Bánh dày món quà vùng cao

Đến với mảnh đất vùng cao Bắc Yên, du khách không chỉ được khám phá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên nơi đây, mà còn được hoà mình với các lễ hội, phiên chợ vùng cao và thưởng thức món bánh dày, là ẩm thực mang đậm bản sắc văn hoá của đồng bào dân tộc Mông nơi đây.

Đối với đồng bào dân tộc Mông trong mâm cơm những ngày lễ, tết ngoài rượu, thịt, rau rừng đồ xôi, bánh dày là thứ không thể thiếu để dâng lên tổ tiên. Bánh dày không chỉ là món ăn truyền thống có ý nghĩa tâm linh sâu sắc, còn là món ăn để đãi khách, làm quà biếu khi khách đến thăm nhà.

Đồng bào dân tộc Mông huyện Bắc Yên giã bánh dày.

Chị Sồng Thị Mỷ, xã Tà Xùa, chia sẻ: Bánh dày của đồng bào dân tộc Mông làm rất công phu, để làm được những chiếc bánh dày thơm, dẻo cần chọn loại gạo nếp nương trắng, thơm, hạt to đều, khi đồ lên sẽ cho xôi dẻo. Gạo được vo, ngâm nước khoảng 6 - 8 tiếng, vớt ra để ráo, vào chõ để đồ. Sau khi đồ xôi từ 1 - 2 giờ, mang ra giã bánh ngay khi xôi còn nóng.

Cối giã bánh dày của người Mông được làm bằng thân cây gỗ chắc, thớ mịn, có mùi thơm và khoét rỗng ruột; chầy giã bánh được làm bằng các loại gỗ cứng và nặng. Giã bánh dày đòi hỏi nhiều sức lực, do đó, những người tham gia giã bánh dày thường là những người đàn ông, thanh niên khoẻ mạnh. Khi giã bánh đòi hỏi phải có kỹ thuật và sự phối hợp nhịp nhàng của đôi nam thanh niên khỏe mạnh, thông qua đó thấy được sự gắn bó, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau của cộng đồng. 

Âm thanh rộn ràng của nhịp chày giã bánh càng làm cho không khí dịp lễ hội, chợ phiên hay ngày tết cổ truyền đồng bào dân tộc Mông như càng thêm vui và ấm cúng. Anh Mùa A Sênh, xã Tà Xùa, chia sẻ: Giã bánh dày phải nhanh, có kỹ thuật. Nếu giã không nhanh, không dứt khoát thì chày sẽ bị dính xôi, khó nhấc lên lại mất sức, xôi không mềm nhuyễn. Khi giã, lúc đầu giã nhẹ tay cho xôi quyện và dính; sau đó, phải dùng hết sức để giã liên tục đến khi xôi dẻo, mịn, có thể đem làm bánh được, giã càng kỹ, bánh càng dẻo, ngon và để được lâu.

Phụ nữ dân tộc Mông khéo léo nặn thành hình những chiếc bánh dày.

Khi bánh giã xong, những người phụ nữ Mông thường lấy trứng gà luộc lên, sau đó dùng lòng đỏ để xoa đều lên tay và lá gói để nặn và gói bánh không bị dính, cũng như tạo hương vị thơm của bánh. Điểm khác biệt của chiếc bánh dày người Mông so với các loại bánh khác, là bánh dày không hề có nhân bên trong, không dùng các loại gia vị. Bánh dày có thể ăn ngay hoặc để nguội sau đó cắt thành miếng nhỏ rán lên hoặc nướng trên bếp than khoảng 5-10 phút, khi bánh phồng nhẹ, vỏ bánh vàng đều, bên trong mềm có mùi thơm đặc trưng của gạo nếp nương là được.

Thưởng thức chiếc bánh dày nóng hổi nướng trên than hồng trong tiết trời se lạnh, anh Bùi Văn Tú, du khách từ Hải Dương, chia sẻ: Thưởng thức bánh dày thấy vị ngọt từ gạo nếp nương, vị thơm từ lá… và cả tình nồng ấm từ sự đoàn kết của bà con nơi đây khi làm ra chiếc bánh dày. Chắc chắn tôi sẽ mua bánh dày làm quà, món quà dân dã, mang đậm bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc vùng cao.

Du khách mua bánh dày về làm quà.

Bánh dày của người Mông, trước đây thường chỉ được giã trong các ngày lễ tết của dân tộc để mời khách quý, làm quà. Những năm gần đây, đáp ứng nhu cầu của du khách muốn trải nghiệm giã bánh dày và thưởng thức bánh, các tour du lịch, homestay cũng tổ chức hoạt động trải nghiệm giã bánh dày.

Anh Phan Thanh Hùng, chủ Mây Homestay tại Tà Xùa, cho biết: Vào dịp cuối tuần hay các kỳ nghỉ lễ, chúng tôi có tổ chức các chương trình nghệ thuật và trình diễn làm bánh dày. Qua đó, giúp du khách có cơ hội trải nghiệm, tham gia các công đoạn để làm ra chiếc bánh dày từ ngâm gạo, vo gạo, đồ xôi, giã và nặn bánh và thưởng thức sản phẩm do chính tay mình làm ra chắc chắn sẽ để lại nhiều ấn tượng hơn.

Mỗi món ăn vùng cao chứa đựng những nét văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc. Bánh dày góp phần làm phong phú văn hóa ẩm thực của huyện vùng cao Bắc Yên, trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, tạo ấn tượng với du khách.

Huy Thành
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng chí Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

    Đồng chí Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

    Thời sự - Chính trị -
    Chiều 20/5, tại Kỳ họp thứ 7, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội khóa XV đã bầu đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, đại biểu Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
  • 'Đua xe đạp địa hình trên thảo nguyên

    Đua xe đạp địa hình trên thảo nguyên

    Ảnh -
    Giữa khung cảnh thơ mộng của điểm đến thiên nhiên hàng đầu thế giới, gần 270 vận động viên đã tham gia chinh phục Giải đua xe đạp địa hình VTV Cup 2024 tại Vân Hồ với chủ đề “Vân Hồ du lịch xanh – Nông nghiệp sạch”. Giải đua nằm trong chuỗi các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch và công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu.
  • 'Khánh thành công trình cầu "Vì đàn em thân yêu"

    Khánh thành công trình cầu "Vì đàn em thân yêu"

    Xã hội -
    Ngày 20/5, Huyện đoàn Phù Yên, Câu lạc bộ "Cỏ ba lá" Phù Yên đã phối hợp với Câu lạc bộ "Thiện Thanh Tâm" Hà Nội, tổ chức Lễ khánh thành, bàn giao công trình cầu dân sinh "Thiện Thanh Tâm số 01"  tại bản Dinh, xã Mường Bang, huyện Phù Yên.
  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.