Du lịch nông thôn Mường Và

So với các địa phương khác trong huyện, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp có tiềm năng lợi thế về cảnh quan thiên nhiên để phát triển mô hình du lịch nông thôn. Huyện đã giúp xã Mường Và phát triển loại hình này, nhằm phát huy bản sắc văn hóa địa phương, tăng thu nhập cho nhân dân.

Trung tâm bản Mường Và.

Đến Mường Và ấn tượng đầu tiên là Tháp Mường Và sừng sững trên một quả đồi nhân tạo tại trung tâm của bản Mường Và, bao quanh là những nếp nhà sàn của 438 hộ. Tháp Mường Và nằm trong hệ thống di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh của tỉnh Sơn La, là công trình kiến trúc linh thiêng và cổ kính được nhân dân bản Mường Và bảo vệ từ bao đời nay đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia từ năm 1998. 

Điểm nhấn nữa là bản Mường Và thuộc vùng núi thấp của huyện Sốp Cộp, có độ cao trung bình từ 750 - 950m. Đằng sau bản là dãy núi “Pu Hong Lớk” chạy dài. Vùng đồi thấp của bản có thể canh tác cây ăn quả, cây nông nghiệp và chăn thả gia súc, gia cầm. Tài nguyên rừng khá phong phú, với độ che phủ khoảng 42%. Đây là nguồn cung cấp nông sản địa phương cho khách du lịch, đặc biệt là đặc sản gạo nếp tan Mường Và được chọn là một trong 20 sản phẩm OCOP của tỉnh năm 2019.

Ngoài ra, cánh đồng “Tông Na Coỏng Mương” và dòng suối Nậm Ca bao quanh bản, tạo hệ thống ao, hồ, đầm thích hợp với phát triển mô hình du lịch gắn với nuôi trồng thủy sản, trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt của nhân dân. Với những tiềm năng, lợi thế này phù hợp với mô hình du lịch trải nghiệm nông nghiệp và trải nghiệm làm nương rẫy, du lịch cắm trại nghỉ dưỡng... 

Tháp Mường Và.

Bà Lò Thị Hà, Chủ tịch UBND xã Mường Và, cho biết: Nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Lào ở bản Mường Và về cơ bản vẫn giữ được hai lễ hội Xên Mường và Khảu Hó. Có nhiều làn điệu dân ca, điệu múa dân gian, nhạc cụ dân tộc khá độc đáo, nhiều nghệ nhân còn lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Nghề thêu, dệt thổ cẩm truyền thống được duy trì, phát triển, tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận nhân dân trong bản. Nghề đan lát các vật dụng sinh hoạt hằng ngày cơ bản vẫn còn người lưu truyền, có khả năng khôi phục bởi một số nghệ nhân trong bản.

Hiện nay, bản vẫn giữ được khoảng 90% số ngôi nhà sàn với kiến trúc truyền thống của đồng bào dân tộc Lào; văn hóa ẩm thực mang đậm hương vị dân tộc Lào và dân tộc Thái Sơn La. Nơi đây, còn có tháp Mường Và được nhiều du khách trong và ngoài tỉnh biết đến.

Bà Tòng Thị Quyên, Trưởng Phòng Văn Hóa - Thông tin huyện, cho biết: Hằng năm, bản Mường Và duy trì 2 lễ hội lớn, là lễ Xên Mường diễn ra trong hai ngày trong tháng 3 hằng năm và lễ hội Khảu Hó - lễ mừng cơm mới của người dân tộc Lào diễn ra vào ngày rằm tháng 8 hằng năm. Bản lưu giữ nhiều làn điệu dân ca, nhiều điệu múa dân gian, nhiều nhạc cụ dân tộc khá độc đáo; nhiều nghệ nhân, diễn viên tham gia bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Ngoài ra, bản Mường Và còn có tiềm năng phát triển thêm một số lễ hội khác, như: Lễ dâng hương đón Tết cổ truyền, ngày hội ra đồng cấy lúa (vào tháng 7) và ngày hội gặt lúa nếp Mường Và (tháng 11)... Tuy nhiên, để những lễ hội này có sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch thì cần xây dựng kịch bản, lựa chọn thời gian cụ thể trong năm và các hoạt động truyền thông hiệu quả.

Mâm cỗ trong lễ hội Khảu Hó.
Nếp tan trên cánh đồng Tông Na Coỏng Mương.

Ở bản Mường Và còn có một số ngành nghề truyền thống không chỉ giúp nhân dân phát triển kinh tế mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chủ yếu trong bản vẫn còn lưu giữ nghề dệt thổ cẩm theo văn hóa truyền thống của dân tộc Lào. Một số sản phẩm đang được nhân dân sản xuất và bán khá tốt, như quần áo dân tộc Lào, túi, ví đựng đồ của phụ nữ, khăn piêu Lào... Nghề đan lát bàn, ghế mây tre, ếp khẩu, giỏ, gùi... 

Ngoài ra, khách du lịch còn được trải nghiệm các món ăn, đồ uống, cách chế biến và câu chuyện của từng món ăn. Về cơ bản, các đặc sản và văn hóa ẩm thực của người dân bản Mường Và có sự giao thoa giữa văn hóa dân tộc Lào và văn hóa dân tộc Thái, nhưng vẫn giữ được những hương vị đặc trưng.

Theo ông Lò Văn Thính, Trưởng bản Mường Và, số lượng khách đến thăm bản không nhiều, thỉnh thoảng có vài đoàn trong tuần, đi theo nhóm từ 7-12 người, ước tính khoảng 1.300 đến 1.500 lượt khách/năm, doanh thu về du lịch hầu như chưa có. Tháp Mường Và và nhà thờ dưới chân tháp là điểm du lịch chính của khách du lịch. Các hoạt động chính diễn ra chủ yếu là thắp hương, tham quan tháp. Điểm du lịch tham quan trải nghiệm tập trung ở một số mô hình nghề truyền thống, như: Dệt thổ cẩm dân tộc Lào của gia đình bà Lường Thị Chiêng, Lò Thị Ựm; nghề đan lát của gia đình ông Vì Văn Ni.

Bà Tòng Thị Kiên, Phó Chủ tịch UBND huyện, thông tin: Để phát triển mô hình du lịch nông thôn, đến thời điểm này, huyện đang tập trung xây dựng đề án, kế hoạch, đề xuất các định hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch phù hợp, nhằm phát huy tài nguyên du lịch, tiềm năng lợi thế của huyện. Đặc biệt, việc xây dựng mô hình du lịch nông thôn tại bản Mường Và trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, hấp dẫn, chuyên nghiệp, thu hút khách du lịch đến với Sốp Cộp, góp phần tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho nhân dân vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới.

Huyền Trang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.