Đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho nhân dân

Trước đây, mỗi khi bước vào mùa khô, hàng trăm hộ dân của một số bản, tiểu khu tại xã Chiềng Sơn (Mộc Châu) lại canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt. Cảm thông những khó khăn, vất vả của người dân nơi đây, tháng 7 vừa qua, Trung tâm Nước sạch & Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh đã bàn giao công trình cấp nước sinh hoạt liên bản đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho bà con trên địa bàn.

Trạm cấp nước liên bản xã Chiềng Sơn.

Xã Chiềng Sơn cách trung tâm huyện Mộc Châu hơn 25 km, toàn xã có trên 2.200 hộ dân, với trên 8.550 nhân khẩu. Nằm ở vị trí cao gần 1.000 m so với mực nước biển, nên xã có tầng địa chất khá phức tạp, địa hình dốc với nhiều đồi núi đá, nguồn nước ngầm khan hiếm và phân bố không đều, việc đào, khoan giếng gặp nhiều khó khăn, trong khi phần lớn giếng nước của bà con vào mùa khô thì cạn, mưa xuống nước đục, nhiều bùn đất không thể sử dụng được.

Theo thống kê của địa phương, có trên 45% số hộ trong xã thiếu nước sạch thường xuyên, tập trung ở 7 tiểu khu (từ tiểu khu 2 đến tiểu khu 7) và tiểu khu 30/4, Trạm Y tế và khu trung tâm hành chính xã, nước sinh hoạt chủ yếu dựa vào các con suối, mó nước hay các giếng khoan có tại địa bàn xã, tuy nhiên nguồn nước luôn trong tình trạng vẩn đục, ô nhiễm, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dân. Ông Bùi Văn Tâm, tiểu khu I, xã Chiềng Sơn, cho hay: Vào mùa khô, gia đình tôi cũng như nhiều hộ gia đình khác trong xã, hằng ngày phải chở thùng đi mua nước giếng của một số hộ dân nơi khác về dùng, với giá từ 80 - 100.000 đồng/m³. Nước mua về phải dùng tiết kiệm để nấu ăn, uống, nhưng mỗi tháng cũng mất trên 3 m³, còn tắm, giặt thường ngày dùng nước suối hoặc mó nước.

Để giúp người dân cải thiện cuộc sống, đồng thời, góp phần hoàn thành tiêu chí về nước sạch trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, cuối năm 2017, công trình cấp nước sinh hoạt liên bản xã Chiềng Sơn được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn của tỉnh và của Ngân hàng thế giới WB. Công trình cải tạo, nâng cấp và mở rộng từ hệ thống cung cấp nước trước đây, với tổng mức đầu tư trên 14 tỷ đồng. Công trình gồm các hạng mục 1 nhà điều hành, 1 đập ngăn nước, tuyến ống dẫn nước thô với 2 đầu mối, tổng chiều dài hơn 4,8 km, trụ đỡ ống, cáp treo ống; cụm thiết bị xử lý nước Contact với công suất 530 m³/ngày gồm: bể lắng đứng kết hợp lắng lamela; bể lọc áp lực; thiết bị trộn dung dịch khử trùng và ổn định mức nước... Công trình đưa vào sử dụng cung cấp nước cho 888 hộ của xã Chiềng Sơn.

Ông Nguyễn Tường Thuật, Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, cho biết: Để khai thác và sử dụng công trình hiệu quả và bền vững, Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tiếp tục phối hợp chính quyền xã thực hiện rà soát và vận động các hộ lắp đặt đường ống dẫn nước sạch, góp phần đảm bảo sức khỏe của người dân. Bên cạnh đó, cử cán bộ kỹ thuật trực 24/24h, đảm bảo đường ống được sửa chữa nhanh nhất khi có sự cố xảy ra.

Để tạo thuận lợi cho bà con trong việc sử dụng, ngoài việc tích cực vận động, tuyên truyền người dân, đội ngũ cán bộ kỹ thuật thuộc công trình cấp nước của xã thường xuyên theo dõi định kỳ hằng tháng, có kế hoạch sửa chữa những đoạn ống dẫn hoạt động kém chất lượng, đảm bảo cung cấp nguồn nước chất lượng cho người dân. Chị Nguyễn Thị Mai, tiểu khu 30/4, xã Chiềng Sơn, phấn khởi: Trước đây, do phải sử dụng nguồn nước suối, nước mó khiến chúng tôi thường hay mắc phải các bệnh về đường ruột, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Giờ đây, nước sạch được dẫn về tận gia đình, cuộc sống của chúng tôi sẽ đỡ vất vả hơn nhiều, yên tâm lao động sản xuất.

Với nguồn vốn đầu tư nguồn vốn của tỉnh và Ngân hàng thế giới WB, sự phối hợp có hiệu quả của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh cùng chính quyền địa phương, nhân dân sở tại đã sớm hoàn thành đưa công trình nước sinh hoạt liên bản xã Chiềng Sơn vào sử dụng, góp phần nâng số hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh trong toàn xã lên 100%. Có nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, chất lượng cuộc sống của người dân nâng cao, giúp nhân dân yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế và cùng nhau thực hiện các tiêu chí trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Đức Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.