực sự phát triển bền vững.

Trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai hiện có 1.890 lồng cá; trong đó, 1.680 lồng hoạt động theo hình thức HTX quản lý với 29 HTX, 308 thành viên, chủ yếu tập trung ở các xã Chiềng Bằng, Chiềng Ơn, Nậm Ét, Mường Giàng và Mường Sại. Để giúp người dân phát triển nuôi cá lồng, huyện đã có cơ chế hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân; xây dựng mô hình khuyến nông; tổ chức chuyển giao kỹ thuật trang bị kiến thức và công nghệ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản cho người dân; gắn khai thác thủy sản với bảo vệ nguồn nước, nguồn thủy sản; thành lập các HTX thủy sản... Do vậy, các loại cá được nuôi đảm bảo đúng kỹ thuật, thức ăn có nguồn gốc, cá có chất lượng cao. Tuy nhiên, khi cá đủ điều kiện xuất bán thì chưa có doanh nghiệp hay đơn vị nào đứng ra thu mua sản phẩm cho người nuôi cá, phần lớn người dân trên địa bàn đều tự tìm mối tiêu thụ, cung cấp nhỏ lẻ cho các nhà hàng trong tỉnh và tỉnh Điện Biên.

HTX Hợp Lực có quy mô 210 lồng cá, gồm các loại cá lăng đen, lăng hoa, trê, trắm, chép, diêu hồng, rô phi, nheo với sản lượng hơn 100 tấn/năm, nhưng 11 tháng qua, chỉ bán được hơn 10 tấn cá các loại vì chưa liên kết được với hệ thống siêu thị hay thị trường lớn nào. Ông Nguyễn Hữu Lễ, thành viên HTX Hợp Lực, cho biết: Hiện, HTX đã được chứng nhận nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGAP, tuy nhiên HTX cần có thời gian để gây dựng thương hiệu, khi đã có thương hiệu chắc chắn giá cá sẽ tăng; còn bây giờ HTX chủ yếu cung cấp nhỏ lẻ cho các nhà hàng và khu dịch vụ câu cá thư giãn trong tỉnh. Hơn nữa, việc bán cá nhỏ lẻ rất ảnh hưởng tới chất lượng cá, vì mỗi lần kéo lưới, bắt cá lên bán, khách hàng chỉ lựa chọn con vừa ý còn lại tiếp tục thả xuống lồng nuôi, như vậy, sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của cá. Cũng do bán nhỏ lẻ nên việc thu hồi vốn để quay vòng vừa khó, vừa chậm.

Ông Lò Văn Khặn, Giám đốc HTX thủy sản Chiềng Bằng là một trong những người nuôi cá đầu tiên trên lòng hồ sông Đà, bày tỏ: Hơn 6 năm nuôi cá trên hồ sông Đà, điều làm tôi lo nhất là đầu ra cho sản phẩm. Gia đình tôi hiện có 32 lồng cá, mỗi năm có thể cung cấp ra thị trường 15 đến 20 tấn cá và hiện nay đang có nhu cầu tiêu thụ 12 tấn cá lăng, nhưng chưa có ai thu mua một lúc toàn bộ số cá này, nên giờ chỉ bán nhỏ lẻ cho các nhà hàng trong tỉnh và tỉnh Điện Biên. Vì vậy, cá bán không được giá, 11 tháng qua, gia đình tôi chỉ tiêu thụ được 5 tấn cá các loại, thu về gần 40 triệu đồng, trừ chi phí lãi 25 triệu đồng. Hiện tại, HTX có 45 thành viên cũng đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ cá thành phẩm. Nếu đầu ra ổn định thì bà con xã viên có khả năng mở rộng quy mô gấp 10 lần so với bây giờ. Rất mong các cấp, ngành quan tâm giúp đỡ về đầu ra của sản phẩm cho người dân.

Chúng tôi có mặt tại xã Nậm Ét, đây là địa phương mới áp dụng mô hình nuôi cá lồng từ năm 2014. Được biết, việc nuôi cá lồng ở đây rất thuận lợi, bởi môi trường nước sạch, phù hợp với nhiều loại cá, thức ăn cho cá rất dễ kiếm, như lá chuối, ngô, sắn, cỏ voi... Từ lúc thả cá có trọng lượng 4-5 lạng/con thì sau 6 tháng nuôi cá đạt 3 kg/con, trừ chi phí, người nuôi cá có thu nhập trung bình từ 3-4 triệu đồng/người/tháng. So với làm nương thì việc nuôi cá đỡ vất vả hơn nhiều, hiệu quả kinh tế cao hơn. Từ lúc chỉ có 6 lồng năm 2014, đến nay Nậm Ét tăng lên 169 lồng, với 64 hộ nuôi, trong đó, có 19 hộ tham gia mô hình hợp tác xã với 63 lồng, bây giờ cuộc sống của người nuôi cá đã có nhiều cải thiện. Tuy nhiên, vào thời điểm này, nhiều lồng cá đã đến lúc xuất bán, nhưng đầu ra của sản phẩm vẫn khó khăn; việc tiêu thụ sản phẩm của người nuôi cá chỉ dừng ở mức bán lẻ, nhiều hộ đã có đàn cá trắm lớn từ 8-10kg/con, với giá bán dao động từ 80-100 nghìn đồng/kg tùy từng loại cá.

Trao đổi vấn đề này với ông Ngô Trí Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện, được biết: Trong thời gian qua, huyện đã tổ chức triển khai chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp, HTX đầu tư phát triển nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ tới nhân dân trên địa bàn. Huyện đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ 153 hộ nuôi cá thuộc 19 HTX, với mức 5 triệu đồng/lồng. Việc lo đầu ra cho sản phẩm của người nuôi cá là vấn đề huyện đang quan tâm, trong thời gian tới, huyện sẽ phối hợp với các ban, ngành trong tỉnh, liên kết với các doanh nghiệp hình thành chuỗi liên kết sản xuất từ khâu kỹ thuật làm lồng, lựa chọn cá giống đến kỹ thuật nuôi cá... Đồng thời, có các bước kêu gọi đầu tư, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Trước mắt, huyện vẫn khuyến khích người dân mở rộng mô hình để hình thành vùng nuôi thả cá với quy mô chuyên nghiệp hơn.

Mô hình nuôi cá ở Quỳnh Nhai ngày càng được mở rộng, sản lượng trên 1.500 tấn/năm, với nhiều loại cá có chất lượng cao. Để nghề nuôi cá phát triển bền vững, huyện Quỳnh Nhai cần tiếp tục hướng dẫn, tuyên truyền cho người dân áp dụng kỹ thuật mới trong nuôi cá lồng, tìm kiếm doanh nghiệp đứng ra chuyển giao kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm cho người dân... Cùng với đó, việc gây dựng thương hiệu cá Quỳnh Nhai cũng cần được các cấp, các ngành trong huyện quan tâm, chỉ đạo thực hiện... 

Vũ Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự kiến trên 10.000 vận động viên tham dự Giải Bình Phước Marathon - Trường Tươi Group lần thứ II, năm 2024

    Dự kiến trên 10.000 vận động viên tham dự Giải Bình Phước Marathon - Trường Tươi Group lần thứ II, năm 2024

    Thể thao -
    Tiếp nối thành công sau lần đầu tổ chức, chiều 25-4, tại Đài Phát thanh - truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) đã diễn ra lễ công bố Giải Bình Phước Marathon - Trường Tươi Group lần thứ II, năm 2024. Giải do BPTV chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, Tỉnh đoàn Bình Phước, UBND thành phố Đồng Xoài tổ chức. Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Tươi tiếp tục là nhà tài trợ chính của giải.
  • 'Tọa độ lửa Ngã ba Cò Nòi • Kỳ II: Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước

    Tọa độ lửa Ngã ba Cò Nòi • Kỳ II: Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước

    Chiến tranh đã lùi xa, Bản anh hùng ca, Khu di tích lịch sử Ngã Ba Cò Nòi đã trở thành một điểm đến trong hành trình du lịch hướng về cội nguồn “Qua miền Tây Bắc”, là địa chỉ đỏ trong những trang sử vàng của dân tộc giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
  • 'Du lịch Mộc Châu trong dịp nghỉ lễ

    Du lịch Mộc Châu trong dịp nghỉ lễ

    Du lịch -
    Mùa hè đến, nhưng cao nguyên Mộc Châu vẫn giữ không khí trong lành mát mẻ, luôn là điểm đến của du khách gần xa để trải nghiệm cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, con người thân thiện và mến khách cùng những nét văn hóa, ẩm thực độc đáo. Đặc biệt là Khu du lịch Mộc Châu vừa được công nhận là Khu du lịch quốc gia lại càng sôi động đón khách du lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân, tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân, tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Thực hiện tốt phương châm “3 thực chất” trong huấn luyện, xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ, Bộ CHQS tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, phúc tra, góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
  • 'Mường Lèo phát triển chăn nuôi đại gia súc

    Mường Lèo phát triển chăn nuôi đại gia súc

    Kinh tế -
    Với lợi thế có bãi chăn thả rộng, nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp dồi dào, những năm qua, nhân dân xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, đã tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.
  • 'Trang bị kỹ năng phòng cháy, chữa cháy trong trường học

    Trang bị kỹ năng phòng cháy, chữa cháy trong trường học

    Xã hội -
    Trên địa bàn toàn tỉnh có 616 cơ sở giáo dục, với trên 23.400 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và 370.000 học sinh. Các trường học đã tích cực phối hợp trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy cho cán bộ, giáo viên và học sinh, góp phần giảm thiểu nguy cơ và hạn chế thiệt hại do cháy, nổ gây ra.
  • 'Sôi nổi các phong trào thi đua ở Bắc Yên

    Sôi nổi các phong trào thi đua ở Bắc Yên

    Xây dựng Đảng -
    Hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (29/9/1964 - 29/9/2024) và thành lập huyện Bắc Yên (20/10/1964-20/10/2024), những ngày này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bắc Yên đang tích cực thi đua, tổ chức nhiều phần việc thiết thực, ý nghĩa, tạo khí thế sôi nổi, rộng khắp.
  • 'Tăng cường kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng

    Tăng cường kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Những năm qua, Huyện ủy Yên Châu đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng, kịp thời uốn nắn, ngăn ngừa sự suy thoái đạo đức, lối sống của đảng viên, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong toàn đảng bộ.
  • 'Nhiều hoạt động thiết thực giúp đỡ xã khó khăn

    Nhiều hoạt động thiết thực giúp đỡ xã khó khăn

    Xã hội -
    Thực hiện giúp đỡ xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu giai đoạn 2021-2026 theo quyết định phân công của UBND tỉnh, VNPT Sơn La đã tích cực đồng hành, hỗ trợ địa phương phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện nhiều hoạt động an sinh xã hội thiết thực, ý nghĩa.
  • 'Khai mạc triển lãm ảnh Tổ quốc bên bờ sóng

    Khai mạc triển lãm ảnh Tổ quốc bên bờ sóng

    Văn hoá - Xã hội -
    Chiều tối ngày 25/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, TP Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp cùng Thành ủy TP Hồ Chí Minh, Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm ảnh "Tổ quốc bên bờ sóng, Thành phố Hồ Chí Minh – Vì cả nước, cùng cả nước". Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự và cắt băng khai mạc triển lãm.
  • 'Giữ vững trụ cột an sinh:
Kỳ I: “Trái ngọt” từ BHXH, BHYT

    Giữ vững trụ cột an sinh: Kỳ I: “Trái ngọt” từ BHXH, BHYT

    Phóng sự -
    Sơn La có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm trên 83% dân số toàn tỉnh. Địa bàn rộng, giao thông đi lại cách trở, đời sống nhân dân khó khăn, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, mục tiêu bao phủ BHXH, BHYT đến toàn dân đạt được kết quả tích cực. Nhờ tham gia BHXH, BHYT, người dân được hưởng “trái ngọt” chính sách ưu việt của Đảng, Nhà nước. Nhiều lao động tự do, có lương hưu từ việc tham gia BHXH tự nguyện; tấm thẻ BHYT, trở thành điểm tựa và là “phao cứu sinh” người dân khi không may bị ốm đau, mắc bệnh hiểm nghèo.