Lỗ hổng về xử lý hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ

Hiện tượng hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ lưu hành tràn lan trên thị trường trong thời gian qua đã và đang gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp sản xuất, người tiêu dùng.

Cán bộ Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình kiểm tra tem nhãn rượu không rõ nguồn gốc bị thu giữ. (Ảnh: Hương Giang)
Cán bộ Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình kiểm tra tem nhãn rượu không rõ nguồn gốc bị thu giữ. (Ảnh: Hương Giang)

Lợi dụng chính sách “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", một số đối tượng kinh doanh đặt mua hàng giả, hàng hóa không bảo đảm chất lượng sản xuất từ nước ngoài về gắn nhãn mác Việt Nam, rồi tung ra thị trường.

Trong 9 tháng năm 2023, lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, xử lý hơn 4.000 vụ vi phạm về hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tăng hơn 126%, so với cùng kỳ năm 2022. Từ năm 2022 đến tháng 11/2023, lực lượng hải quan cả nước đã phát hiện, xử lý gần 100 vụ việc vi phạm sở hữu trí tuệ với tổng trị giá hàng hóa hơn 18 tỷ đồng.

Ngoài ra, còn có một số đối tượng, cơ sở nhập khẩu nguyên bản hàng hóa nước ngoài rồi đóng nhãn mác ghi xuất xứ Hàn Quốc, Nhật Bản để lừa dối người tiêu dùng.

Đáng chú ý, giao thức kinh doanh thương mại điện tử phát triển bùng nổ tại Việt Nam cũng góp phần hỗ trợ hoạt động mua bán hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ bằng cách lợi dụng loại hình chuyển phát nhanh, bưu chính quốc tế, làm cho lực lượng chức năng rất khó xử lý vi phạm.

Trong 9 tháng năm 2023, lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, xử lý hơn 4.000 vụ vi phạm về hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tăng hơn 126%, so với cùng kỳ năm 2022. Từ năm 2022 đến tháng 11/2023, lực lượng hải quan cả nước đã phát hiện, xử lý gần 100 vụ việc vi phạm sở hữu trí tuệ với tổng trị giá hàng hóa hơn 18 tỷ đồng.

Tuy vậy, công tác đấu tranh chống buôn lậu hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ còn gặp không ít khó khăn do các quy định của pháp luật còn nhiều vướng mắc.

 

Đại diện lãnh đạo Tổng cục Hải quan từng chia sẻ thông tin đáng quan tâm: Mặc dù số vụ phát hiện bắt giữ về vi phạm sở hữu trí tuệ nhiều, nhưng chưa thể xử lý hình sự vụ nào vì theo Điều 192 của Bộ luật Hình sự, hình thức xử lý này chỉ áp dụng cho hành vi sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả, không áp dụng cho hàng giả về sở hữu trí tuệ.

Đối với hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quá cảnh, xuất khẩu, cả Luật Hải quan và Luật Sở hữu trí tuệ chưa có quy định thống nhất về việc tạm dừng làm thủ tục hải quan và xử lý... Chính cơ chế quản lý lỏng lẻo, chồng chéo trên tạo “lỗ hổng” cho các đối tượng lợi dụng để sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Thời gian tới, cơ quan thẩm quyền cần sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật nhằm kịp thời loại bỏ những quy định lạc hậu, mâu thuẫn, chồng chéo, bảo đảm tính đồng bộ, nhất là quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho lực lượng hải quan đối với hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp.

Bên cạnh đó, các cơ quan dự thảo luật cần rà soát, sửa đổi quy định về thương mại điện tử nhằm truy xuất hiệu quả thông tin về người bán, giao dịch, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa trên thương mại điện tử, biện pháp xử lý khẩn cấp vi phạm trên môi trường mạng; nâng cao trách nhiệm của các chủ sàn thương mại điện tử trong việc kiểm soát hàng hóa giao dịch. Các cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng trên phương tiện truyền thông với mục tiêu “mưa dầm thấm lâu” để dần thay đổi tâm lý, thói quen thỏa hiệp sử dụng hàng giả, hàng vi phạm của một bộ phận người tiêu dùng.

Theo NDĐT
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.