Công việc nhà nông tháng 4

Người dân bản Lầm A, xã Bản Lầm (Thuận Châu) chăm sóc nương cà phê kinh doanh. 

Ảnh: Phạm Đức

1. Trồng trọt: Chăm sóc lúa Đông Xuân. Bắt đầu trồng mới cà phê; chăm sóc, bón phân cho cà phê kinh doanh, phòng chống sâu tiện vỏ cà phê. Chăm sóc chè trồng mới, thu hái chè xuân, chuẩn bị đất trồng chè giâm cành. Trồng bông lai vụ sớm với các giống VN20, VN15, VN35KS, VN01-2, VN36pKS. Gieo trồng ngô, đậu, lạc, vừng, đậu tương, đậu xanh, giống lạc Sen lai trên đất nương, đất bãi. Trồng lúa nương vào cuối tháng, mở rộng diện tích các giống lúa cạn LC93.1, LC93.4. Trồng mía xong trước 30/4. Trồng rau vụ hè bí đỏ vụ 2, rau ngót, su su, rau má, rau đay, gấc, mướp, mướp đắng, mồng tơi, rau dền, rau muống,... Phòng trừ rầy, ốc bươu vàng, bệnh đạo ôn, bệnh lùn sọc đen hại lúa; bọ xít muỗi, bệnh dán cao hại chè; sâu đục thân, rệp vẩy nâu, rệp vây xanh, bệnh thán thư hại cà phê. Ghép cải tạo một số cây ăn quả như: nhãn, xoài bằng giống cho năng suất cao, chất lượng tốt. Thời điểm ghép vào những ngày có nắng nhẹ, khô ráo, tốt nhất là ghép vào lúc trời mát (sáng từ 7-10 giờ, chiều từ 3-6 giờ) để hạn chế cành ghép bị khô nhựa, giúp tăng tỷ lệ sống của mắt ghép.

2. Chăn nuôi: Thống kê đàn gia súc, gia cầm thời điểm 01/4. Tiếp tục tiêm phòng đại trà cho đàn gia súc, gia cầm. Tiêm phòng vaccin bệnh dại cho chó. Chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gia súc, gia cầm; vỗ béo đàn trâu, bò giết thịt. Bình tuyển đàn trâu, bò cái nền; thiến loại trâu, bò đực không đủ tiêu chuẩn làm giống; Tăng cường phát hiện bò động dục để phối giống kịp thời. Khai thác mật ong hoa nhãn kết hợp khai thác sáp, sữa ong chúa, ong non xây cầu mới, thay nốt chúa già; phòng bệnh cho đàn ong chia.

3. Thủy sản: Thả cá giống ra nuôi ruộng vụ chiêm xuân. Tiếp tục ương nuôi cá bột, cá hương, cá giống; kiểm tra các loài cá trôi, mè, rô phi..., ba ba đẻ đầu vụ. Chăm sóc cá lồng. Phòng trị bệnh cho cho các loài cá nuôi. Tẩy dọn ao chuẩn bị nuôi tôm càng xanh. Phơi chân ao thật khô, rải vôi đảm bảo vệ sinh ao nuôi.

* Lưu ý: Lọc sạch nước trước khi lấy nước vào ao tránh cá tạp. Do điều kiện đặc thù khí hậu Sơn La lạnh nên có thể thả tôm giống sớm để kịp thu hoạch trước mùa đông.

4. Lâm nghiệp: Phát dọn thực bì, đào hố, bón lót, lấp hố chuẩn bị cho trồng rừng đối với các loại cây giống có thời vụ trồng từ tháng 5 - 7; Chăm sóc cây con trong vườn ươm, phân loại, đảo bầu cây giống trước khi xuất trồng. Kết thúc khai thác lâm sản, vận chuyển gỗ tre ra khỏi bãi. Vệ sinh rừng sau khai thác. Phòng chống cháy rừng: Tuần tra bảo vệ, làm băng cản lửa. Phòng trừ sâu róm hại thông. Hoàn thiện công tác thiết kế trồng rừng mới, khoanh nuôi tái sinh rừng và lập dự toán bảo vệ rừng tự nhiên hiện còn trình thẩm định và phê duyệt.

5. Thủy lợi, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và cấp nước sinh hoạt: Kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn cho các công trình, trước mùa mưa lũ, trọng tâm là các hồ chứa; Khẩn trương sửa chữa các hạng mục công trình thủy lợi bị hư hỏng để chống lũ. Kết thúc thi công các hạng mục công trình trên sông suối trước lũ tiểu mãn 15/4. Chủ động chằng néo nhà cửa đề phòng gió lốc, mưa đá; Chủ động  phòng tránh, sơ tán, di chuyển dân ra khỏi vùng nguy hiểm có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt.

Vân Anh (CTV)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.