Tạo sự thống nhất cao về nhận thức, hành động phát triển KT-XH năm 2024

Trong năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La đã tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo và đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển, đời sống nhân dân ổn định, an ninh, quốc phòng, đối ngoại được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; có 22/28 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Tuyến đường Võ Nguyên Giáp, thành phố Sơn La hoàn thành đưa vào sử dụng. 

Năm 2024, toàn tỉnh tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất, nâng cao năng lực nội tại, tính tự lực, tự chủ, khả năng chống chịu và thích ứng của các thành phần kinh tế; thúc đẩy xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy nhanh chuyển đổi số, thúc đẩy các ứng dụng số, nền tảng số trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển; tập trung tháo gỡ khó khăn, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, chú trọng rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính không còn phù hợp, bảo đảm thực chất, hiệu quả, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, người dân, tăng cường đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Tập trung phát triển, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng chống biến đổi khí hậu, hạ tầng số. Đẩy nhanh tiến độ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn qua tỉnh Sơn La; dự án cải tạo, nâng cấp Cảng hàng không Nà Sản; đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường giao thông nối QL.37, huyện Bắc Yên - QL.279D, huyện Mường La. Triển khai có hiệu quả nhiệm vụ tích hợp, kết nối và chia sẻ dữ liệu dân cư giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Công nhân Nhà máy may Phù Yên trong ca sản xuất. Ảnh: PV

Cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực và đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ; nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế. Triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, trong đó tập trung đẩy nhanh thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường thu hút đầu tư, nhất là các lĩnh vực có lợi thế của tỉnh, như: Chế biến sản phẩm nông nghiệp, chế biến sâu khoáng sản; phát triển du lịch dịch vụ nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, sinh thái, nông nghiệp và du lịch lòng hồ thủy điện Sơn La, năng lượng tái tạo...

Thúc đẩy phát triển liên kết vùng, thực hiện nghiêm quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; đẩy nhanh tốc độ, nâng cao chất lượng đô thị hóa và kinh tế đô thị. Huy động nguồn lực khu vực dân doanh tham gia phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng công khai, minh bạch, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và xã hội.

Công nhân Công ty chè Nhật tại xã Vân Hồ thu hái chè bằng máy.

Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học - công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp. Phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội; nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội. Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tiền lương; xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.

Tiếp tục xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính. Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đi đôi với xác định vị trí việc làm.

Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia trong mọi tình huống. Triển khai các đề án, giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng, kịp thời phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm minh các đối tượng hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước thông qua không gian mạng và tội phạm mạng. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế.

Các chỉ tiêu chủ yếu:

1 - Tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh 7,5%.

2 - GRDP bình quân đầu người đạt 55,5 triệu đồng/người/năm.

3 - Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 25,0%; công nghiệp - xây dựng chiếm 26,5%; dịch vụ chiếm 41,7%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 6,7%.

4 - Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 26.000 tỷ đồng.

5 - Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu đạt 196,1 triệu USD.

6 - Thu ngân sách trên địa bàn (thu nội địa) đạt 4.450 tỷ đồng.

7 - Tỷ lệ đô thị hóa đạt 18,0%.

8 - Tổng lượt khách du lịch đạt 4,8 triệu lượt; doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 5.500 tỷ đồng.

9 - Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống còn 61,0%.

10 - Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 63,0%; trong đó, tỷ lệ lao động được cấp bằng, chứng chỉ đạt 28,0%.

11 - Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm xuống còn 3,68%.

12 - Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022-2025 khoảng 11,41%.

13 - Số bác sĩ/10.000 dân đạt 8,75 bác sĩ.

14 - Số giường bệnh/10.000 dân đạt 30,6 giường.

15 - Tỷ lệ người dân có thẻ BHYT đạt 96,1%.

16 - Số xã đạt chuẩn nông thôn mới đến hết năm 2024 đạt 70 xã.

17 - Tỷ lệ hộ gia đình được dùng điện sinh hoạt an toàn đạt 96,5%.

18 - 95,2% cơ quan, doanh nghiệp, trường học; 90,2% khu dân cư, xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”.

19 - Tỷ lệ người sử dụng internet đạt 48,56% trở lên.

20 - Tỷ lệ trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia đạt 66,1%.

21 - Tỷ lệ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” đạt 74,5%.

22 - Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,0%.

23 - Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt 42,0%.

24 - Tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch đạt 93,84%.

25 - Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị được thu gom đạt 92,0%;

26 - Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn được thu gom đạt 86,0%;

27 - Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị được xử lý đạt 92,0%.

28 - Tỷ lệ che phủ rừng đạt 48,0%.

Minh Khánh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.
  • 'Liên hoan các đội tuyên truyền măng non và diễn đàn tiếng nói nguyện vọng trẻ em năm 2024

    Liên hoan các đội tuyên truyền măng non và diễn đàn tiếng nói nguyện vọng trẻ em năm 2024

    Xã hội -
    Chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) và 83 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2024), tối 19/5, Tỉnh đoàn Sơn La tổ chức Liên hoan các đội tuyên truyền măng non và diễn đàn tiếng nói nguyện vọng trẻ em năm 2024.
  • 'Bản tin Podcast ngày 19/5/2024

    Bản tin Podcast ngày 19/5/2024

    Audio -
    Kính chào quý vị và các bạn. Mời quý vị và các bạn cập nhật tin tức mới nhất ngày 19/5/2024 qua bản tin thời sự Podcast của Báo Sơn La Online. Bản tin hôm nay có những tin đáng chú ý sau: • Mận hậu Sơn La vào hệ thống phân phối của Saigon Co.op • Sơn La tham gia Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024 • Giải đua xe đạp địa hình VTV Cup 2024 tại huyện Vân Hồ thành công tốt đẹp • Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 • Thủ tướng kêu gọi mọi người dân Việt Nam đăng ký hiến tạng - gieo mầm sự sống