Sốp Cộp giảm nghèo bền vững

Huyện biên giới Sốp Cộp có 8 xã, 106 bản, trên 11.780 hộ, dân số hơn 53.120 người; trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 97%, đời sống còn nhiều khó khăn. Vì vậy, huyện luôn chú trọng triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống nhân dân.

Ông Vũ Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND huyện, cho biết: Triển khai các chương trình 30a, 135 và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, huyện Sốp Cộp đã chỉ đạo các ngành, địa phương rà soát tình hình hộ nghèo, cận nghèo; quy hoạch, phát triển nông nghiệp phù hợp từng vùng theo hướng tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm thế mạnh. Sử dụng và lồng ghép hiệu quả nguồn vốn đầu tư hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm cho lao động địa phương, hỗ trợ đời sống và sinh kế ổn định dân cư.

Từ năm 2021 đến nay, huyện Sốp Cộp đã thực hiện hỗ trợ hơn 1,8 tỷ đồng theo chương trình giảm nghèo; hỗ trợ mua giống thủy sản, 272 con bò giống cho các hộ nghèo tại các xã Mường Lạn, Mường Và, Sam Kha, Púng Bánh, Mường Lèo; 22 máy móc, thiết bị, công cụ, vật tư sản xuất cho các hộ nghèo xã Mường Lèo; hỗ trợ 37 hộ trồng mới 8,9 ha quýt chum tại xã Nậm Lạnh. Đầu tư trên 63,7 tỷ đồng xây dựng 4 công trình nước sinh hoạt, 10 nhà văn hóa, 5 trường lớp học, 9 đường giao thông, 5 cầu treo, 1 trụ sở UBND xã. Mở 6 lớp đào tạo nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp dưới 3 tháng cho 210 học viên là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động có thu nhập thấp trên địa bàn các xã...

Thi công tuyến đường Sam Kha - Mường Lèo.

Thực hiện chương trình chính sách tín dụng cho vay tạo việc làm và hỗ trợ làm nhà ở xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 28/NĐ-CP ngày 26/4/2022 về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, đã tạo điều kiện cho 400 lao động vay 12 tỷ đồng; 7 hộ gia đình cho vay 280 triệu đồng xây dựng mới nhà ở kiên cố...

Cơ sở hạ tầng của huyện Sốp Cộp từng bước hoàn thiện; kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa... được đầu tư, đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ dân sinh; đời sống ngày một nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm 4%-5%; đến năm 2022, giảm còn 34,28% theo chuẩn nghèo đa chiều mới. Trụ sở làm việc của 100% số xã, nhà văn hóa xã, trường học, trạm y tế được xây dựng kiên cố, khang trang. 100% số bản được sử dụng điện lưới quốc gia; hơn 90% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; đường đến trung tâm 8 xã của huyện được rải nhựa, đổ bê tông đi được bốn mùa...

Sam Kha là xã vùng III, đặc biệt khó khăn của huyện Sốp Cộp, đồng bào dân tộc Mông chiếm hơn 98%, có 9 bản, với tổng số 612 hộ và hơn 3.760 nhân khẩu. Từ nguồn vốn các chương trình giảm nghèo, xã được đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, như: Đường, điện, trường học, công trình nước sạch và hỗ trợ phát triển sản xuất... Ông Thào A Cờ, Chủ tịch UBND xã, cho biết: Từ năm 2016 đến nay, qua Chương trình 30a, 135, xã được đầu tư trên 3,4 tỷ đồng thực hiện 21 dự án; hỗ trợ 148 con bò giống sinh sản và 23,6 ha giống cây ăn quả cho hơn 500 hộ trên địa bàn. Hiện nay, đường từ trung tâm huyện về xã đã được rải nhựa; đang thi công tuyến đường Sam Kha - Mường Lèo, tạo thuận lợi việc đi lại và thông thương hàng hóa.

Anh Thào A Dểnh, bản Púng Báng, xã Sam Kha là một trong những hộ được hỗ trợ 2 con bò giống từ Chương trình 135. Đến nay, đàn bò của gia đình anh phát triển hơn 10 con. Anh Dểnh phấn khởi: Được sự hỗ trợ của Nhà nước về con giống, lại được cán bộ khuyến nông hướng dẫn cách chăm sóc, làm chuồng trại, trồng cỏ, nên đàn bò của gia đình phát triển tốt. Mỗi năm, gia đình bán bò thu gần 100 triệu đồng, có điều kiện nuôi con cái ăn học và đã thoát nghèo.

Tập trung thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới, huyện Sốp Cộp tiếp tục đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao; khai thác tiềm năng thế mạnh, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tạo thêm sinh kế cho nhân dân, phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 25%.

Quàng Hưởng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng chí Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

    Đồng chí Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

    Thời sự - Chính trị -
    Chiều 20/5, tại Kỳ họp thứ 7, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội khóa XV đã bầu đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, đại biểu Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
  • 'Đua xe đạp địa hình trên thảo nguyên

    Đua xe đạp địa hình trên thảo nguyên

    Ảnh -
    Giữa khung cảnh thơ mộng của điểm đến thiên nhiên hàng đầu thế giới, gần 270 vận động viên đã tham gia chinh phục Giải đua xe đạp địa hình VTV Cup 2024 tại Vân Hồ với chủ đề “Vân Hồ du lịch xanh – Nông nghiệp sạch”. Giải đua nằm trong chuỗi các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch và công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu.
  • 'Khánh thành công trình cầu "Vì đàn em thân yêu"

    Khánh thành công trình cầu "Vì đàn em thân yêu"

    Xã hội -
    Ngày 20/5, Huyện đoàn Phù Yên, Câu lạc bộ "Cỏ ba lá" Phù Yên đã phối hợp với Câu lạc bộ "Thiện Thanh Tâm" Hà Nội, tổ chức Lễ khánh thành, bàn giao công trình cầu dân sinh "Thiện Thanh Tâm số 01"  tại bản Dinh, xã Mường Bang, huyện Phù Yên.
  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.