Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với du lịch cộng đồng

Những năm qua, Hội LHPN xã Ngọc Chiến, huyện Mường La đã vận động hội viên tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường theo phương châm “Sạch nhà - sạch ngõ”, gắn với Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Giọng nữ
Hội viên Chi hội phụ nữ bản Nà Tâu, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La tham gia thi giã cốm.

Ngọc Chiến nằm trên độ cao 1.800m so với mực nước biển. Nơi đây có khí hậu trong lành, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, cùng các mỏ nước khoáng nóng tự nhiên, những ngôi nhà sàn mái lợp gỗ pơ mu hàng trăm năm tuổi, con người thân thiện, với bản sắc văn hóa độc đáo được đồng bào các dân tộc giữ gìn, thuận lợi phát triển du lịch cộng đồng. “Miền cổ tích” hay “miền quê đáng sống” là những tên gọi thân thuộc của du khách khi nói về xã Ngọc Chiến.

Chị Lò Thị Vượng, Chủ tịch Hội LHPN xã Ngọc Chiến, cho biết: Hội có 1.850 hội viên, sinh hoạt tại 15 chi hội. Hội đã tích cực tuyên truyền, vận động, phối hợp với Hội người cao tuổi, nghệ nhân dân gian trên địa bàn xã truyền dạy những điệu ca, lời hát, chữ viết và một số nghề truyền thống cho hội viên phụ nữ.

Phụ nữ bản Nậm Nghẹp vẽ sáp ong trên vải.

Bên cạnh đó, Hội còn huy động hơn 1.000 hội viên thường xuyên mặc trang phục truyền thống, tham gia các trò chơi dân gian tại các lễ hội do xã, huyện tổ chức, với mục đích giới thiệu nét văn hóa truyền thống đến với du khách. Vận động các chi hội bản Lướt, Nà Tâu, Mường Chiến I, Mường Chiến II xây dựng tuyến đường hoa, sửa chữa nhà ở, sân vườn, tạo cảnh quan xanh, sạch đẹp. Những hoạt động đó đã giúp hội viên phụ nữ trên địa bàn xã hiểu hơn về phong tục, tập quán và tham gia bảo tồn, gìn giữ văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch ở địa phương.

Tại bản Lướt, mô hình du lịch cộng đồng được một số gia đình hội viên phụ nữ triển khai từ năm 2018, đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm của phụ nữ trong tạo dựng không gian sống xanh và nâng cao ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc. Chị Lò Thị Hậu, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ bản Lướt, chia sẻ: Hiện nay, chúng tôi duy trì nghề dệt thổ cẩm và mặc trang phục truyền thống trong sinh hoạt hằng ngày. Đồng thời, vận động hội viên cải tạo vườn trồng các loại rau xanh, chăn nuôi để phục vụ sinh hoạt của gia đình và cung cấp thực phẩm phục vụ du khách. Đến nay, đã có 13 hộ hội viên phụ nữ tham gia mô hình. Việc phát triển du lịch đã mang lại thu nhập cho mỗi hội viên từ 5-8 triệu đồng/tháng, góp phần cải thiện đời sống cho hội viên.

Chi hội phụ nữ bản Phày với tiết mục văn nghệ tại Ngày hội hoa sơn tra năm 2024.

Vào những dịp xã tổ chức lễ hội mừng cơm mới, lễ hội hoa sơn tra, sẽ bắt gặp phụ nữ trong xã mặc bộ trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, Mông, La Ha, tham gia những trò chơi dân gian; hay hình ảnh phụ nữ dân tộc Mông với đôi tay khéo léo vẽ sáp ong tạo họa tiết trên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Những kỹ năng thủ công truyền thống, nét đẹp văn hóa từ xa xưa được phụ nữ Mông ở xã Ngọc Chiến lưu giữ cho đến ngày nay. Các món ăn dân tộc đa dạng, phong phú, trình bày đẹp mắt cũng được chị em khéo léo thể hiện trong phần thi ẩm thực.

Chị Giàng Thị So, Chi hội phụ nữ bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến, chia sẻ: Từ nhỏ, chị em phụ nữ chúng tôi đã được các bà, các mẹ dạy cách vẽ sáp ong, làm trang phục cho bản thân, gia đình. Đây là nét đẹp văn hóa của dân tộc mà chúng tôi luôn gìn giữ, mong muốn du khách biết đến và cùng trải nghiệm.

Hội viên phụ nữ xã Ngọc Chiến tham gia chơi bóng đá bưởi.

Vừa có dịp trải nghiệm lễ hội hoa sơn tra xã Ngọc Chiến, chị Nguyễn Thị Khuyên, thành phố Hà Nội, chia sẻ: Tôi rất ấn tượng về cảnh núi rừng thiên nhiên hùng vĩ, không khí trong lành ở đây. Những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc, các trò chơi dân gian, cách tạo hoa văn trên vải của đồng bào dân tộc Mông, hay các tiết mục văn nghệ của chị em phụ nữ dân tộc tại bản Nậm Nghẹp, đã để lại cho chúng tôi những ấn tượng rất đặc biệt.

Bằng những việc làm cụ thể, ý nghĩa, mỗi hội viên, phụ nữ xã Ngọc Chiến đã và đang trở thành nhân tố tích cực giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc và góp phần phát triển du lịch của địa phương.

Bài, ảnh: Thu Thảo
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • '“Tượng đài mừng công” – khẳng định chiến thắng của quân và dân ta

    “Tượng đài mừng công” – khẳng định chiến thắng của quân và dân ta

    Cùng với di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, cụm Tượng đài tại di tích Bãi họp các quân binh chủng tuyên bố chiến thắng, mô tả Ðại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp với bộ đội các binh chủng, dân công hỏa tuyến và đồng bào các dân tộc trong buổi lễ mừng công Chiến dịch Ðiện Biên Phủ toàn thắng, cũng là một điểm dừng chân không thể bỏ qua khi đến với xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ.
  • 'Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Quốc phòng -
    Những năm qua, tuổi trẻ lực lượng Bộ đội Biên phòng Sơn La đã phát huy vai trò xung kích trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới; tham gia xây dựng “Thế trận biên phòng toàn dân” vững chắc, góp phần phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới của tỉnh, xây dựng được hình ảnh đẹp người lính quân hàm xanh.
  • 'Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Xã hội -
    Những năm qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã phối hợp với các đơn vị triển khai chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ bị khuyết tật khe hở môi, khe hở vòm miệng trên địa bàn tỉnh, mang lại nụ cười và cho các em một tương lai tốt đẹp hơn.
  • 'Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Gương sáng bản làng -
    Là thế hệ thứ 3 trong gia đình có nghề rèn truyền thống, lò rèn của gia đình ông Vì Văn Xiên, bản Pặt Pháy, xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp, vẫn sớm tối “đỏ lửa” trong gần 40 năm qua. Với những bí quyết gia truyền, sản phẩm rèn có độ tinh xảo, sắc và bền, được nhiều khách hàng ưa chuộng.
  • 'Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải cách hành chính -
    PAPI là Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam nhằm đo lường và so sánh trải nghiệm, cảm nhận của người dân về hiệu quả, chất lượng thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công của chính quyền địa phương. Thời gian qua, chính quyền các cấp trong tỉnh đã đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, góp phần nâng chỉ số PAPI tỉnh Sơn La năm 2023 vươn lên đứng thứ 30/63 tỉnh, thành phố, tăng 17 bậc so với năm 2022.
  • 'Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Kinh tế -
    Quỳnh Nhai hiện có hơn 10.000 ha mặt nước lòng hồ, đây là lợi thế để huyện phát triển nuôi cá lồng và đánh bắt thủy sản. Với sản lượng thủy sản nuôi và đánh bắt lớn, các HTX, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện đã từng bước phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương, xây dựng thương hiệu cá sông Đà của Quỳnh Nhai.
  • 'Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Mai Sơn đã huy động hiệu quả các nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, giúp hộ nghèo từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
  • 'Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp đang được nông dân trong tỉnh tích cực triển khai, áp dụng từ quy trình sản xuất đến quảng bá, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới hình thành nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.
  • 'HTX tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp

    HTX tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ nhau tiêu thụ sản phẩm, liên kết phát triển bền vững, HTX nông nghiệp An Phú, tổ 2, phường Chiềng An, Thành phố, là HTX tiêu biểu của tỉnh, đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho các thành viên và nhiều lao động.
  • 'Ổn định sản xuất, chăm lo đời sống người lao động

    Ổn định sản xuất, chăm lo đời sống người lao động

    Xã hội -
    Những ngày tháng 5 lịch sử, cán bộ, công nhân, người lao động tại các nhà máy trên địa bàn huyện Mai Sơn đang nỗ lực thi đua, sản xuất, phấn đấu lập nhiều thành tích chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và kỷ niệm 134 năm Ngày Quốc tế lao động 1/5.