Thuận Châu phát triển cây ăn quả

Thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển cây ăn quả trên đất dốc, huyện Thuận Châu đã tuyên truyền, vận động nhân dân đưa cây ăn quả vào trồng ở những diện tích cây nông nghiệp kém hiệu quả. Nhiều mô hình trồng cây ăn quả đã cho thu hoạch đạt hiệu quả cao và đang được nhân rộng, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

Giọng nữ

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra, đến năm 2025 huyện có 4.600 ha cây ăn quả. Trong đó, 500 ha cây ăn quả được áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, VietGAP và các tiêu chuẩn tương đương được cấp có thẩm quyền công nhận.

Ông Hà Trung Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện, cho hay: Huyện tăng cường tư vấn, hướng dẫn thành lập các HTX hoạt động lĩnh vực trồng cây ăn quả; tổ chức tập huấn, hướng dẫn trồng và chăm sóc cây ăn quả. Lồng ghép các nguồn vốn để hỗ trợ cải tạo vườn tạp, định hướng cây trồng, dự báo thị trường để chủ động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, tránh tình trạng “được mùa, mất giá” hoặc “được giá, mất mùa”. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn lựa chọn, khảo nghiệm và đưa vào trồng một số giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Đẩy mạnh hướng dẫn người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào cải tạo các loại cây trồng.

Mô hình trồng cây ăn quả bản Đông Quan, xã Phổng Lái.

Đến nay, huyện có 4.289 ha cây ăn quả các loại, chủ yếu là xoài, thanh long, dứa…; sản lượng năm 2023 đạt trên 22.500 tấn quả. Trong đó, hơn 1.095 ha cây ăn quả sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc tương đương; 72 ha sử dụng công nghệ tưới tiết kiệm, tưới ẩm; 26 cơ sở trồng trọt được cấp giấy chứng nhận sản xuất VietGAP; 10 mã số vùng trồng, trong đó, 2 mã vùng xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, EU, Úc, Đu Bai, Nhật Bản; 8 mã vùng trồng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với tổng diện tích 182 ha. Có 11 chuỗi liên kết sản xuất đã xây dựng; có 8 sản phẩm OCOP.

Nông dân xã Chiềng Pha chăm sóc diện tích cây ăn quả.

Thực hiện chủ trương phát triển cây ăn quả, xã Chiềng Pha đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện, các đơn vị cung cấp cây giống, tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân. Chỉ đạo cán bộ khuyến nông về các bản hướng dẫn các hộ dân phương pháp trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Đồng thời, tạo điều kiện cho các hộ dân đi tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình trồng cây ăn quả của các địa phương khác trong và ngoài huyện. Đến nay, nhiều mô hình đã mang lại hiệu quả và được nhân rộng.

Năm 2017, gia đình chị Hoàng Thị Thu, bản Hưng, xã Chiềng Pha, đầu tư gần 800 triệu đồng để cải tạo hơn 8.000 m² đất vườn và mua cây giống bưởi da xanh về trồng. Đến nay, gia đình chị có 1,4 ha cây ăn quả các loại, như: Bưởi, cam, na. Năm vừa qua, doanh thu từ bán bưởi được trên 400 triệu đồng. Chị Thu chia sẻ: Ngoài được cán bộ khuyến nông giúp đỡ, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng bệnh cho cây bưởi, tôi thường xuyên tìm hiểu trên sách, báo, internet, học hỏi một số mô hình trồng bưởi để áp dụng vào sản xuất. Gia đình tôi còn đầu tư hơn 30 triệu đồng xây dựng hệ thống tưới ẩm tiết kiệm nước và hạn chế dùng phân vô cơ, chủ yếu ủ phân vi sinh từ bèo tây, vỏ cà phê, phân ủ cá, đậu tương để bón cho cây... Nhờ có hệ thống tưới nước nhỏ giọt mà đợt nắng hạn này, cây trồng không bị ảnh hưởng, sinh trưởng và phát triển tốt.

Cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện hướng dẫn nông dân xã Chiềng Pha chăm sóc cây thanh long.

Nhiều nông dân ở xã Bon Phặng đã thay thế cây sắn trên triền đồi bằng cây ăn quả, như: Na, cam, thanh long, nhãn... áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, tưới phun sương; nhiều diện tích được bón phân hữu cơ, chế phẩm sinh học. Điển hình như mô hình trồng cây ăn quả của gia đình bà Nguyễn Thị Tú, bản Nam Tiến. Năm 2017, gia đình bà đã chuyển từ trồng ngô, sắn năng suất thấp sang trồng cây vú sữa Hoàng Kim, mít, nhãn chín sớm, thanh long ruột đỏ, na Hoàng hậu… theo quy trình VietGAP và hữu cơ. Bà Tú cho biết: Tất cả diện tích cây trồng của gia đình đều sử dụng công nghệ tưới phun mưa, nhỏ giọt và sử dụng phân bón hữu cơ. Nhờ đó, sản phẩm được nhiều thương lái trong và ngoài tỉnh đến thu mua. Sản lượng đạt hơn 60 tấn quả các loại/năm, trừ chi phí lãi trên 700 triệu đồng.

Theo ông Lò Văn Thỏa, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, thời gian qua, thời tiết nắng nóng kéo dài, một số diện tích cây trồng bị hạn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây. Hạn chế thấp nhất thiệt hại do nắng nóng gây ra, Phòng phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn biện pháp chăm sóc và phòng chống hạn cho một số loại cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày, như: Cung cấp nước tưới cho cây vào giai đoạn chuẩn bị phân nhánh mầm hoa, quả non đối với các khu vực có nguồn và hệ thống tưới. Tùy theo loại cây, độ tuổi, hiện trạng sinh trưởng của cây, sản lượng cho thu hoạch năm trước để xác định loại phân, liều lượng phân bón cho cân đối, phù hợp.

Nông dân xã Phổng Lái chăm sóc diện tích cây ăn quả.

Theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, với tình trạng nắng nóng, hạn hán như hiện nay, nông dân cần chủ động tích nước và tận dụng các nguồn nước tự nhiên để bơm, tưới cho cây trồng. Sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước tránh việc thất thoát nước. Tạo bóng mát cho vườn ươm giống bằng tấm lưới che có màu tối hạn chế lượng ánh sáng mặt trời chiếu vào cây, tưới nước vào chiều mát hoặc sáng sớm. Tạm dừng trồng mới cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày trong những ngày nắng nóng, hạn hán kéo dài. Tăng cường theo dõi diễn biến thời tiết, tình hình sinh trưởng của cây và sử dụng đúng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo từng loại bệnh và nằm trong danh mục cho phép. 

Bài, ảnh: Trần Hiền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • '“Tượng đài mừng công” – khẳng định chiến thắng của quân và dân ta

    “Tượng đài mừng công” – khẳng định chiến thắng của quân và dân ta

    Cùng với di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, cụm Tượng đài tại di tích Bãi họp các quân binh chủng tuyên bố chiến thắng, mô tả Ðại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp với bộ đội các binh chủng, dân công hỏa tuyến và đồng bào các dân tộc trong buổi lễ mừng công Chiến dịch Ðiện Biên Phủ toàn thắng, cũng là một điểm dừng chân không thể bỏ qua khi đến với xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ.
  • 'Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Quốc phòng -
    Những năm qua, tuổi trẻ lực lượng Bộ đội Biên phòng Sơn La đã phát huy vai trò xung kích trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới; tham gia xây dựng “Thế trận biên phòng toàn dân” vững chắc, góp phần phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới của tỉnh, xây dựng được hình ảnh đẹp người lính quân hàm xanh.
  • 'Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Xã hội -
    Những năm qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã phối hợp với các đơn vị triển khai chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ bị khuyết tật khe hở môi, khe hở vòm miệng trên địa bàn tỉnh, mang lại nụ cười và cho các em một tương lai tốt đẹp hơn.
  • 'Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Gương sáng bản làng -
    Là thế hệ thứ 3 trong gia đình có nghề rèn truyền thống, lò rèn của gia đình ông Vì Văn Xiên, bản Pặt Pháy, xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp, vẫn sớm tối “đỏ lửa” trong gần 40 năm qua. Với những bí quyết gia truyền, sản phẩm rèn có độ tinh xảo, sắc và bền, được nhiều khách hàng ưa chuộng.
  • 'Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải cách hành chính -
    PAPI là Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam nhằm đo lường và so sánh trải nghiệm, cảm nhận của người dân về hiệu quả, chất lượng thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công của chính quyền địa phương. Thời gian qua, chính quyền các cấp trong tỉnh đã đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, góp phần nâng chỉ số PAPI tỉnh Sơn La năm 2023 vươn lên đứng thứ 30/63 tỉnh, thành phố, tăng 17 bậc so với năm 2022.
  • 'Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Kinh tế -
    Quỳnh Nhai hiện có hơn 10.000 ha mặt nước lòng hồ, đây là lợi thế để huyện phát triển nuôi cá lồng và đánh bắt thủy sản. Với sản lượng thủy sản nuôi và đánh bắt lớn, các HTX, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện đã từng bước phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương, xây dựng thương hiệu cá sông Đà của Quỳnh Nhai.
  • 'Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Mai Sơn đã huy động hiệu quả các nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, giúp hộ nghèo từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
  • 'Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp đang được nông dân trong tỉnh tích cực triển khai, áp dụng từ quy trình sản xuất đến quảng bá, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới hình thành nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.
  • 'HTX tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp

    HTX tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ nhau tiêu thụ sản phẩm, liên kết phát triển bền vững, HTX nông nghiệp An Phú, tổ 2, phường Chiềng An, Thành phố, là HTX tiêu biểu của tỉnh, đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho các thành viên và nhiều lao động.
  • 'Ổn định sản xuất, chăm lo đời sống người lao động

    Ổn định sản xuất, chăm lo đời sống người lao động

    Xã hội -
    Những ngày tháng 5 lịch sử, cán bộ, công nhân, người lao động tại các nhà máy trên địa bàn huyện Mai Sơn đang nỗ lực thi đua, sản xuất, phấn đấu lập nhiều thành tích chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và kỷ niệm 134 năm Ngày Quốc tế lao động 1/5.