Nước sạch về bản

Tết Canh Tý 2020, hơn 800 hộ dân của các bản Hua Bó, Mường Bú, Púng Diến, bản Giàn, tiểu khu 1 và bản Cứp của xã Mường Bú (Mường La) không còn thiếu nước sinh hoạt khi công trình cấp nước sinh hoạt liên bản xã Mường Bú được đưa vào sử dụng. Hai bên đường của các bản giờ không còn cảnh những đường ống dẫn nước nhằng nhịt do người dân tự mắc nối từ các mó về dùng.

Nhân viên Trạm cấp nước bản Mường Bú kiểm tra các thiết bị.

Ông Quàng Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND xã, cho biết: Năm 1999, các bản đã được đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, nhưng do sử dụng lâu năm, cùng với việc không có cơ chế vận hành, quản lý, bảo dưỡng, tu sửa, nên các công trình đã xuống cấp. Những đường ống nước chính dẫn về bản, các hộ dân tự ý mắc nối dẫn nước vào ruộng hoặc ao cá, dẫn đến tính trạng thiếu nước sinh hoạt, nhất là vào mùa khô, còn mùa mưa thì nước thì đục không đảm bảo vệ sinh, đất, cát, lá cây làm tắc đường ống.

 

Trước thực trạng trên, tháng 4/2018, Trung tâm sước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh đã triển khai xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt liên bản cho xã Mường Bú, tổng vốn đầu tư trên 6 tỷ đồng thuộc Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả”, nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới để cải tạo, xây mới công trình thu nước, trạm xử lý vận hành, đường ống và các công trình phụ trợ. Công trình gồm 4 hệ cấp nước tại bản Hua Bó, bản Cứp, Mường Bú - Púng Diến; tiểu khu 1 - bản Giàn. Công trình có tổng công suất 440 m³/ngày đêm, đảm bảo cấp nước sinh hoạt đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho 804 hộ dân của 6 bản, tiểu khu.

 

Bản Giàn có 209 hộ, 965 nhân khẩu, trước đây, người dân phải dùng nước từ các khe, mó nước. Mùa khô thì cả bản không đủ nước dùng, mùa mưa thì nước rất đục, không hợp vệ sinh. Trưởng bản Quàng Văn Đức chia sẻ: Giờ đây, chúng tôi có nước sạch dẫn về từng nhà, không phải lo thiếu nước sinh hoạt nữa, mà có nhiều thời gian để tập trung phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Còn chị Lò Thị Diên phấn khởi nói: Gia đình tôi ở xa nguồn nước, nên thường xuyên thiếu nước sinh hoạt. Giờ có nước dẫn về tận nhà, gia đình tôi rất vui vì nguồn nước vừa sạch, vừa tiện lợi, giờ có đi làm ruộng, làm nương về muộn về cũng không còn phải lo đến nước sinh hoạt nữa.

 

Việc công trình được đưa vào sử dụng đã góp phần nâng tổng số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh của Mường Bú lên hơn 90%. Để phát huy hiệu quả lâu dài công trình, xã đã chỉ đạo các bản tuyên truyền, vận động người dân tham gia quản lý, sử dụng, vận hành, đảm bảo lâu dài; thực hiện tốt việc khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ rừng đầu nguồn để đảm bảo nguồn nước lâu dài.

 

Trao đổi với ông Nguyễn Tường Thuật, Giám đốc Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, được biết, để khai thác và sử dụng công trình hiệu quả và bền vững, Trung tâm đã hợp đồng và giao cho Công ty TNHH Thái Sơn có trách nhiệm quản lý công trình, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật từ quy trình vận hành đến việc kiểm tra, bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo định kỳ, vận hành đúng công suất; thường xuyên kiểm tra đường ống nước, đồng hồ của từng gia đình để tránh thất thoát; tuyên truyền người dân bảo vệ công trình, kịp thời khắc phục các sự cố, không làm gián đoạn việc cung cấp nước sạch cho bà con.

 

Việc đưa vào sử dụng công trình cấp nước liên bản xã Mường Bú không chỉ giải quyết các vấn đề về nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe của người dân, mà còn giúp địa phương đảm bảo về tiêu chí nước sạch của xã nông thôn mới.

Quàng Hưởng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.