Nâng cao hiệu quả công trình nước sạch nông thôn ở Sốp Cộp

Mặc dù đã huy động nhiều nguồn lực phát triển mạng lưới cấp nước sạch nông thôn tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của huyện Sốp Cộp, song hiện tại nhiều công trình cấp nước sạch đã xuống cấp hoặc ngừng hoạt động, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của người dân.

Công nhân Chi nhánh cấp nước Sốp Cộp vận hành máy bơm nước sinh hoạt.

Đánh giá chung về hiện trạng và công tác quản lý, khai thác công trình cấp nước tập trung trên địa bàn, ông Vũ Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND huyện, thông tin: Sốp Cộp hiện có 61 công trình nước sinh hoạt nông thôn tập trung do các xã, bản quản lý, tổng mức đầu tư gần 89 tỷ đồng, khoảng 24.000 người dân được hưởng lợi (1 nhà máy nước tại trung tâm huyện do Công ty cổ phần Cấp nước Sơn La quản lý; 60 công trình bản, liên bản). Sau khi đầu tư đã bàn giao cho cộng đồng quản lý sử dụng. Song, hiện chỉ có 1 công trình hoạt động tốt, 40 hoạt động bình thường, 12 kém hiệu quả, 8 không hoạt động thuộc diện thanh lý, hủy bỏ... Những công trình kém hiệu quả và không hoạt động ảnh hưởng tới 5.488 người dân. Nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình này chủ yếu từ ngân sách Nhà nước, từ chương trình 134, 135, 30a, nông thôn mới...; do đầu tư xây dựng từ năm 2001, hiện nhiều công trình hư hỏng, xuống cấp, không phát huy hiệu quả; thêm nữa, nguồn nước cạn kiệt, một số công trình hư hỏng nặng sau thiên tai…

Được biết, Sốp Cộp đã đưa 8 công trình không hoạt động vào danh mục đầu tư công giai đoạn 2020-2025; khắc phục, sửa chữa theo thứ tự ưu tiên 12 công trình hoạt động kém hiệu quả. Các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn sau khi được bàn giao cho xã, bản, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện hướng dẫn các địa phương thành lập tổ, đội quản lý, vận hành, khai thác, điều tiết, phân phối nước (hiện đang hoạt động 55 tổ hợp tác quản lý công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn bản, liên bản). Huyện đã chỉ đạo UBND các xã, bản rà soát các công trình cần đầu tư cải tạo, sửa chữa và nâng cấp gửi cấp có thẩm quyền; các cơ quan chuyên môn, UBND các xã kiểm tra tình hình hoạt động của các công trình; cử cán bộ phối hợp với các bản kiểm tra nguồn nước đảm bảo nước sạch, hợp vệ sinh, an toàn; trình cấp có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc. Dù vậy, trong quá trình vận hành, khai thác, Sốp Cộp đang gặp khó khăn bởi phần lớn các công trình quy mô từ 1 đến 2 bản, chỉ thành lập tổ hợp tác quản lý công trình cấp bản hoặc liên bản, chưa có doanh nghiệp, HTX nào tiếp nhận, quản lý khai thác sử dụng...

Nậm Lạnh là một trong những xã có nhiều công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, song gần 1 nửa đang hoạt động kém hiệu quả. Theo thống kê của ông Vì Văn Định, Chủ tịch UBND xã, Nậm Lạnh có 12 công trình thì chỉ có 6 hoạt động bình thường, còn lại hoạt động kém hiệu quả hoặc ngừng hoạt động. Xã rất cần được tu sửa hoặc đầu tư xây mới công trình nước sinh hoạt ở các bản Co Hốc, Nậm Lạnh, Pá Vai, Huổi Hịa, Lạnh Bánh, cụm bản Lọng Tòng - Phổng - Mới; đầu tư xây dựng đập đầu mối công trình nước sinh hoạt bản Púng Tòng và đập đầu mối số 2 công trình nước sinh hoạt bản Hua Lạnh.

Công trình nước sạch nông thôn là hạ tầng quan trọng, do đó, Sốp Cộp rất cần được rà soát, đánh giá hiện trạng các công trình để có biện pháp khắc phục hữu hiệu, đảm bảo cung cấp nước sạch thường xuyên, ổn định, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

Vũ Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.
  • 'Liên hoan các đội tuyên truyền măng non và diễn đàn tiếng nói nguyện vọng trẻ em năm 2024

    Liên hoan các đội tuyên truyền măng non và diễn đàn tiếng nói nguyện vọng trẻ em năm 2024

    Xã hội -
    Chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) và 83 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2024), tối 19/5, Tỉnh đoàn Sơn La tổ chức Liên hoan các đội tuyên truyền măng non và diễn đàn tiếng nói nguyện vọng trẻ em năm 2024.
  • 'Bản tin Podcast ngày 19/5/2024

    Bản tin Podcast ngày 19/5/2024

    Audio -
    Kính chào quý vị và các bạn. Mời quý vị và các bạn cập nhật tin tức mới nhất ngày 19/5/2024 qua bản tin thời sự Podcast của Báo Sơn La Online. Bản tin hôm nay có những tin đáng chú ý sau: • Mận hậu Sơn La vào hệ thống phân phối của Saigon Co.op • Sơn La tham gia Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024 • Giải đua xe đạp địa hình VTV Cup 2024 tại huyện Vân Hồ thành công tốt đẹp • Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 • Thủ tướng kêu gọi mọi người dân Việt Nam đăng ký hiến tạng - gieo mầm sự sống
  • 'Không gian văn hóa các dân tộc tại Ngày hội hái quả mận hậu Mộc Châu

    Không gian văn hóa các dân tộc tại Ngày hội hái quả mận hậu Mộc Châu

    Ảnh -
    Ngày hội hái quả mận hậu Mộc Châu 2024 được tổ chức tại thung lũng mận Nà Ka, tiểu khu Pa Khen 1, thị trấn Nông trường Mộc Châu với nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn. Trong đó, điểm ấn tượng là 8 gian trại được trang trí theo chủ đề văn hóa đặc trưng của các dân tộc: Thái, Mông, Kinh, La Ha… của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mộc Châu.