Thuận Châu nâng cao giá trị sản phẩm nông sản địa phương

Những năm qua, huyện Thuận Châu đã quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản; đẩy mạnh công tác quy hoạch vùng sản xuất, phát triển các chuỗi liên kết, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản cho nhân dân.

Là địa phương có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, với các sản phẩm, như: Thanh long, chè, cà phê, khoai sọ, sơn tra, chanh leo, xoài... Đây là những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện có lợi thế về phát triển và hướng đến xuất khẩu. Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu, cho biết: Huyện đã thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản. Hỗ trợ xây dựng và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp; khai thác lợi thế của từng vùng, địa phương để thực hiện tốt chương trình OCOP. Tăng cường liên kết, xúc tiến, giới thiệu, quảng bá nông sản của huyện, nhất là các nông sản chủ lực, có giá trị cao.

Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, lãnh đạo huyện Thuận Châu kiểm tra, mô hình trồng khoai sọ tại xã Chiềng Pha

Hằng năm, huyện đã chủ động phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng các thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực, tăng tính cạnh tranh và hướng đến xuất khẩu. Đến nay, huyện đã triển khai chuẩn hóa sản phẩm OCOP đối với sản phẩm Coffee Arabica Minh Trí; thịt hun khói Tông Cọ; mật ong Phổng Lái; 5 sản phẩm nông nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ, đó là cà phê Sơn La, chè Phổng Lái, khoai sọ Thuận Châu, sơn tra Sơn La, cá sông Đà. Có 5 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, gồm sản phẩm du lịch điểm du lịch Pha Đin Top; trà Olong Thu Đan; cá rô phi lê sông Đà; cá trắm hun khói Chiềng La; chè Trọng Nguyên.

Công nhân Công ty TNHH Trà Thu Đan vận hành dây truyền chế biến chè 

Trên cơ sở các tiềm năng, lợi thế của từng vùng, huyện đã quy hoạch 3 vùng kinh tế, gồm: Vùng kinh tế dọc quốc lộ 6, chủ yếu tập trung chuyên canh cây chè, cà phê, khoai sọ và các loại cây ăn quả; các xã vùng cao, vùng sâu phát triển nông, lâm nghiệp - dịch vụ; vùng dọc sông Đà phát triển các cây công nghiệp như cà phê, cao su, trồng rừng, khai thác tốt mặt nước hồ sông Đà nuôi trồng thủy sản. Quan tâm xúc tiến thương mại, tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm nông sản địa phương, như: Tổ chức các chuỗi xúc tiến thương mại tại các tuần hàng, hội nghị xúc tiến thương mại; truyền thông, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đưa hàng hóa nông sản của huyện đến với thị trường trong và ngoài nước; phối hợp với các doanh nghiệp, HTX trong và ngoài tỉnh xuất khẩu chè, cà phê nhân, xoài, thanh long sang thị trường Đài Loan, Trung Quốc, Tây Âu, Trung Âu. Hiện nay, huyện đã hình thành 11 chuỗi sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, gồm xoài, cam, bơ, thanh long ruột đỏ, chanh leo, nhãn, khoai sọ, nhãn hữu cơ, cà phê, rau quả trái vụ. 25 cơ sở trồng trọt được cấp giấy chứng nhận VietGAP, với trên 400 ha; 10 mã số vùng trồng các loại cây ăn quả, trong đó 2 mã vùng trồng cây xoài, với 17 ha đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, EU, Úc, DuBai, Nhật Bản...

Nhân dân xã Co Mạ, huyện Thuận Châu trồng cây sa nhân

Sản phẩm nông sản mang thương hiệu của huyện được thị trường đón nhận là khoai sọ Thuận Châu. Theo thống kê, toàn huyện hiện có trên 150 ha khoai sọ, sản lượng 1.500 tấn/năm, trồng tập trung ở các xã: Chiềng Ly, Chiềng Bôm, Nậm Lầu. Khoai sọ Thuận Châu được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể; Bộ NN&PTNT đưa vào danh sách các loại nguồn gen quý của Việt Nam cần được giữ gìn và phát triển. Xây dựng nâng tầm thương hiệu khoai sọ, huyện hướng dẫn các HTX, tổ hợp tác, nhân dân sản xuất khoai sọ theo chuỗi để nâng cao chất lượng, sản lượng; phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức tập huấn, hướng dẫn bà con cách trồng, thu hoạch và bảo quản khoai, bảo đảm sạch và an toàn. Quy hoạch vùng sản xuất, nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất khoai sọ. Trong tổng số 150 ha khoai sọ trên địa bàn huyện, có 82 ha giống khoai sọ bản địa, được phục tráng bằng công nghệ nuôi cấy mô, lọc ra gen tốt nhất, được liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm và đã được xuất bán tại các siêu thị lớn trong cả nước.

Ông Lương Quốc Huy, Giám đốc HTX Hưng Thịnh, xã Muổi Nọi, thông tin: Là đơn vị duy nhất được huyện cấp quyền sử dụng nhãn hiệu Khoai sọ Thuận Châu, HTX đã liên kết với hơn 500 hộ dân tại các xã Nậm Lầu, Chiềng Bôm, Chiềng Ly, trồng khoai theo tiêu chuẩn VietGAP. Hằng năm, HTX liên kết thu mua gần 1.000 tấn khoai, với giá 25 nghìn đồng/kg. Đồng thời, tiến hành chế biến khoai sọ, với các sản phẩm khoai sọ hút chân không cấp đông, khoai sấy tẩm mật ong và nấu rượu khoai.

Sản phẩm Mật ong Phổng Lái Thuận Châu được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Khai thác lợi thế của địa phương có nhiều nguồn hoa, nhất là hoa sa nhân, nhãn, các hộ dân xã Phổng Lái đã phát triển mô hình nuôi ong lấy mật và liên kết thành lập HTX ong Phổng Lái. Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc HTX ong Phổng Lái, chia sẻ: Sau hơn 5 năm hoạt động, đến nay, HTX có 13 thành viên, nuôi trên 1.000 đàn ong. Với sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn, HTX đã áp dụng thành công quy trình và ứng dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trong chăm sóc, nuôi ong và khai thác mật. Năm 2022, sản phẩm mật ong Phổng Lái của HTX được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao. Mỗi năm HTX thu hoạch 30 tấn mật với giá giao động từ 130.000-170.000 đồng/lít, trừ chi phí thu gần 3 tỷ đồng.

Với việc triển khai nhiều giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, huyện Thuận Châu đã tăng sức cạnh tranh cho các mặt hàng nông sản trên thị trường, tạo đà cho sản xuất nông nghiệp phát triển, góp phần cải thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập cho nhân dân.

Nguyễn Thư
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dâng hương, dâng hoa Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc và Đền thờ Bác Hồ

    Dâng hương, dâng hoa Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc và Đền thờ Bác Hồ

    Thời sự - Chính trị -
    Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), ngày 17/5, đồng chí Hà Trung Chiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố, lãnh đạo phường Tô Hiệu và phường Chiềng Cơi đã dâng hương, dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc, Đền thờ Bác Hồ tại Quảng trường Tây Bắc.
  • 'Tăng cường bảo đảm an toàn cháy, nổ và cứu nạn, cứu hộ

    Tăng cường bảo đảm an toàn cháy, nổ và cứu nạn, cứu hộ

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Những năm gần đây, công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã được các cơ quan chức năng của tỉnh, cấp ủy, chính quyền các huyện, thành phố quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện, từng bước nâng cao ý thức của nhân dân và hiệu quả phong trào “Toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy”, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy, nổ gây ra.
  • 'Lực lượng trinh sát Biên phòng học và làm theo Bác

    Lực lượng trinh sát Biên phòng học và làm theo Bác

    Với nhiệm vụ nắm chắc tình hình địa bàn nội, ngoại biên từ sớm, từ xa, xử trí kịp thời, hiệu quả các tình huống, điểm nóng về ANTT, không để bị động, bất ngờ trên tuyến biên giới, những năm qua, cán bộ, nhân viên Phòng Trinh sát, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Sơn La luôn gắn nhiệm vụ chuyên môn được giao với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới của tỉnh.
  • 'Đẩy mạnh thi đua, lập công dâng Bác

    Đẩy mạnh thi đua, lập công dâng Bác

    Chào mừng 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), những ngày này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Sông Mã đang đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước. Khí thế thi đua lan tỏa sâu rộng tại các cơ quan, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang, các xã, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Công an Sơn La khắc ghi lời Bác

    Công an Sơn La khắc ghi lời Bác

    QP - AN - ĐN -
    Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân luôn là chuẩn mực về nhân cách, đạo đức của người chiến sĩ cách mạng, là phương châm và thái độ đối nhân xử thế mà mỗi cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân phải rèn luyện, phấn đấu suốt đời.
  • 'Hành trình trở thành Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

    Hành trình trở thành Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

    Xã hội -
    Có nguồn di sản văn hóa và tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc, Khu du lịch Mộc Châu được công nhận Khu du lịch quốc gia. Kết quả này là hành trình hơn 10 năm nỗ lực của tỉnh, các ngành chức năng và hai huyện Mộc Châu, Vân Hồ đã biến mục tiêu, khát vọng thành hiện thực.
  • 'Phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

    Phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

    Du lịch -
    Khu du lịch quốc gia Mộc Châu không chỉ hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn thu hút bởi những nét đặc sắc của văn hóa truyền thống các dân tộc, đã và đang được những người làm du lịch tại đây khai thác, phát triển thành sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt.
  • 'Những điểm đến hấp dẫn trên cao nguyên

    Những điểm đến hấp dẫn trên cao nguyên

    Du lịch -
    Với cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, khí hậu trong lành, sở hữu nhiều danh lam, thắng cảnh, Khu du lịch quốc gia Mộc Châu đang thu hút đông du khách trong và ngoài nước trên hành trình du lịch qua miền Tây Bắc.
  • 'Bệnh giáo điều mới trong một bộ phận cán bộ, đảng viên

    Bệnh giáo điều mới trong một bộ phận cán bộ, đảng viên

    Trước thời kỳ đổi mới, đất nước ta lâm vào khủng hoảng kinh tế-xã hội. Nguyên nhân căn bản được Đại hội VI đánh giá là do chúng ta rơi vào tình trạng máy móc, giáo điều. Đại hội VI đã mở ra thời kỳ mới, trên cơ sở trung thành với Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng đã vận dụng linh hoạt để tiến hành công cuộc đổi mới.
  • 'Khoa học và công nghệ đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh

    Khoa học và công nghệ đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh

    Xã hội -
    Cách đây 61 năm, ngày 18/5/1963, tại Đại hội đại biểu Hội phổ biến khoa học và kỹ thuật Việt Nam toàn quốc lần thứ nhất (tiền thân của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ đến dự và chúc mừng. Tại sự kiện, Bác đã giao nhiệm vụ cho giới trí thức khoa học và công nghệ. Lĩnh hội tư tưởng chỉ đạo của Người, nêu cao tinh thần, trách nhiệm của cộng đồng xã hội đối với sự nghiệp khoa học công nghệ, tôn vinh quá trình lao động, sáng tạo, cống hiến của đội ngũ trí thức Việt Nam, ngày 18/6/2013, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, Luật Khoa học và Công nghệ được thông qua, thống nhất chọn ngày 18/5 hằng năm là Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam.