Giáo dục truyền thống cách mạng từ di tích lịch sử

Sơn La là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, có nhiều di tích lịch sử từ thời kỳ phong kiến đến các di tích có từ các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, là minh chứng cho những thời kỳ hào hùng của dân tộc. Các di tích lịch sử được giữ gìn và phát huy giá trị, trở thành những “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Giọng nữ
Các chiến sĩ thuộc Trung đoàn 754 (Bộ CHQS tỉnh) tham quan, tìm hiểu tại Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La

Những “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng

Trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện có 96 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, trong đó có 64 di tích đã được các cấp công nhận (gồm: 2 di tích xếp hạng Quốc gia đặc biệt, 16 di tích Quốc gia, 46 di tích cấp tỉnh, 32 di tích chưa xếp hạng). Các di tích tại Sơn La đa dạng và có đủ các loại hình về lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ. Toàn tỉnh có tới 61 di tích thuộc loại hình lịch sử - văn hóa đã được các cấp công nhận, là những chứng tích lịch sử từ thời tiền sử, phong kiến cho đến thời hiện đại được phân bố ở khắp các huyện, thành phố trong tỉnh.

Nhiều di tích lịch sử đã và đang được tôn tạo, phát huy tốt giá trị như: Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La; Di tích Quốc gia đặc biệt Khu di tích lịch sử Cách mạng Việt Nam - Lào (Yên Châu); Di tích Kỳ đài Thuận Châu (Thuận Châu); Di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp khu rừng bản Nhọt (Phù Yên); Di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi, Khu căn cứ cách mạng Mường Chanh (Mai Sơn); Khu căn cứ cách mạng Mộc Hạ (Vân Hồ); Khu kháng chiến 99 (Bắc Yên)... Đây là những “địa chỉ đỏ” được các địa phương chú trọng công tác quản lý, tu bổ, giáo dục về truyền thống cách mạng cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.

ĐVTN tham quan khu trưng bày hiện vật tại Bảo tàng tỉnh

Bà Ngô Thị Hải Yến, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, cho biết: Hiện nay Bảo tàng tỉnh đang trực tiếp quản lý 6 địa điểm: Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La (gồm khu nhà tù và 3 điểm di tích vệ tinh: Nghĩa trang liệt sỹ Nhà tù Sơn La, Di tích cây đa Bản Hẹo, Giếng nước), Di tích Văn bia Quế Lâm ngự chế - Đền thờ Vua Lê Thái Tông, Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc và Đền thờ Bác Hồ (Thành phố) và Nhà trưng di sản văn hóa vùng lòng hồ Thủy điện Sơn La (Mường La). Mỗi năm, Bảo tàng tỉnh đón trên 200.000 lượt khách tham quan khu di tích Nhà tù Sơn La và các điểm di tích do Bảo tàng quản lý, thực hiện tốt công tác hướng dẫn, thuyết minh cho du khách tham quan, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách.

Chương trình trải nghiệm giáo dục về lịch sử tại Bảo tàng tỉnh

Đa dạng hình thức tuyên truyền giáo dục

Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La – là một trong những “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng, được các nhà trường, các cấp đoàn, hội, đội trong tỉnh lựa chọn tổ chức “hành trình về nguồn” cho các thế hệ học sinh, đoàn viên thanh niên. Mỗi năm, Bảo tàng tỉnh tổ chức ít nhất 2-3 cuộc giáo dục trải nghiệm cùng các hoạt động tìm hiểu về nhân vật, sự kiện lịch sử, di sản văn hóa địa phương… Đồng thời, tổ chức các hoạt động đón khách tham quan, tìm hiểu về Nhà tù Sơn La, phối hợp thực hiện các hoạt động kết nạp Đảng, kết nạp Đoàn, Đội tại di tích cho học sinh, đoàn viên thanh niên, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Trưng bày, triển lãm theo chủ đề, chủ điểm, nhân vật, sự kiện để tăng hiệu ứng tuyên truyền về lịch sử cách mạng và tăng hiệu quả về truyền thông giáo dục.

Tham gia hoạt động giáo dục trải nghiệm với chủ đề “Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Vị danh tướng huyền thoại” vừa được Bảo tàng tỉnh tổ chức, em Lù Thị Thảo Vân, lớp 11A3, Trường THPT Tô Hiệu, hào hứng nói: Thông qua hoạt động trải nghiệm, chúng em cập nhật thêm những kiến thức lịch sử hữu ích ngoài chương trình học và thấy được môn lịch sử không còn khô khan và rất có ý nghĩa. Được trải nghiệm thực tế, tham quan, tìm hiểu và nghe thuyết minh về Nhà tù Sơn La, chúng em cảm thấy rất xúc động, tự hào về thế hệ cha anh đi trước và tự hứa với lòng mình sẽ nỗ lực hơn trong học tập, rèn luyện, xứng đáng với sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ.

Học sinh tham quan Di tích Lịch sử lưu niệm Trung đoàn Tây Tiến (Mộc Châu)

Huyện Mộc Châu hiện còn lưu giữ 22 di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu. Trong đó, nhiều di tích hiện là địa chỉ tham quan thu hút du khách và là nơi giáo dục truyền thống cách mạng ý nghĩa, như: Di tích lưu niệm Trung đoàn Tây Tiến; Di tích Đồn Mộc Lỵ; Di tích lưu niệm nơi Bác Hồ nói chuyện với cán bộ nhân dân các dân tộc huyện Mộc Châu… Ông Ngô Ngọc Toàn, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thông tin: Các nhà trường trên địa bàn huyện thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ về giáo dục truyền thống cách mạng, ngoại khóa về giáo dục lịch sử địa phương. Đặc biệt là duy trì việc đăng ký chăm sóc di tích lịch sử, nhà bia tưởng niệm anh hùng liệt sĩ của địa phương… Qua đó, góp phần bồi đắp thêm kiến thức về lịch sử đất nước, lịch sử của huyện, giúp các em học sinh được trải nghiệm thức tế, nâng cao ý thức về bảo vệ các di tích lịch sử và rèn luyện về đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng.

Tại các di tích lịch sử, các nhà trường, tổ chức Đoàn, Hội, Đội thường xuyên tổ chức các hoạt động về nguồn, mời các cựu chiến binh đến cùng thắp nến tri ân, kể chuyện về lịch sử… giúp thế hệ trẻ hiểu thêm về lịch sử địa phương và tự hào về truyền thống cách mạng của dân tộc, hình thành nhân cách cao đẹp.

Các em thiếu nhi tham quan khu Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La

Ứng dụng công nghệ phát huy giá trị các di tích lịch sử

Bên cạnh những hoạt động truyền thống, công tác quản lý cũng đang được đổi, mới nhất là ứng dụng công nghệ số để phục vụ tốt hơn nhu cầu tham quan, tìm hiểu về văn hóa – lịch sử của nhân dân và du khách. Từ năm 2019, Bảo tàng tỉnh cho ra mắt trang web www.baotangsonla.vn, cập nhật thường xuyên thông tin, tư liệu và giới thiệu các chương trình, hoạt động, quảng bá hình ảnh của Bảo tàng. Đơn vị cũng xây dựng bộ nhận diện thương hiệu và logo Bảo tàng Sơn La, thực hiện các chuyên mục giới thiệu về di sản văn hóa, các di tích, danh thắng tiêu biểu, lễ hội truyền thống và hoạt động phát huy di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh. Phát hành tờ rơi, tập gấp song ngữ Anh - Việt giới thiệu về các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Sơn La; thực hiện Đề tài “Ứng dụng công nghệ VR xây dựng mô hình tham quan di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La” để quảng bá rộng rãi về các di sản văn hóa, lịch sử của tỉnh nhà đến với đông đảo công chúng.

Chị Hoàng Thị Vân, giáo viên môn lịch sử, Trường THPT Quỳnh Nhai, nói: Chúng tôi thường xuyên tra cứu, cập nhật thông tin trên website của Bảo tàng tỉnh để lấy hình ảnh minh họa, nhất là các hình ảnh về lịch sử, khảo cổ học, văn hóa liên quan đến Sơn La. Ngoài ra, còn có những tư liệu rất hữu ích đã được mã hóa do Bảo tàng tỉnh cung cấp, giúp giáo viên chúng tôi dễ dàng hơn trong việc tìm nguồn thông tinh chính thống phục vụ giảng dạy.

Đoàn viên thanh niên huyện Quỳnh Nhai thắp nến tri ân tại Nghĩa trang liệt sĩ của huyện

Mỗi di tích gắn liền với những câu chuyện về lịch sử - văn hóa ở từng địa phương và được bảo vệ, tu bổ, chăm sóc thường xuyên, là nơi nhắc nhở về lịch sử cách mạng cho thế hệ hôm nay. Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số là bước đột phá trong việc phát huy giá trị di tích lịch sử, mang đến những trải nghiệm mới mẻ, sinh động, hấp dẫn, có thể ứng dụng ngay trong các tiết học lịch sử tại các trường học. 

Phát huy tốt giá trị các di tích cùng với việc đổi mới, sáng tạo các hoạt động tham quan, trải nghiệm, tổ chức “hành trình về nguồn” bằng cả trải nghiệm thực tế và không gian số là giải pháp hữu hiệu để khắc sâu bài học về lịch sử cách mạng cho các thế hệ trẻ, góp phần bồi đắp lý tưởng cách mạng, từ đó nỗ lực phấn đấu không ngừng để góp sức xây dựng và bảo vệ quê hương.

Thanh Đào
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Những ngày Bác Hồ về thăm Tây Bắc tại Sơn La năm 1959

    Những ngày Bác Hồ về thăm Tây Bắc tại Sơn La năm 1959

    Cách đây 65 năm, ngày 7/5/1959, nhân dịp kỷ niệm 5 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn cán bộ của Trung ương đã về thăm và nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ, đồng bào Khu tự trị Thái - Mèo tại Sơn La. Người đã để lại muôn vàn tình cảm thương yêu trong lòng đồng bào các dân tộc nơi đây.
  • 'Thế giới tuần qua: Triển vọng phục hồi của kinh tế toàn cầu

    Thế giới tuần qua: Triển vọng phục hồi của kinh tế toàn cầu

    Bản tin quốc tế -
    Tuần qua (29/4 - 5/5), thế giới diễn ra nhiều sự kiện đáng chú ý, trong đó những nhận định mới nhất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy khả năng phục hồi của nền kinh tế thế giới giữa lúc phải đối mặt với những cú sốc lớn từ các cuộc xung đột địa chính trị gia tăng.
  • 'Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn như Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Thông tấn xã Lào; Đài Phát thanh Quốc gia Lào đều có các bài viết ca ngợi về chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
  • 'Dâng hương, dâng hoa Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc và Đền thờ Bác Hồ

    Dâng hương, dâng hoa Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc và Đền thờ Bác Hồ

    Thời sự - Chính trị -
    Trong không khí hào hùng Kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024); 65 năm ngày Bác Hồ và Đoàn công tác của Trung ương về thăm, nói chuyện với đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại Sơn La (7/5/1959 – 7/5/2024); 5 năm khánh thành Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), ngày 6/5, Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sơn La và Đoàn công tác của Bộ Quốc Phòng, tỉnh Bạc Liêu đến dâng hoa Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc và dâng hương Đền thời Bác hồ tại Quảng trường Tây Bắc, thành phố Sơn La.
  • 'Tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

    Tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 là nhiệm vụ quan trọng, có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, tác động lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội tại địa phương, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan.
  • 'Nông dân tiêu biểu của huyện Mộc Châu

    Nông dân tiêu biểu của huyện Mộc Châu

    Gương sáng bản làng -
    Năng động, dám nghĩ, dám làm, chị Hoàng Thị Hoa, tiểu khu 30/4, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu đã xây dựng thành công 2 sản phẩm mận sấy dẻo, xoài sấy dẻo được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, góp phần tiêu thụ nông sản cho người dân trong vùng và nâng cao thu nhập cho gia đình. Chị Hoa được vinh danh là nông dân tiêu biểu huyện Mộc Châu năm 2023.
  • 'Lãnh đạo thực hiện hiệu quả công tác mặt trận

    Lãnh đạo thực hiện hiệu quả công tác mặt trận

    Xây dựng Đảng -
    Những năm qua, Chi bộ cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mường La đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt chương trình công tác mặt trận; tuyên truyền, vận động, tập hợp củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần tạo sự đồng thuận xã hội trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, giữ vững ổn định tình hình trên địa bàn.
  • 'Thắm tình hữu nghị đặc biệt Sơn La - Hủa Phăn: 
Kỳ 2. Bản tình ca mãi vang xa

    Thắm tình hữu nghị đặc biệt Sơn La - Hủa Phăn: Kỳ 2. Bản tình ca mãi vang xa

    Đối ngoại -
    Sơn La và Hủa Phăn đều sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, giàu bản sắc văn hóa các dân tộc, con người thân thiện, mến khách. Cụ thể hóa việc liên kết, hợp tác phát triển toàn diện giữa hai tỉnh, hoạt động giao lưu văn hóa và phát triển du lịch ngày càng được mở rộng và nâng lên tầm cao mới.
  • 'Pháo binh Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Pháo binh Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm (7/5/1954 - 7/5/2024), trong chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng pháo binh non trẻ của quân đội ta đã lập được những chiến công vang dội. Đại tướng, Tổng Tư lệnh mặt trận Võ Nguyên Giáp từng đánh giá: “Pháo binh ta tuy nhỏ, nhưng đã có một tác dụng lớn trong Chiến dịch Điện Biên Phủ”. Thắng lợi này là điển hình trong nghệ thuật sử dụng pháo binh của quân đội ta, với sức mạnh và ý chí của mình, các chiến sĩ pháo binh góp công lớn vào chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
  • 'Công an nhân dân Sơn La trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Công an nhân dân Sơn La trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Sau chiến dịch Tây Bắc năm 1952 thắng lợi, tỉnh Sơn La được giải phóng (trừ khu vực Nà Sản). Để tiếp tục cô lập và phân tán lực lượng địch ở tập đoàn cứ điểm Nà Sản, đầu năm 1953, ta quyết định mở chiến dịch Thượng Lào và giành thắng lợi vang dội, đập tan vành đai án ngữ Tây Bắc - Thượng Lào của thực dân Pháp, tập đoàn cứ điểm địch ở Nà Sản hoàn toàn bị cô lập. Trước nguy cơ thất bại, ngày 12/8/1953, thực dân Pháp đã rút khỏi cứ điểm Nà Sản, tỉnh Sơn La hoàn toàn được giải phóng.
  • 'Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng"

    Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng"

    Nằm trong chuỗi các hoạt động Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5/1954 - 7/5/2024), tối 5/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Đài truyền hình Việt Nam đã tổ chức cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng", kết nối trực tiếp với 4 điểm cầu, gồm: Thủ đô Hà Nội, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Kon Tum và thành phố Hồ Chí Minh.