Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Sơn La có 12 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc có nền văn hóa lâu đời, phong phú và đặc sắc. Đó là những di sản văn hóa phi vật thể có giá trị được đồng bào lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang ý nghĩa đặc biệt, đại diện cho tín ngưỡng, văn hóa truyền thống và nguồn cội dân tộc.

Giọng nữ
Trình diễn dân ca, dân vũ truyền thống dân tộc Thái.

Ông Đinh Liển, Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ dân gian tỉnh, chia sẻ: Văn hóa mỗi dân tộc của Sơn La có những nét riêng biệt, độc đáo, hòa cùng dòng chảy phát triển của lịch sử, tạo thành bức tranh văn hóa các dân tộc đa sắc màu. Trong đó, mỗi nền văn hóa lại có điểm nhấn, nét đặc trưng riêng, hình thành nên biểu tượng, đại diện cho từng dân tộc, mỗi khi nhắc đến một dân tộc là chúng ta hình dung ngay đến nét văn hóa riêng độc đáo ấy.

Nhắc tới Sơn La - Tây Bắc, nhiều người liên tưởng ngay đến những nếp nhà sàn, áo cóm, khăn piêu, điệu múa xòe kết nối cộng đồng... là nét đặc trưng đại diện cho nền văn hóa lâu đời của dân tộc Thái, dân tộc chiếm đa số tại Sơn La. Còn nói tới văn hóa vùng cao, mọi người sẽ nghĩ đến những bộ váy áo sặc sỡ như cánh bướm mùa xuân, tiếng sáo réo rắt, tiếng khèn ngân vang, điệu tha kềnh nhịp nhàng của đồng bào dân tộc Mông. Hay nét đặc trưng trong văn hóa dân tộc Dao với điệu múa chuông sôi động, nghệ thuật tạo hoa văn bằng sáp ong độc đáo. Và còn di sản mo Mường của đồng bào dân tộc Mường, các lễ hội, điệu múa “au eo”, “tăng bu”, “hưn mạy” của đồng bào Khơ Mú, La Ha, Kháng... Cùng với rất nhiều giá trị văn hóa truyền thống ngàn đời của các dân tộc, những điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ, tín ngưỡng, tri thức dân gian, tiếng nói, chữ viết được truyền khẩu, truyền tay cho đến ngày nay.

Nghệ nhân nhân dân Điêu Văn Minh, xã Mường Giàng, Quỳnh Nhai, chia sẻ: Văn hóa phi vật thể của các dân tộc rất đa dạng, thể hiện cho cả quá trình hình thành và phát triển của mỗi dân tộc. Chính vì thế, việc gìn giữ di sản là điều mà các nghệ nhân chúng tôi luôn trăn trở và nỗ lực thực hiện bằng cách truyền thụ lại cho con cháu. Hy vọng có thể góp phần bảo tồn, phát huy được giá trị văn hóa truyền thống mà cha ông để lại.

Những năm qua, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Nhiều đề tài khoa học, đề án, dự án giúp đánh giá được thực trạng của di sản văn hóa và có những định hướng, giải pháp hiệu quả để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Đến nay, đã tiến hành kiểm kê di sản của 9 dân tộc thiểu số theo 7 loại hình di sản văn hóa phi vật thể; nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học, đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể; xây dựng các đề án, dự án, lập kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị các di sản.

Công tác nghiên cứu, sưu tầm và tư liệu hóa các loại hình văn hóa truyền thống, như dân ca, dân nhạc, dân vũ, nghề thủ công và các nghi lễ, lễ hội truyền thống... dựa trên nguyên tắc chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp, loại bỏ dần những hủ tục; nghiên cứu và phục dựng lễ hội, tổ chức các hoạt động văn hóa mang tính cộng đồng, giúp làm giàu đời sống tinh thần của nhân dân và hình thành các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, thu hút du khách.

Phục dựng lễ hội Kin Pang Then của dân tộc Thái huyện Quỳnh Nhai. 

Ông Phạm Hồng Thu, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết: Ngành Văn hóa chú trọng tuyên truyền về giá trị di sản mà đồng bào dân tộc đang nắm giữ, để khơi dậy niềm tự hào về văn hóa dân tộc và cùng chung tay gìn giữ, phát huy giá trị các di sản văn hóa hiện có. Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, khai thác thành tựu khoa học công nghệ, sự phát triển của kinh tế số để bảo tồn, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, giàu bản sắc của các dân tộc. Đồng thời, khuyến khích khai thác chất liệu dân gian dân tộc trong sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật đương đại để tôn vinh giá trị và phát triển văn hóa trong thời đại mới.

Qua xếp hạng đánh giá từ năm 2015 đến nay, tỉnh Sơn La có 16 di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, gồm: Xòe Thái; nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục Mông, Dao; nghệ thuật khèn dân tộc Mông; mo Mường; chữ viết cổ dân tộc Thái và các lễ hội truyền thống, nghi lễ, tập quán xã hội tín ngưỡng của các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh. Trong đó, nghệ thuật xòe Thái của Sơn La và các tỉnh Tây Bắc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Toàn tỉnh có 2 nghệ nhân nhân dân, 34 nghệ nhân ưu tú thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được phong tặng danh hiệu, là những nhân tố tích cực trong truyền dạy văn hóa ở cộng đồng. Xây dựng và duy trì gần 2.300 đội văn nghệ quần chúng, góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa, đưa văn hóa phổ biến sâu rộng thành sản phẩm phục vụ du lịch.

Thành quả đạt được, cùng với các giải pháp mang tính thiết thực đã và đang được triển khai là cơ sở vững chắc để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể theo hướng bền vững; khơi dậy lòng tự hào và động lực để đồng bào các dân tộc Sơn La tiếp nối truyền thống, giữ gìn văn hóa nguồn cội của dân tộc mình cho các thế hệ mai sau.

Bài, ảnh: Thanh Đào
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026, phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Vương Đình Huệ.
  • '“Tượng đài mừng công” – khẳng định chiến thắng của quân và dân ta

    “Tượng đài mừng công” – khẳng định chiến thắng của quân và dân ta

    Cùng với di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, cụm Tượng đài tại di tích Bãi họp các quân binh chủng tuyên bố chiến thắng, mô tả Ðại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp với bộ đội các binh chủng, dân công hỏa tuyến và đồng bào các dân tộc trong buổi lễ mừng công Chiến dịch Ðiện Biên Phủ toàn thắng, cũng là một điểm dừng chân không thể bỏ qua khi đến với xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ.
  • 'Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Quốc phòng -
    Những năm qua, tuổi trẻ lực lượng Bộ đội Biên phòng Sơn La đã phát huy vai trò xung kích trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới; tham gia xây dựng “Thế trận biên phòng toàn dân” vững chắc, góp phần phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới của tỉnh, xây dựng được hình ảnh đẹp người lính quân hàm xanh.
  • 'Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Xã hội -
    Những năm qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã phối hợp với các đơn vị triển khai chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ bị khuyết tật khe hở môi, khe hở vòm miệng trên địa bàn tỉnh, mang lại nụ cười và cho các em một tương lai tốt đẹp hơn.
  • 'Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Gương sáng bản làng -
    Là thế hệ thứ 3 trong gia đình có nghề rèn truyền thống, lò rèn của gia đình ông Vì Văn Xiên, bản Pặt Pháy, xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp, vẫn sớm tối “đỏ lửa” trong gần 40 năm qua. Với những bí quyết gia truyền, sản phẩm rèn có độ tinh xảo, sắc và bền, được nhiều khách hàng ưa chuộng.
  • 'Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải cách hành chính -
    PAPI là Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam nhằm đo lường và so sánh trải nghiệm, cảm nhận của người dân về hiệu quả, chất lượng thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công của chính quyền địa phương. Thời gian qua, chính quyền các cấp trong tỉnh đã đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, góp phần nâng chỉ số PAPI tỉnh Sơn La năm 2023 vươn lên đứng thứ 30/63 tỉnh, thành phố, tăng 17 bậc so với năm 2022.
  • 'Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Kinh tế -
    Quỳnh Nhai hiện có hơn 10.000 ha mặt nước lòng hồ, đây là lợi thế để huyện phát triển nuôi cá lồng và đánh bắt thủy sản. Với sản lượng thủy sản nuôi và đánh bắt lớn, các HTX, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện đã từng bước phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương, xây dựng thương hiệu cá sông Đà của Quỳnh Nhai.
  • 'Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Mai Sơn đã huy động hiệu quả các nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, giúp hộ nghèo từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
  • 'Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp đang được nông dân trong tỉnh tích cực triển khai, áp dụng từ quy trình sản xuất đến quảng bá, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới hình thành nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.
  • 'HTX tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp

    HTX tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ nhau tiêu thụ sản phẩm, liên kết phát triển bền vững, HTX nông nghiệp An Phú, tổ 2, phường Chiềng An, Thành phố, là HTX tiêu biểu của tỉnh, đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho các thành viên và nhiều lao động.