Nhiều hoạt động thiết thực giúp đỡ xã khó khăn

Với phương châm hướng về cơ sở, những năm qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tích cực triển khai các chương trình chuyển giao kỹ thuật, định hướng sản xuất cho bà con vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đặc biệt, thực hiện Quyết định của UBND tỉnh về việc phân công các ngành giúp đỡ xã vùng III, xã biên giới, xã có công trên địa bàn tỉnh, từ năm 2017 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Chiềng Pha (Thuận Châu).

 

Hội thảo mô hình thâm canh cà phê bền vững tại xã Chiềng Pha (Thuận Châu).

Hiện mạng lưới hệ thống khuyến nông phủ khắp từ tỉnh đến cơ sở xã, bản, tiểu khu. Với mỗi địa bàn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống khuyến nông tổ chức các hoạt động trợ giúp nông dân hiệu quả, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, cũng như trình độ sản xuất của người dân. Tại xã Chiềng Pha, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã rà soát đánh giá hiện trạng sản xuất nông, lâm, nghiệp và đề xuất những giải pháp cần hỗ trợ trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phân công cán bộ đến xã tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người dân trên địa bàn về trồng trọt và chăn nuôi để đưa ra những chính sách và giải pháp hỗ trợ. Công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật được đổi mới theo phương pháp “lấy học viên làm trung tâm” giúp người dân dễ hiểu, dễ tiếp nhận KHKT và ứng dụng trong thực tiễn sản xuất. Cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên hướng dẫn các hộ tổ chức sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng đầu tư thâm canh bền vững. Trung tâm đã kiện toàn, duy trì hoạt động câu lạc bộ khuyến nông tại các bản, nhằm đưa các câu lạc bộ khuyến nông thành trung tâm giáo dục cộng đồng, giúp người dân nắm chắc chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kiến thức khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chế biến nông lâm sản hay kỹ năng kinh doanh và thị trường. Thường xuyên cung cấp các tài liệu về cây trồng, vật nuôi, các bản tin khuyến nông, bản tin sản xuất thị trường nhằm tuyên truyền nhân rộng các mô hình có hiệu quả, các gương điển hình trong sản xuất nông nghiệp, định hướng sản xuất.

Với sự hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, đã từng bước thay đổi tư duy, cách làm của bà con trên địa bàn theo hướng đẩy mạnh sản xuất nông, lâm, nghiệp và phát triển nông thôn, dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi, tích cực ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng, tạo sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập. Năm 2018, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã xây dựng 1 mô hình thâm canh cà phê bền vững với quy mô 5 ha tại bản Hưng Nhân; tổ chức tập huấn kỹ thuật và tổng kết hội thảo cho các hộ tham gia và các hộ vùng lân cận có trồng cà phê trên địa bàn tham quan tìm hiểu. Trung tâm đã hỗ trợ 1.125 kg đạm urê, 2.000 kg phân lân nung chảy, 1.250 kg Kali, 1.125 kg vôi bột, 7.500 kg phân vi sinh, 15 kg thuốc bảo vệ thực vật. Phối hợp với khuyến nông viên xã tổ chức 4 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho 174 lượt người về trồng trọt, thủy sản, cách phòng bệnh hại cây trồng, dịch bệnh ở vật nuôi... Hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật, phương pháp thụ tinh nhân tạo cho bò cái, phương pháp truyền giống ngoại cho lợn nái, hiện đang được bà con áp dụng và nhân rộng. Phối hợp với khuyến nông xã và Hội Nông dân xã xây dựng nhiều mô hình, như: Trồng ngô nếp tại bản Ngà, ủ phân chuồng bằng chế phẩm EMUNIC tại bản Nà Heo, ghép nhãn chín muộn tại bản Sai... Bên cạnh đó, Trung tâm Khuyến nông còn phối hợp với Ban Dân vận tỉnh ủy hỗ trợ xã Pắc Ngà, huyện Bắc Yên xây dựng 1 mô hình “Thâm canh lúa cải tiến SRI” quy mô 1 ha, với 11 hộ tham gia; phối hợp tổ chức 2 lớp tập huấn về chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn cho 48 học viên là cán bộ chủ chốt thuộc xã, bản và cán bộ khuyến nông của xã. Các mô hình khuyến nông đã phát huy hiệu quả, được người dân đánh giá cao và nhân rộng, góp phần thúc đẩy thâm canh tăng năng suất, chất lượng cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực và tạo sản phẩm hàng hóa; giúp người dân có định hướng đúng đắn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. 

Để nâng cao kiến thức sản xuất cho bà con xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nói chung và xã Chiềng Pha nói riêng, thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tiếp tục đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật sản xuất gắn với xây dựng các mô hình trình diễn trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm, nghiệp và thủy sản, định hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường, để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh sản phẩm, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Minh Đức
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.