NHỮNG NGUY CƠ TIỀM ẨN VỀ SỨC KHỎE KHI THIẾU NƯỚC SẠCH

Nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu cấp thiết, cơ bản trong đời sống hàng ngày của con người. Con người, động vật và thực vật sẽ không thể tồn tại nếu thiếu nước.

Thế nhưng, thực trạng hiện nay cho thấy chúng ta đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường và khan hiếm nguồn nước sạch. Theo thống kê toàn cầu về nước và sức khỏe: mỗi năm có 4 tỷ ca mắc bệnh tiêu chảy trên toàn thế giới; 1,5 triệu ca tử vong do bệnh tiêu chảy mỗi năm vì nước không an toàn, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân kém. Thiếu nước sạch tạo nhiều tác động tiêu cực đến đời sống con người, một trong số đó là việc bệnh tật luôn rình rập từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi. Theo thống kê của Bộ Tài Nguyên – Môi trường, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém và theo Cục Quản lý tài nguyên nước đưa ra thông tin có tới 80% trường hợp bệnh tật ở Việt Nam do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra. Vậy khi sử dụng nước kém chất lượng, chưa hợp vệ sinh thì chúng ta phải đối mặt với những bệnh nào?

Bệnh đường tiêu hóa:  với các bệnh thường gặp như: tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, viêm gan A bại liệt… Bệnh thường xảy ra do người khỏe ăn hoặc uống phải những thực phẩm, nước uống bị nhiễm vi khuẩn có trong phân người ( do không rủa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi vệ sinh cho trẻ nhỏ, sau đó cầm vào thức ăn hoặc do ruồi, gián đậu lên thức ăn, nước uống không được đậy kín…). Sau khi ăn hoặc uống các loại nước đã nhiễm vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng gây bệnh chúng ta rất dễ dàng bị mắc bệnh. Tuy nhiên, các bệnh lây truyền trên đều có thể ngăn ngừa được nếu chúng ta thực hiện các biện pháp phòng bệnh đơn giản như: Rửa tay với xà phòng và nước sạch tại các thời điểm trước khi ăn, sau khi đại tiện hoặc sau khi tiếp xúc với người bệnh.Thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn các thức ăn đã ôi thiu. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng và bảo quản tốt các nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ. Diệt các laoi côn trùng có nguy cơ truyền bệnh như ruồi, gián và chuột.

Bệnh giun sán: giun đữa, giun tóc, giun móc, giun kim thường lây truyền do trứng giun của người bệnh theo phân ra ngoài rồi lại vào hệ tiêu hóa của người khỏe qua thức ăn, nước uống nhiễm bẩn hoặc chui qua da người vào cơ thể và gây bệnh. Ấu trùng của các loại sán lại từ phân người bệnh vào nước hoặc sống kí sinh trong ốc, cá ăn ốc có ấu trùng sán sẽ nhiễm sán. Người hay gia súc ăn cá, thịt không nấu chín cũng sẽ mắc bệnh. Để phòng bệnh giun sán, chúng ta không nên ăn gỏi cá, không ăn các loại gia súc bị bệnh chết, không đi chân đất hay để trẻ nhỏ mặc quần áo thủng đũng, đặc biệt cần chú ý tẩy giun, sán theo định kỳ và theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Bệnh do muỗi truyền: những bệnh do muỗi thường thấy là bệnh sốt rét, sốt suất huyết, viêm não Nhật Bản…Các bệnh này dễ lây lan và có thể bùng phát thành dịch lớn. Bệnh lây truyền bằng cách: muỗi đốt người bi bệnh sau đó đốt người khỏe mạnh, mầm bệnh sẽ truyền vào người khỏe qua vết đốt của muỗi. Để không bị muỗi đốt, khi ngủ chúng ta nên ngủ trong màn, tẩm màn bằng hóa chất, phun thuốc diệt muỗi và đốt hương muỗi trong nhà. Bên cạnh đó phải vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, phát quang bụi rậm quanh nhà và thu gom phế thải, khơi thông cống rãnh; diệt bọ gậy trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt đồng thời lật úp nhũng dụng cụ chứa nước không dùng đến; thường xuyên tổng vệ sinh dọn sạch ao tù nước đọng.

Các bệnh về mắt, ngoài da, bệnh phụ khoa: đa phần các bệnh về mắt, bệnh ngoài da và bệnh phụ khoa có thể truyền từ người bệnh sang người lành qua nước. Bởi vậy để phòng tránh các bệnh này  cần có đủ nước sạch để sử dụng hàng ngày, đồng thời thực hiện vệ sinh cá nhân tốt, tắm rửa hay giặt giũ phải dùng xà phòng và nước sạch, mỗi người phải sử dụng một khăn mặt riêng. Không dùng chung quần áo với người bệnh và không mặc quần áo còn ẩm.

Việc cung cấp đủ nước sạch và an toàn để ăn uống, sinh hoạt, sản xuất thực phẩm hoặc các mục đích giải trí có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Cải thiện việc cấp nước, vệ sinh môi trường và quản lý các nguồn tài nguyên nước tốt, có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia và đóng góp đáng kể vào việc xóa đói, giảm nghèo. Khi nguồn nước được cải thiện và dễ tiếp cận, mọi người chỉ cần tốn ít thời gian và công sức trong việc lấy nước. Điều này cũng giúp cho các cá nhân an toàn hơn do không phải thực hiện những chuyến đi dài hoặc nguy hiểm để lấy nước. Nguồn nước tốt hơn cũng có nghĩa là ít phải chi tiêu về y tế, bởi vì họ ít ốm đau và giảm chi phí chữa bệnh, và có sức khỏe tốt hơn để làm kinh tế. Đặc biệt đối với trẻ em có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua nước, tiếp cận với nguồn nước sạch có thể giúp trẻ có sức khỏe tốt hơn và vì vậy mà việc học tập sẽ tốt hơn, mang lại tương lai lâu dài cho cuộc sống của trẻ.

Trong 5 năm qua, với sự hỗ trợ kinh phí của Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ cùng với sự quan tâm, chỉ đạo của UBND tỉnh; trong tổng số dân nông thôn khoảng 1.009.764 người, số dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh khoảng 828.000 người tương ứng tỷ lệ đạt 82%. Trong quyết định số: 3414/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sơn La giai đoạn 2015–2020 và định hướng 2025 đã đưa ra mục tiêu về cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt nông thôn như sau:

Đến hết năm 2020: phấn đấu 95% dân số nông thôn được  sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó có 65% số hộ nông thôn được cung cấp nước sạch.

Đến hết năm 2025: phấn đấu 100% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 80% số hộ nông thôn được cung cấp nước sạch.

Để đạt được mục tiêu về cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt nông thôn từ giờ tới năm 2025, ngoài việc đẩy mạnh công tác truyên thông tuyên truyền công bố rộng rãi về quy hoạch đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tới các hộ nông dân thì cần đưa ra những giải pháp thích hợp về nguồn vốn, đào tạo nhân lực, cũng như các giải pháp về chính sách và công nghệ. Bên cạnh đó Trung tâm Nước sạch & VSMTNT tỉnh cũng đã xây dựng kế hoạch họp dân tuyên truyền về vai trò nước sạch, những lợi ích có được khi người dân tham gia đấu nối sử dụng nước từ công trình cấp nước tập trung đã và đang chuẩn bị khởi công xây dựng để nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe cho người dân.

Lường Nguyễn Quỳnh

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự kiến trên 10.000 vận động viên tham dự Giải Bình Phước Marathon - Trường Tươi Group lần thứ II, năm 2024

    Dự kiến trên 10.000 vận động viên tham dự Giải Bình Phước Marathon - Trường Tươi Group lần thứ II, năm 2024

    Thể thao -
    Tiếp nối thành công sau lần đầu tổ chức, chiều 25-4, tại Đài Phát thanh - truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) đã diễn ra lễ công bố Giải Bình Phước Marathon - Trường Tươi Group lần thứ II, năm 2024. Giải do BPTV chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, Tỉnh đoàn Bình Phước, UBND thành phố Đồng Xoài tổ chức. Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Tươi tiếp tục là nhà tài trợ chính của giải.
  • 'Tọa độ lửa Ngã ba Cò Nòi • Kỳ II: Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước

    Tọa độ lửa Ngã ba Cò Nòi • Kỳ II: Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước

    Chiến tranh đã lùi xa, Bản anh hùng ca, Khu di tích lịch sử Ngã Ba Cò Nòi đã trở thành một điểm đến trong hành trình du lịch hướng về cội nguồn “Qua miền Tây Bắc”, là địa chỉ đỏ trong những trang sử vàng của dân tộc giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
  • 'Du lịch Mộc Châu trong dịp nghỉ lễ

    Du lịch Mộc Châu trong dịp nghỉ lễ

    Du lịch -
    Mùa hè đến, nhưng cao nguyên Mộc Châu vẫn giữ không khí trong lành mát mẻ, luôn là điểm đến của du khách gần xa để trải nghiệm cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, con người thân thiện và mến khách cùng những nét văn hóa, ẩm thực độc đáo. Đặc biệt là Khu du lịch Mộc Châu vừa được công nhận là Khu du lịch quốc gia lại càng sôi động đón khách du lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân, tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân, tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Thực hiện tốt phương châm “3 thực chất” trong huấn luyện, xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ, Bộ CHQS tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, phúc tra, góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
  • 'Mường Lèo phát triển chăn nuôi đại gia súc

    Mường Lèo phát triển chăn nuôi đại gia súc

    Kinh tế -
    Với lợi thế có bãi chăn thả rộng, nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp dồi dào, những năm qua, nhân dân xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, đã tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.
  • 'Trang bị kỹ năng phòng cháy, chữa cháy trong trường học

    Trang bị kỹ năng phòng cháy, chữa cháy trong trường học

    Xã hội -
    Trên địa bàn toàn tỉnh có 616 cơ sở giáo dục, với trên 23.400 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và 370.000 học sinh. Các trường học đã tích cực phối hợp trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy cho cán bộ, giáo viên và học sinh, góp phần giảm thiểu nguy cơ và hạn chế thiệt hại do cháy, nổ gây ra.
  • 'Sôi nổi các phong trào thi đua ở Bắc Yên

    Sôi nổi các phong trào thi đua ở Bắc Yên

    Xây dựng Đảng -
    Hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (29/9/1964 - 29/9/2024) và thành lập huyện Bắc Yên (20/10/1964-20/10/2024), những ngày này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bắc Yên đang tích cực thi đua, tổ chức nhiều phần việc thiết thực, ý nghĩa, tạo khí thế sôi nổi, rộng khắp.
  • 'Tăng cường kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng

    Tăng cường kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Những năm qua, Huyện ủy Yên Châu đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng, kịp thời uốn nắn, ngăn ngừa sự suy thoái đạo đức, lối sống của đảng viên, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong toàn đảng bộ.
  • 'Nhiều hoạt động thiết thực giúp đỡ xã khó khăn

    Nhiều hoạt động thiết thực giúp đỡ xã khó khăn

    Xã hội -
    Thực hiện giúp đỡ xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu giai đoạn 2021-2026 theo quyết định phân công của UBND tỉnh, VNPT Sơn La đã tích cực đồng hành, hỗ trợ địa phương phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện nhiều hoạt động an sinh xã hội thiết thực, ý nghĩa.
  • 'Khai mạc triển lãm ảnh Tổ quốc bên bờ sóng

    Khai mạc triển lãm ảnh Tổ quốc bên bờ sóng

    Văn hoá - Xã hội -
    Chiều tối ngày 25/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, TP Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp cùng Thành ủy TP Hồ Chí Minh, Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm ảnh "Tổ quốc bên bờ sóng, Thành phố Hồ Chí Minh – Vì cả nước, cùng cả nước". Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự và cắt băng khai mạc triển lãm.
  • 'Giữ vững trụ cột an sinh:
Kỳ I: “Trái ngọt” từ BHXH, BHYT

    Giữ vững trụ cột an sinh: Kỳ I: “Trái ngọt” từ BHXH, BHYT

    Phóng sự -
    Sơn La có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm trên 83% dân số toàn tỉnh. Địa bàn rộng, giao thông đi lại cách trở, đời sống nhân dân khó khăn, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, mục tiêu bao phủ BHXH, BHYT đến toàn dân đạt được kết quả tích cực. Nhờ tham gia BHXH, BHYT, người dân được hưởng “trái ngọt” chính sách ưu việt của Đảng, Nhà nước. Nhiều lao động tự do, có lương hưu từ việc tham gia BHXH tự nguyện; tấm thẻ BHYT, trở thành điểm tựa và là “phao cứu sinh” người dân khi không may bị ốm đau, mắc bệnh hiểm nghèo.