Cuộc sống mới trên những bản vùng cao

Tiết trời thu, núi rừng vùng cao Sơn La được bao phủ bởi những làn sương trắng bạc kèm cái lạnh đặc trưng. Trên những triền núi hay phía đầu, cuối bản, hoa đào phai đã chúm chím khoe sắc sớm. Từng thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng ruộm đang vào mùa gặt. Hình ảnh những bản làng vùng cao yên bình ngày thêm hiện hữu.

Sau những cuộc điện thoại khất lần trước đó, tôi trở lại với xã vùng cao Suối Tọ, huyện Phù Yên. Con đường đất năm nào, chỉ đi một mùa từ huyện lên xã giờ đã được trải nhựa. Suối Tọ từng là một xã trọng điểm bởi tệ nạn ma túy, tái trồng cây thuốc phiện, di dịch cư tự do, phá rừng... nay hệ thống chính trị được củng cố vững mạnh, đời sống nhân dân ổn định.

Nhân dân xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên, thu hái chè.
Ảnh: PV

Nhớ lại 10 năm về trước, xã Suối Tọ không chỉ được nhắc tới khá nhiều trong các cuộc họp của cấp ủy, chính quyền nơi đây mà còn được các phương tiện truyền thông “quan tâm” bởi những bức xúc xã hội còn tồn tại ở địa bàn, trong đó có tình trạng tái trồng cây thuốc phiện và nhiều người nghiện ma túy... Thậm chí, có cả cán bộ xã, bản hay cán bộ tăng cường lên với các bản vùng cao của Suối Tọ cũng bị khói thuốc ma túy lôi kéo, làm khổ…

 Làm việc tại trụ sở UBND xã 2 tầng được nhà nước đầu tư xây dựng khang trang, đồng chí Thào A Trư, Bí thư Đảng ủy xã, khoe: Sau khi thực hiện chủ trương chuyển hóa địa bàn xã Suối Tọ của Ban Thường vụ Huyện ủy Phù Yên gắn với triển khai các chương trình hỗ trợ, giúp đồng bào chuyển đổi sản xuất cho đồng bào dân tộc, đã tạo được sự đồng thuận cao trong cấp ủy, chính quyền xã cho đến các bản và nhân dân. Bởi qua đó, đã nâng cao nhận thức đối với cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn thể ở cơ sở, phát huy được vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trên các lĩnh vực. Đồng thời, góp phần tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nhận thức của nhân dân, giúp bà con yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa bàn.

Ông Nguyễn Hồng Hà, Trưởng phòng Dân tộc huyện Phù Yên, thông tin: Có thời điểm tổ công tác của huyện còn phải nằm trong dân hàng tháng trời, vượt rừng, lội suối để đến với các bản khó khăn. Đồng thời, gặp gỡ trực tiếp các già bản, những người có uy tín để phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đẩy lùi các bức xúc xã hội đang tồn tại trong xã. Qua đó, đánh giá được toàn bộ năng lực đội ngũ cán bộ xã, tách và thành lập các chi bộ ở những bản khó khăn. Các tổ chức chính trị - xã hội được kiện toàn, đi vào hoạt động nền nếp; vận động được các hộ tham gia ký kết thực hiện các nội dung chuyển hóa địa bàn, không tái trồng cây thuốc phiện. Trên cơ sở các hình thức tuyên truyền, vận động đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tự phòng ngừa tội phạm trong đồng bào nơi đây.

Tuyên truyền, vận động nhân dân xã Huổi Một, huyện Sông Mã, không tái trồng cây thuốc phiện.

Còn nhớ hôm ở nhà già làng Vàng A Mang, nguyên bí thư Đảng ủy xã Suối Tọ, một trong những người có uy tín, đã nói: Đến người dân chúng tôi còn không tin xã có thể đổi thay được như ngày hôm nay, giờ không còn tình trạng tái trồng cây thuốc phiện ở các bản vùng cao, không phát sinh người nghiện mới. Kết quả đó chính là nhờ chủ trương đúng đắn của tỉnh, huyện khi vào cuộc giúp xã một cách đồng bộ, quyết liệt. Sự chuyển biến đó không chỉ thể hiện ở nhận thức, tinh thần trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền mà còn nêu cao được vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của hệ thống chính trị tại cơ sở, nhất là tạo được sự đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên và người dân, góp phần ổn định được địa bàn.

Cũng như xã Suối Tọ, nhiều năm về trước, xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên, cũng từng được nhắc tới là “thủ phủ” của cây anh túc với khói thuốc phiện nồng nặc các gian nhà. Cây thuốc phiện được người dân trồng quanh bản, thậm chí khi đó thuốc phiện nhiều đến nỗi hộ nào cũng có trong nhà. Khách đến chơi nhà chỉ có chủ đề năm nay thu được nhiều nhựa thuốc phiện không hay lại mời khách thưởng thức thứ nhựa chết người... Do ngày đó nhiều thuốc phiện nên số người nghiện chiếm khá nhiều, thậm chí có cả phụ nữ cũng hút thuốc phiện.

Cũng bởi các ông bố mải mê với cây thuốc phiện hay tụ tập nhau để hút thuốc phiện, trong khi phụ nữ thì tối mặt trên nương, dẫn tới nhiều trẻ em tại các bản vùng cao của Háng Đồng không được đi học, cùng lên nương với mẹ. Và rồi sau này lớn lên chỉ biết học theo bố mẹ trồng thuốc phiện, phá rừng làm nương.

Các bản vùng cao nơi đây còn bị các hủ tục lạc hậu trong sinh hoạt hàng ngày làm khổ. Bởi số trẻ em được ăn học tại trung tâm xã đếm không hết hai bàn tay, nhất là số trẻ em nữ được đi học chữ cực kỳ hiếm, chưa đến tuổi lấy chồng đã bị bắt về làm vợ.

Nhân dân bản Suối Dinh, xã Suối Tọ, huyện Phù Yên, nhận hỗ trợ giống cây ăn quả.
Ảnh: PV

Trở lại Háng Đồng dịp này, con đường gian nan năm xưa giờ đã được trải nhựa đến tận trung tâm xã. Thậm chí đường từ trung tâm xã đến các bản của xã đã được bê tông hóa, ô tô vào tận nơi. Hai bên đường, những hàng cột điện nối đuôi nhau đưa lưới điện quốc gia vào tận các bản của xã. Cùng với đó là hình ảnh những em học sinh dân tộc Mông tíu tít từ các bản xuống núi học chữ.

Các đồng chí lãnh đạo huyện Bắc Yên đã thông tin: Các bản của Háng Đồng giờ đây đã không còn tình trạng tái trồng cây thuốc phiện, một số bản đã trồng lúa nước và nuôi bò, nuôi gà... Cho dù cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn, nhưng quan trọng là đồng bào đã biết được tác hại của việc trồng thuốc phiện, sự ảnh hưởng của những hủ tục lạc hậu… Họ muốn thay đổi cuộc sống của mình cũng như cuộc đời con cái họ bằng việc cho chúng đi học. Hành trình học chữ của con em họ cũng là bước đột phá như việc quyết tâm dứt bỏ cây anh túc mà bao thế hệ đồng bào vùng cao trước đó chưa làm được.

Háng Đồng hôm nay, trẻ em đều được bố mẹ cho xuống núi đến học tại trung tâm xã. Nhiều bản từng có tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi không đi học cao thì mấy năm gần đây luôn duy trì sỹ số 100%, trong đó cả trẻ em nữ cũng được đi học. Đồng chí Đinh Ngọc Sơn, Bí thư Đảng ủy xã Háng Đồng, cho biết: 10 năm trở lại đây, xã đã huy động 100% số trẻ trong độ tuổi đến trường. Kết quả đó chính là nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, cùng những chủ trương, chính sách hợp lòng dân của tỉnh, huyện trong việc giúp đồng bào vùng cao chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư kết cấu hạ tầng tại các bản vùng cao, khó khăn dành cho đồng bào dân tộc.

Hôm chia tay đồng bào Mông các bản vùng cao của xã Háng Đồng, Suối Tọ trong cái lạnh đặc trưng, khi những làn sương trắng bạc vẫn giăng đầy khắp các bản, chúng tôi tiếp tục bắt gặp những hình ảnh từng nhóm học sinh tỏa ra từ các bản trên con đường nhựa dẫn tới trường học.

Nhiều trường học thuộc bậc tiểu học, THCS và mầm non đã được đầu tư xây dựng tại các xã vùng cao trong tỉnh.
Quốc Tuấn (CTV)
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.
  • 'Liên hoan các đội tuyên truyền măng non và diễn đàn tiếng nói nguyện vọng trẻ em năm 2024

    Liên hoan các đội tuyên truyền măng non và diễn đàn tiếng nói nguyện vọng trẻ em năm 2024

    Xã hội -
    Chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) và 83 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2024), tối 19/5, Tỉnh đoàn Sơn La tổ chức Liên hoan các đội tuyên truyền măng non và diễn đàn tiếng nói nguyện vọng trẻ em năm 2024.
  • 'Bản tin Podcast ngày 19/5/2024

    Bản tin Podcast ngày 19/5/2024

    Audio -
    Kính chào quý vị và các bạn. Mời quý vị và các bạn cập nhật tin tức mới nhất ngày 19/5/2024 qua bản tin thời sự Podcast của Báo Sơn La Online. Bản tin hôm nay có những tin đáng chú ý sau: • Mận hậu Sơn La vào hệ thống phân phối của Saigon Co.op • Sơn La tham gia Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024 • Giải đua xe đạp địa hình VTV Cup 2024 tại huyện Vân Hồ thành công tốt đẹp • Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 • Thủ tướng kêu gọi mọi người dân Việt Nam đăng ký hiến tạng - gieo mầm sự sống
  • 'Không gian văn hóa các dân tộc tại Ngày hội hái quả mận hậu Mộc Châu

    Không gian văn hóa các dân tộc tại Ngày hội hái quả mận hậu Mộc Châu

    Ảnh -
    Ngày hội hái quả mận hậu Mộc Châu 2024 được tổ chức tại thung lũng mận Nà Ka, tiểu khu Pa Khen 1, thị trấn Nông trường Mộc Châu với nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn. Trong đó, điểm ấn tượng là 8 gian trại được trang trí theo chủ đề văn hóa đặc trưng của các dân tộc: Thái, Mông, Kinh, La Ha… của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mộc Châu.