Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII

“Học tập là một vấn đề quan trọng trong đời sống thường ngày và trong công tác, nhất là trong công tác cách mạng. Nếu không học thì sẽ lạc hậu, mà lạc hậu sẽ dẫn đến thoái bộ. Bởi thực tiễn luôn vận động, lý luận không ngừng phát triển, đời người là hữu hạn, sự hiểu biết là không cùng!”.

Đó là phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Lễ khai giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII do Bộ Chính trị tổ chức sáng 14/8, tại Hà Nội.

Tham dự Lễ khai giảng có các đồng chí: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; cùng các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước cùng 94 đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Lễ khai giảng.

Bày tỏ niềm vui mừng khi được đến tham dự Lễ khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, khóa XII (lớp thứ nhất), thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư và với tình cảm cá nhân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chào mừng các đồng chí học viên về tham dự lớp học. Đồng thời hoan nghênh Ban Tổ chức Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương, Văn Phòng Trung ương Đảng và các cơ quan, ban, ngành có liên quan vừa qua đã phối hợp chặt chẽ, tích cực chuẩn bị để tổ chức lớp bồi dưỡng theo đúng kế hoạch.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Học tập là một vấn đề quan trọng trong đời sống thường ngày và trong công tác, nhất là trong công tác cách mạng. Học tập vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi, rất thiết thân. Cha ông ta đã từng nói “Ăn vóc, học hay”, “Không thày đố mày làm nên”, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”… Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, các bậc vĩ nhân, lãnh tụ thiên tài như Lênin, Bác Hồ luôn quan tâm tới việc học tập của toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên.

Theo Tổng Bí thư, có rất nhiều cái phải học và cũng có nhiều cách để học; học ở trường, ở lớp; học trong cuộc sống, học trong công tác; học ở trong nước, ở ngoài nước; học thày, học bạn; học lẫn nhau; tự nghiên cứu, tự học… Nếu không học thì sẽ lạc hậu, mà lạc hậu sẽ dẫn đến thoái bộ. Bởi thực tiễn luôn vận động, lý luận không ngừng phát triển, đời người là hữu hạn, sự hiểu biết là không cùng.

 

Các đại biểu tham dự Lễ khai giảng.

Tổng Bí thư cho rằng: Các đồng chí tham dự lớp học đều đã học nhiều, từng trải qua rất nhiều, dạn dày trong cuộc sống; có nhiều đồng chí đã từng lên lớp, đã làm thày, đã tiến bộ, trở thành Ủy viên Trung ương Đảng, trở thành cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị của chúng ta. Vậy vì sao lần này lại phải học? Học cái gì và học như thế nào? Tổng Bí thư nhấn mạnh: Đây là lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức trên một số lĩnh vực, ở một số vấn đề chứ không phải là toàn diện, vì các đồng chí đã nghe, đã nghiên cứu, đã học nhiều lần. Vì vậy, lớp học với tinh thần chủ yếu là bổ túc, cập nhật những kiến thức mới, có tính chất gợi mở, định hướng để các đồng chí tự nghiên cứu, vận dụng trong hoạt động thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho công tác.

Thời gian học rất ngắn, các đồng chí tham gia lớp học rất bận công việc ở cơ quan, địa phương nhưng đã cố gắng sắp xếp để về dự học; các báo cáo viên đều là các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị. Các đồng chí học viên sẽ nghiên cứu 9 chuyên đề, đó là những vấn đề về phát triển kinh tế- xã hội; xây dựng Chính phủ liêm chính và hành động; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ; công tác tư tưởng, lý luận; phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa; chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại…

Vì vậy,  Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị các đồng chí học viên nhận rõ trách nhiệm của mình, học tập nghiêm túc, lắng nghe đầy đủ, với tinh thần khiêm tốn, cầu thị; biến quá trình học thành quá trình tự học, tự nghiên cứu, chủ động, tự giác, theo sự gợi mở, định hướng của các báo cáo viên; các đồng chí cũng cần tìm đọc thêm tài liệu, sách vở với cuộc sống sinh động.  

“Đây cũng là dịp thuận lợi để các đồng chí cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, bổ sung cho nhau và giúp nhau cùng tiến bộ. “Học thày không tày học bạn là như thế”. Tổng Bí thư nhấn mạnh.

 

Đồng chí Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ khai giảng.

Tại Lễ khai giảng, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cho biết: Chương trình học tập, bồi dưỡng của lớp học được thực hiện theo hướng hệ thống lại các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực xây dựng Đảng, phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại; đồng thời cung cấp thêm cho các đồng chí những kiến thức mới, những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn, phục vụ thiết thực cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.

Diễn ra từ ngày 14- 18/8, các đồng chí học viên sẽ nghiên cứu, trao đổi, thảo luận 9 chuyên đề. Đó là xây dựng Chính phủ liêm chính, phục vụ và hành động thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội trong bối cảnh hiện nay; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới; Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và xây dựng đội ngũ cán bộ trong tình hình mới; Công tác tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay; Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thực hiện dân chủ xã hội và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, chiến lược quốc phòng và chiến lược quân sự trong tình hình mới; Chiến lược đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn mới; Chiến lược an ninh quốc gia trong tình hình mới; Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân trong tình hình mới./.

Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tọa độ lửa Ngã ba Cò Nòi • Kỳ II: Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước

    Tọa độ lửa Ngã ba Cò Nòi • Kỳ II: Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước

    Chiến tranh đã lùi xa, Bản anh hùng ca, Khu di tích lịch sử Ngã Ba Cò Nòi đã trở thành một điểm đến trong hành trình du lịch hướng về cội nguồn “Qua miền Tây Bắc”, là địa chỉ đỏ trong những trang sử vàng của dân tộc giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
  • 'Du lịch Mộc Châu trong dịp nghỉ lễ

    Du lịch Mộc Châu trong dịp nghỉ lễ

    Du lịch -
    Mùa hè đến, nhưng cao nguyên Mộc Châu vẫn giữ không khí trong lành mát mẻ, luôn là điểm đến của du khách gần xa để trải nghiệm cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, con người thân thiện và mến khách cùng những nét văn hóa, ẩm thực độc đáo. Đặc biệt là Khu du lịch Mộc Châu vừa được công nhận là Khu du lịch quốc gia lại càng sôi động đón khách du lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân, tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân, tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Thực hiện tốt phương châm “3 thực chất” trong huấn luyện, xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ, Bộ CHQS tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, phúc tra, góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
  • 'Mường Lèo phát triển chăn nuôi đại gia súc

    Mường Lèo phát triển chăn nuôi đại gia súc

    Kinh tế -
    Với lợi thế có bãi chăn thả rộng, nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp dồi dào, những năm qua, nhân dân xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, đã tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.
  • 'Trang bị kỹ năng phòng cháy, chữa cháy trong trường học

    Trang bị kỹ năng phòng cháy, chữa cháy trong trường học

    Xã hội -
    Trên địa bàn toàn tỉnh có 616 cơ sở giáo dục, với trên 23.400 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và 370.000 học sinh. Các trường học đã tích cực phối hợp trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy cho cán bộ, giáo viên và học sinh, góp phần giảm thiểu nguy cơ và hạn chế thiệt hại do cháy, nổ gây ra.
  • 'Sôi nổi các phong trào thi đua ở Bắc Yên

    Sôi nổi các phong trào thi đua ở Bắc Yên

    Xây dựng Đảng -
    Hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (29/9/1964 - 29/9/2024) và thành lập huyện Bắc Yên (20/10/1964-20/10/2024), những ngày này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bắc Yên đang tích cực thi đua, tổ chức nhiều phần việc thiết thực, ý nghĩa, tạo khí thế sôi nổi, rộng khắp.
  • 'Tăng cường kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng

    Tăng cường kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Những năm qua, Huyện ủy Yên Châu đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng, kịp thời uốn nắn, ngăn ngừa sự suy thoái đạo đức, lối sống của đảng viên, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong toàn đảng bộ.
  • 'Nhiều hoạt động thiết thực giúp đỡ xã khó khăn

    Nhiều hoạt động thiết thực giúp đỡ xã khó khăn

    Xã hội -
    Thực hiện giúp đỡ xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu giai đoạn 2021-2026 theo quyết định phân công của UBND tỉnh, VNPT Sơn La đã tích cực đồng hành, hỗ trợ địa phương phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện nhiều hoạt động an sinh xã hội thiết thực, ý nghĩa.
  • 'Khai mạc triển lãm ảnh Tổ quốc bên bờ sóng

    Khai mạc triển lãm ảnh Tổ quốc bên bờ sóng

    Văn hoá - Xã hội -
    Chiều tối ngày 25/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, TP Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp cùng Thành ủy TP Hồ Chí Minh, Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm ảnh "Tổ quốc bên bờ sóng, Thành phố Hồ Chí Minh – Vì cả nước, cùng cả nước". Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự và cắt băng khai mạc triển lãm.
  • 'Giữ vững trụ cột an sinh:
Kỳ I: “Trái ngọt” từ BHXH, BHYT

    Giữ vững trụ cột an sinh: Kỳ I: “Trái ngọt” từ BHXH, BHYT

    Phóng sự -
    Sơn La có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm trên 83% dân số toàn tỉnh. Địa bàn rộng, giao thông đi lại cách trở, đời sống nhân dân khó khăn, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, mục tiêu bao phủ BHXH, BHYT đến toàn dân đạt được kết quả tích cực. Nhờ tham gia BHXH, BHYT, người dân được hưởng “trái ngọt” chính sách ưu việt của Đảng, Nhà nước. Nhiều lao động tự do, có lương hưu từ việc tham gia BHXH tự nguyện; tấm thẻ BHYT, trở thành điểm tựa và là “phao cứu sinh” người dân khi không may bị ốm đau, mắc bệnh hiểm nghèo.