Lan tỏa phong trào yêu thơ

Trước sự giao thoa của nhiều luồng văn hóa mới, những giá trị nghệ thuật truyền thống như thơ ca vẫn luôn có một vị trí vững chắc trong lòng công chúng.

Thời gian qua, phong trào thơ ca trên địa bàn tỉnh Sơn La không ngừng có bước phát triển, lan tỏa sâu rộng với nhiều CLB thơ thu hút hàng trăm hội viên, mỗi năm sáng tác hàng nghìn tác phẩm thơ với hình thức, nội dung đa dạng, phong phú, thể hiện tình yêu quê hương đất nước và đóng góp vào sự phát triển của dòng chảy văn hóa Sơn La.

Là một trong 5 CLB thơ trên địa bàn thành phố Sơn La, CLB thơ Chiềng Lề được thành lập năm 1996, trải qua 28 năm duy trì và phát triển, đến nay có 25 hội viên, hầu hết là cán bộ hưu trí đã từng công tác ở nhiều lĩnh vực, am hiểu về văn hóa nghệ thuật, sâu nặng tình cảm với con người và mảnh đất quê hương Sơn La. Trong đó có nhiều tác giả tiêu biểu như: Cao Thành, Trần Phiến, Hoàng Việt Thắng, Bùi Nguyên Lượng với nhiều sáng tác chất lượng, thường được đăng tải trên các tạp chí của tỉnh và trung ương. Trong suốt chặng đường phát triển, CLB đã ghi dấu ấn qua 4 tập thơ được xuất bản gồm: “Chiềng Lề trong tôi”; “Thơ Chiềng Lề”; “Màu áo lính”; “Hồn đất – tình thơ”.

CLB Thơ Chiềng Lề, Thành phố gặp mặt hội viên đầu xuân.

Ông Cao Thành, Hội viên CLB thơ Chiềng Lề, cho biết: CLB luôn là sân chơi văn hóa nghệ thuật, thỏa mãn niềm đam mê cho những người yêu thơ ca. Các sáng tác của hội viên CLB luôn bám sát hơi thở cuộc sống, nhạy bén, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của địa phương, những sự kiện lớn của đất nước và của tỉnh, phản ánh kịp thời, sinh động sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, góp phần tích cực vào việc tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động tại các phường, xã, tổ, bản..., làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.

Hội viên CLB Thơ Chiềng Lề đàm đạo thơ.

Là một cán bộ hưu trí với tâm hồn yêu thơ ca, ông Bùi Nguyên Lượng, hội viên Chi hội Văn học thành phố Sơn La luôn dành nhiều thời gian để nghiên cứu, sưu tầm và sáng tác thơ. Đồng thời tích cực tham gia các trại sáng tác do Hội Liên hiệp VHNT tỉnh tổ chức, đến với nhiều vùng đất, miền quê trong tỉnh để chiêm nghiệm cuộc sống, tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc, từ đó khơi dậy niềm cảm hứng sáng tạo. Đầu xuân Giáp Thìn, ông Bùi Nguyên Lượng vừa hoàn thành bài thơ “Thành phố trẻ Sơn La” với những áng thơ mang đầy cảm xúc, ca ngợi sự phát triển của quê hương phố núi. 

"Những con đường vươn tới những miền xa

Những cây cầu nối đôi bờ mơ ước

Dòng Nậm La cũng hiền hòa hơn trước

Như dải lụa mềm giữa đô thị nguy nga…"

Bài thơ của ông Bùi Nguyên Lượng được lựa chọn để thể hiện trong chương trình Đêm thơ Nguyên tiêu năm 2024, ông chia sẻ: Dù là nhà thơ hay chỉ là một người yêu thơ, thích làm thơ, thì cảm xúc luôn là yếu tố quan trọng nhất trong việc sáng tác tác phẩm. Muốn có nhiều cảm xúc, phải đi nhiều, đọc nhiều, trải nghiệm nhiều. Thi sĩ càng giàu xúc cảm thì ý tứ thơ ca càng dồi dào. Nhất là sau mỗi sáng tác được thể hiện, chia sẻ, bình thơ với các thi hữu sẽ rất vui và hạnh phúc.

Thành phố Sơn La tươi đẹp là nguồn cảm hứng của nhiều nhà thơ.

Mỗi dịp rằm tháng giêng hàng năm, cùng với cả nước, công chúng yêu thơ của tỉnh Sơn La lại hội tụ tại đêm thơ Nguyên tiêu để cùng thưởng thức những vần thơ sâu lắng, đặc sắc. Năm nay, chương trình đêm thơ Nguyên tiêu lần thứ XXII do Hội Liên hiệp VHNT và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp tổ chức vào tối ngày 22/2 với chủ đề “Bản hòa âm đất nước”, sẽ mang đến cho các thế hệ yêu thơ một bức tranh thơ ca muôn màu về cuộc sống, văn hóa, con người, những đổi thay của quê hương đất nước, mang theo những khát vọng tươi đẹp, những giá trị chân - thiện - mỹ mà thơ ca hướng đến.

Họa sỹ Lê Chương, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT tỉnh, cho biết: Đây là lần thứ 22, Hội Liên hiệp VHNT tỉnh chủ trì, phối hợp tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu. Chủ đề “Bản hòa âm đất nước” mang ý nghĩa tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Đây cũng là sự kiện văn hóa, nghệ thuật thiết thực mừng các sự kiện trọng đại, các ngày lễ lớn của đất nước trong năm 2024, đồng thời, góp phần lan tỏa vẻ đẹp của thi ca, giá trị của văn học nghệ thuật đến với công chúng.

Những giá trị thẩm mỹ mà thơ ca mang đến làm cho cuộc sống thêm phong phú, sinh động, trở thành sợi dây gắn kết giữa con người với con người. Hơn hết, thơ ca cũng là hình thức tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá hình ảnh miền đất, văn hóa, còn người, đóng góp vào sự phát triển của quê hương.

Hoàng Giang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đua xe đạp địa hình trên thảo nguyên

    Đua xe đạp địa hình trên thảo nguyên

    Ảnh -
    Giữa khung cảnh thơ mộng của điểm đến thiên nhiên hàng đầu thế giới, gần 270 vận động viên đã tham gia chinh phục Giải đua xe đạp địa hình VTV Cup 2024 tại Vân Hồ với chủ đề “Vân Hồ du lịch xanh – Nông nghiệp sạch”. Giải đua nằm trong chuỗi các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch và công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu.
  • 'Khánh thành công trình cầu "Vì đàn em thân yêu"

    Khánh thành công trình cầu "Vì đàn em thân yêu"

    Xã hội -
    Ngày 20/5, Huyện đoàn Phù Yên, Câu lạc bộ "Cỏ ba lá" Phù Yên đã phối hợp với Câu lạc bộ "Thiện Thanh Tâm" Hà Nội, tổ chức Lễ khánh thành, bàn giao công trình cầu dân sinh "Thiện Thanh Tâm số 01"  tại bản Dinh, xã Mường Bang, huyện Phù Yên.
  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.